“Bom” cỗ cưới và câu chuyện về sự vô cảm của cô dâu
Anh Vũ Thế Long, SN 1988, chủ nhà hàng Tâm Phúc bị “bỏ bom” 150 mâm cỗ cưới hôm 1-10, ở tổ 9, phường Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, ngậm ngùi cho biết, đã nửa tháng trôi qua, gia đình anh vẫn chưa nhận được thông tin xử lý vụ việc từ cơ quan chức năng.
Cũng theo ông chủ này, kể từ ngày xảy ra sự việc chị Cà Thị U cũng không gặp gỡ, trao đổi gì với gia đình. “Nếu như gia đình “ cô dâu” đền bù cho gia đình thì tốt, còn không thì cần phải xử lý theo quy định của pháp luật”- anh Long bày tỏ.
Tháng 9-2020, nhà hàng có giao kết hợp đồng bằng miệng với cô dâu Cà Thị U, SN 1996, trú tại bản Co Hói, xã Pá Khoang, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, đặt 150 mâm cỗ cưới; 1 triệu 350 nghìn đồng/mâm và cho biết, đám cưới sẽ tổ chức vào trưa 30-9. Tuy nhiên khi đến ngày, giờ, cỗ cưới được nhà hàng chuẩn bị xong thì không thấy cô dâu, chú rể cũng như khách mời đến dự. Đáng nói, như lời chủ quán, chị này từng chiếm đoạt của chủ nhà hàng 7 mâm cơm (trị giá 7 triệu đồng) và 156kg gà, 40kg giò, 180 hộp mía.
Ảnh tư liệu
Luận ra, đây là vụ việc hy hữu xảy ra trong giao dịch dân sự. Đặt hàng nhưng không lấy hàng xảy ra nhiều nhưng việc “bom” cỗ cưới thì có lẽ đây là câu chuyện lần đầu nghe. Theo Điều 119, Bộ luật Dân sự 2015, hình thức của giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Do vậy, hợp đồng đặt cỗ cưới vẫn có giá trị pháp lý, hai bên phải thực hiện đúng các nghĩa vụ theo nội dung hợp đồng.
Nếu chủ nhà hàng và khách không thỏa thuận được về việc thanh toán tiền theo hợp đồng thì có quyền khởi kiện ra tòa để giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự và buộc bên vi phạm phải có trách nhiệm. Với việc mua hàng (7 mâm cơm – trị giá 7 triệu đồng và 156kg gà, 40kg giò, 180 hộp mía) không trả tiền mà chiếm đoạt là dấu hiệu của hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản, tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Đồng cảm với ông chủ nhà hàng, nhiều ý kiến lên án hành vi “bom” cỗ của chị U. Việc chị này có sai không và sai đến đâu, cơ quan chức năng sẽ làm rõ. Nhưng rõ ràng, việc “ăn quỵt” là không thể chấp nhận được, nhất là khi lại lấy đám cưới của mình ra để lừa gạt, lợi dụng lòng tin của chủ nhà hàng. “Vì tin tưởng và quen biết nên chủ nhà hàng đã thỏa thuận miệng, không lập hợp đồng và đặt cọc tiền làm cỗ cưới. Đây cũng là bài học cảnh báo trong việc giao kết hợp đồng dân sự phải tìm hiểu kỹ đối tác, lập văn bản và phải có biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng (đặt cọc) đối với giao dịch có giá trị lớn…”- một luật sư nêu.
Vụ 'bom' 150 mâm cỗ cưới: Cô gái đứng ra đặt cỗ là người như thế nào?
Cơ quan công an đã xác định được cô gái tên U. là người liên quan đến việc đặt hàng 150 mâm cỗ cưới của nhà hàng xảy ra trên địa bàn.
Ngày 2/10, một lãnh đạo Công an TP Điện Biên Phủ cho biết, hiện đơn vị đang tiếp tục xác minh vụ việc một nhà hàng trên địa bàn trình báo bị 'bỏ bom' 150 mâm cỗ cưới.
