“Bơm” 17.500 tỷ đồng phát triển nông nghiệp ĐBSCL bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới
Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) thực hiện thời gian qua đã làm thay đổi diện mạo nông thôn của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều hoạt động sản xuất, văn hóa, du lịch cộng đồng, bảo vệ môi trường được tổ chức hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, phức tạp, vùng ĐBSCL đang gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn. Trước đòi hỏi có một giải pháp lâu dài cho vùng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã xây dựng Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với xây dựng NTM vùng ĐBSCL.
666 xã được công nhận đạt chuẩn NTM
ĐBSCL có 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có tổng diện tích 3,94 triệu ha, chiếm 12% diện tích cả nước, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 27,4% và dân số 18 triệu người, chiếm 20% dân số cả nước.
Giai đoạn 2016-2019, nông nghiệp của vùng đạt tốc độ tăng trưởng GDP trung bình khoảng 3%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành (2,7%/năm). Nông nghiệp ĐBSCL đóng góp khoảng 34,6% GDP toàn ngành nông nghiệp cả nước và 33,5% GDP chung của vùng ĐBSCL.
Nông dân Võ Văn Trưng ở ấp Tân Long B, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cho biết, mặc dù có thời điểm hạn mặn gay gắt, nhưng anh đã dự trữ sẵn nước ngọt trong ruộng và sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt trong nhà lưới theo công nghệ của Israel nên cây trồng không bị ảnh hưởng. Ảnh: Xây Ly
Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản ĐBSCL đạt trên 8,5 tỷ USD chiếm 56,7% kim ngạch xuất khẩu chung của vùng và chiếm khoảng 20,1% kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước, trong đó gạo chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước; cá tra chiếm 95%; tôm chiếm 60% và trái cây chiếm 65%.
Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, chương trình xây dựng NTM đã làm thay đổi diện mạo nông thôn của vùng, nhiều hoạt động sản xuất, văn hóa, du lịch cộng đồng, bảo vệ môi trường được tổ chức sôi nổi, rộng khắp, hiệu quả và thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.
Đến nay, vùng ĐBSCL đã có 18 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM và 666 xã được công nhận đạt chuẩn NTM (chiếm 51,83% tổng số xã trong khu vực), bình quân 16,65 tiêu chí/xã.
Các tiêu chí đạt chuẩn chiếm tỷ lệ cao gồm: Quy hoạch, lao động, quốc phòng và an ninh, thông tin và truyền thông… Các tiêu chí đạt chuẩn chiếm tỷ lệ thấp gồm: môi trường, giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, trường học, hộ nghèo…
Mặc dù vậy, phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức lớn, khi là một trong những đồng bằng chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Các hoạt động phát triển thượng nguồn sông Mekong, đặc biệt là thủy điện, chuyển nước khỏi lưu vực hệ thống đã làm suy giảm nhanh diện tích rừng, thảm thực bì, thay đổi quy luật dòng chảy và lượng phù sa khi vào đến địa phận vùng châu thổ của Việt Nam.
Video đang HOT
Những điểm bất hợp lý trong quá trình phát triển kinh tế nội tại của vùng bắt đầu bộc lộ như: canh tác nông nghiệp thâm canh chạy theo năng suất và số lượng, sử dụng nhiều phân bón vô cơ và hóa chất nông nghiệp dẫn đến ô nhiễm nguồn nước sông ngòi, khai thác sử dụng nước ngầm làm sụt lún đất, việc khai thác cát quá mức dẫn đến sạt lở bờ sông, bờ biển.
Hệ thống canh tác nông nghiệp cả trồng trọt và thủy sản đều chưa thích ứng tốt với các biến đổi của lũ và hạn mặn nên đã chịu nhiều thiệt hại.
Ông Mai Lam Phương ở thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau) đã trồng được thanh long trong nước mặn dưới tán rừng nuôi tôm theo hình thức quảng canh. Ảnh: Xây Ly
Phát triển bền vững, tôn trọng quy luật tự nhiên
Bộ NNPTNT cho biết, chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 324/QĐ-TTg ngày 02/03/2020, trong đó nhấn mạnh một số quan điểm chính như: Tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh can thiệp quá mức vào tự nhiên.