Bước đầu xác định cô gái tên C.T.U (SN 1996, trú tại xã Pá Khoang, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) có liên quan đến việc đặt số cỗ trên. Hiện lời khai của U. còn nhiều mâu thuẫn nên cơ quan điều tra đang tiếp tục đấu tranh làm rõ.
Được biết, sau khi xảy ra vụ việc, U. tắt điện thoại không liên lạc được, bỏ đi khỏi địa phương. Đến khoảng18h ngày 1/10, công an phát hiện U. ở xã Thanh Luông (huyện Điện Biên) gần khu vực biên giới.
Cô gái được lực lượng Công an TP Điện Biên Phủ đưa về trụ sở để xác minh làm rõ. Thời điểm phát hiện, U. không có biểu hiện bất thường như lo lắng, sợ hãi.
Cô gái tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm tại một trường đại học ở Hà Nội vào năm 2018, đến nay vẫn chưa có việc làm.
Ở địa phương, cô gái chưa có tiền án, tiền sự. Gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Khi làm việc với cơ quan công an, bố mẹ cô gái đã khóc và nói rằng không có tiền để trả số nợ của con gái.
Trước đó, ngày 30/9, trên mạng xã hội xôn xao về việc nhà hàng ở Điện Biên bị 'bom' 150 mâm cỗ cưới. Theo ông Vũ Thế Long (34 tuổi, trú tại phường Mường Thanh) - chủ nhà hàng Tâm Phúc nhận đặt số cỗ trên cho biết, trong 17 năm làm nghề thì đây là lần đầu tiên bị khách 'bom' 150 mâm cỗ cùng nhân công dựng phông bạt tổ chức với tổng số tiền lên tới hơn 100 triệu đồng.
Ông Long cho biết, ngày 24/9 một người khách ở xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên (từng nhiều lần đến nhà hàng ăn uống) đã gọi điện đặt 150 mâm cỗ cưới với giá khoảng 1,3 triệu đồng/ mâm và chuẩn bị toàn bộ phông rạp, loa đài... Buổi tiệc dự kiến sẽ diễn ra vào lúc 11h ngày 30/9.
"Ban đầu gia đình nhà trai bảo sẽ đặt cọc trước cho nhà hàng 30 triệu đồng. Tuy nhiên, bố chú rể khất lần đồng thời nói rằng con dâu (chị U. - PV) đến làm việc trực tiếp. Do người đặt cỗ là khách quen nên nhà hàng vẫn tổ chức", ông Long cho hay.
Tuy nhiên, qua giờ tiệc mà không có một khách tới. Khi nhà hàng gọi điện thì nhà trai bảo lùi lịch ăn cỗ sang chiều nhưng vẫn không có ai đến.
Khi biết mình bị khách "bom" số cỗ, ông Long đã trình báo UBND phường, Công an phường Mường Thanh. Đồng thời, nhiều người cũng đã kêu gọi "giải cứu" số cỗ trên giúp nhà hàng với giá 500.000 đồng/mâm.
Theo ông Long, do những người tới mua hỗ trợ toàn hàng xóm nên ông bán lại cỗ với giá "tùy tâm" chứ không cố định 500.000 đồng/mâm. Đến cuối giờ chiều 30/9, toàn bộ số cỗ đã được bán hết và số tiền nhà hàng thu lại được là khoảng 30 triệu đồng.
Sau khi nhận được trình báo từ phía nhà hàng vào chiều 30/9, Công an phường Mường Thanh đang phối hợp với Công an TP Điện Biên xác minh làm rõ vụ việc.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được xử lý theo quy định.
Vụ 'bom' 150 mâm cỗ cưới ở Điện Biên: 'Sáng cô dâu còn đi thử váy cưới' Theo vợ của chủ nhà hàng bị "bom" 150 mâm cỗ, buổi sáng cô dâu vẫn đi thử váy cưới và không có chuyện khác thường gì xảy ra. Lien quan đen su viec một gia đình "bom" 150 mam co cuoi tại Điện Biên, chieu 30/9, bà Tuyet (vo ông Vũ Thế Long - chu nha hang Phuc Tam, tại phường Mường...