Chủ động, tích cực thích ứng và tận dụng cơ hội từ BĐKH, coi nước mặn và nước lợ là nguồn tài nguyên cho phát triển. Xem xét các kịch bản cực đoan để chuẩn bị các giải pháp giải quyết tình huống khẩn cấp, đặc biệt là các kịch bản thiên tai có ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Chương trình đưa ra 9 nhóm giải pháp thực hiện: Rà soát và điều chỉnh các quy hoạch vùng và tỉnh ĐBSCL theo hướng bền vững và thích ứng với BĐKH; Huy động đa dạng nguồn lực, thu hút đầu tư tư nhân theo cơ chế PPP. Đổi mới tổ chức sản xuất và phát triển chuỗi giá trị; Phát triển khoa học công nghệ; Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên và môi trường; Phát triển nguồn nhân lực; Rà soát và xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù; Tăng cường liên kết vùng và tiểu vùng; Tăng cường hợp tác quốc tế…
Thay đổi tư duy an ninh lương thực dựa vào cây lúa, xoay trục chiến lược sang thủy sản-trái cây-lúa gạo phù hợp với thị trường, tuy nhiên phải dựa trên hệ thống canh tác đã hình thành và điều chỉnh dần trong tương lai…
Mục tiêu của chương trình nhằm tăng GDP nông nghiệp đạt trên 3%/năm đến năm 2030 và tiếp tục duy trì ở mức trên 3% đến 2045. Chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn đến 2030 tăng ít nhất 2 lần so với năm 2018 và đến 2045 tăng ít nhất 2,5 lần so với 2030. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 30% tổng số lao động đến 2030 và xuống dưới 20% đến 2045. Tỷ lệ nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp đạt trên 30% đến 2030 và trên 50% đến 2045.
Về mục tiêu môi trường, phấn đấu tỷ lệ sản lượng sản phẩm trồng trọt, thủy sản nuôi trồng được cấp chứng nhận sản xuất bền vững trên 20% đến 2030 và 50% đến 2045. Tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch đạt 50% đến 2030 và 70% đến 2045. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản được tưới tiêu hiện đại, thân thiện môi trường đạt trên 30% đến 2030 và 50% đến 2045, không còn sử dụng nước ngầm cho sản xuất. Tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận đạt 50% đến 2030 và 80% đến 2045.
Giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ sản xuất nông nghiệp/GDP nông nghiệp năm 2030 xuống 20% so với 2010 và năm 2045 xuống 40% so với 2010.
Kinh phí dự kiến thực hiện Chương trình tổng thể (không gồm nguồn vốn đầu tư) khoảng 17.500 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước: 5.500 tỷ đồng; vốn tư nhân 12.000 tỷ đồng.
Vùng biên A Dơi chuyển mình từ những nếp nhà mới, rừng cao su tiền tỷ
A Dơi (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) là xã biên giới, vùng sâu, vùng xa nằm trong diện đặc biệt khó khăn.
Với xuất phát điểm từ con số 0, sau 10 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội địa phương đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo diện mạo mới cho địa phương.
Đi lên từ con số 0
Xã A Dơi có 10 thôn đều thuộc diện đặc biệt khó khăn, diện tích tự nhiên toàn xã 29.3835 ha, dân số 724 hộ, 3.416 khẩu với 3 dân tộc cùng sinh sống là Pa Cô, Vân Kiều và dân tộc Kinh. Trong đó dân tộc Vân Kiều chiếm đa số với 473 hộ (2,243 khẩu), tương đương 65,3 % số dân toàn xã.
Khi bắt tay thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM (năm 2011), xã A Dơi gần như đi lên từ con số 0 khi không có tiêu chí nào đạt. Cơ sở hạ tầng của xã thiếu thốn, giao thông đi lại khó khăn; kinh tế chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao...
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã A Dơi đã có bước phát triển, đáp ứng nhu cầu sinh hoạtvà sản xuất của người dân. T.T
Ông Hồ Xa Cách - Chủ tịch UBND xã A Dơi cho biết: Do tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số của xã chiếm tỷ lệ lớn, đời sống bấp bênh nên bà con cũng không được học hành đầy đủ, trình độ văn hóa hạn chế. Cái khó khăn nhất trong quá trình xây dựng NTM của A Dơi chính là làm thế nào để đạt tiêu chí hộ nghèo, nhà ở và sản xuất.
Tuy nhiên, xác định xây dựng NTM là chương trình có ý nghĩa, đem lại lợi ích cho chính bà con, đồng thời là chương trình dài hơi, có điểm khởi đầu nhưng không có kết thúc, cần sự nỗ lực của cả cộng đồng nên A Dơi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các buổi họp thôn. Các nội dung của chương trình xây dựng NTM cũng được lồng ghép vào các buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Thông qua đó, các chủ trương, chính sách và phương pháp triển khai xây dựng nông thôn mới đã được thông tin, phổ biến sâu rộng, kịp thời đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Trong quá trình đó, xã đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình cao của nhân dân. Đáng chú ý là đã có 8 hộ dân tự nguyện hiến hơn 3.600m2 đất làm đường giao thông và công trình trường học.
Từ một xã đặc biệt khó khăn, đến tháng 7/2019, A Dơi đã hoàn thành 11/19 tiêu chí nông thôn mới. Đời sống nhân dân dược nâng lên đáng kể, bộ mặt nông thôn được khởi sắc, thu nhập bình quân đầu người đạt 7 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 47,88%.
"Tới đây, địa phương sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, phát triển thương mại dịch vụ làm lĩnh vực trọng tâm của kinh tế xã" - ông Cách cho biết thêm.
Nâng cao thu nhập
Từ khi được Nhà nước đầu tư làm đường, giao thông thuận tiện hơn, bà con cũng đã bớt được phần nào sự vất vả. Gia đình nhà tôi nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, giờ đây thu nhập bước đầu đã ổn định, bình quân đạt 50 triệu đồng/năm".
Bà Lê Thị Cam
Cũng theo ông Cách, để giải quyết các khó khăn của xã và thực hiện chỉ đạo của HĐND, UBND huyện, A Dơi đã chuyển đổi một số diện tích trồng sắn kém hiệu quả sang trồng cây cao su để nâng cao hiệu quả sản xuất, từng bước xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân vùng dân tộc thiểu số từ cây công nghiệp.
Từ hiệu quả mà cây cao su mang lại, tới đây A Dơi tiếp tục vận động, tuyên truyền về các thôn để mở rộng diện tích trồng cây cao su, phấn đấu nâng số diện tích cao su lên 2ha/hộ.
Theo già làng Hồ Văn Cơn (thôn Prin Thành), nhờ chương trình xây dựng NTM mà A Dơi đã có điện, đường, trường, trạm, các công trình được xây dưng khang trang, đầy đủ. Bên cạnh đó, bà con trong thôn cũng được hỗ trợ vay vốn để phát triển sản xuất đời sống ngày càng được cải thiện tốt hơn.
Bà Lê Thị Cam, thôn Trung Phước chia sẻ: Trước đây đường sá trong thôn toàn là đường đất đi lại rất vất vả. Thu nhập của gia đình chủ yếu từ cây sắn nên rất thấp và bấp bênh. Nhưng từ khi được nhà nước đầu tư làm đường, giao thông thuận tiện hơn, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng bà con cũng đã vơi đi được phần nào nỗi vất vả.
Đặc biệt là nhờ chủ trương chuyển đổi cây trồng mà kinh tế của người dân đã được nâng lên. Đến nay đã có khoảng 70% gia đình trong thôn được xóa đói giảm nghèo. Đơn cử như gia đình nhà tôi nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, giờ đây thu nhập của gia đình bước đầu đã ổn định, bình quân đạt 50 triệu đồng/năm - bà Cam cho biết thêm.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì chương trình xây dựng NTM tại xã vùng biên A Dơi vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Nhận thức về chương trình MTQG xây dựng NTM ở một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa rõ ràng dẫn đến việc phó thác cho cấp uỷ củng như chính quyền tự chỉ đạo thực hiện.
"Do đó, để hoàn thành chương trình xây dựng NTM, trong thời gian tới, Đảng ủy, UBND xã A Dơi cho biết sẽ tiếp tục rà soát triển khai hoàn thiện các tiêu chí đã đạt được. Cùng với nhiệm vụ quan trọng đặt lên hàng đầu, đó là triển khai thực hiện các tiêu chí chưa đạt, phấn đấu đến năm 2020 đạt thêm từ 1 đến 2 tiêu chí" - ông Cách chia sẻ.
"Đây là bài viết tuyên truyền về Truyền thông về xây dựng nông thôn mới năm 2020 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông".
Tà Lang, Giàn Bí làm homestay gắn xây dựng nông thôn mới, được du khách săn đón Cách trung tâm TP.Đà Nẵng 30km về phía Tây, có một bản làng của đồng bào dân tộc Cơ Tu (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) nằm kề những con suối, tựa lưng vào núi rừng hùng vĩ. Từ năm 2018, nơi đây được du khách gần xa "săn đón" như là một điểm du lịch sinh thái cộng đồng thú...