Bolivia: Phe đối lập đề nghị Quốc hội triệu tập cuộc bầu cử Tổng thống mới
Ngày 8/11, ứng cử viên tổng thống Bolivia Carlos Mesa đã yêu cầu Quốc hội nước này thông qua một dự luật khẩn cấp về việc tổ chức một cuộc bầu cử mới vì cho rằng có sự gian lận trong cuộc bầu cử diễn ra hôm 20/10 vừa qua, trong khi Tổng thống tái đắc cử Evo Morales tuyên bố sẽ không từ chức và kêu gọi những người ủng hộ xuống đường bảo vệ thành quả đã đạt được.
Trong một bức thư gửi Phó Tổng thống Alvaro Garcia Linera, đồng thời là Chủ tịch Quốc hội, ông Mesa kêu gọi cơ quan lập pháp thành lập một lộ trình bầu cử mới mà không ảnh hưởng tới nhiệm kỳ sẽ kết thúc vào ngày 22/1/2020 của ông Morales, đồng thời đề nghị thành lập một Tòa án Bầu cử Tối cao (TSE) mới.
Đề xuất của phe đối lập diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị xã hội Bolivia vẫn chìm trong khủng hoảng do các hoạt động biểu tình phản đối của phe đối lập diễn ra liên tục, kêu gọi hủy bỏ kết quả bầu cử bất chấp việc một nhóm chuyên gia của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) vẫn đang tham gia vào quá trình kiểm tra lại qui trình bầu cử tại quốc gia Nam Mỹ này.
Tổng thống Bolivia Evo Morales phát biểu trong cuộc họp báo tại La Paz ngày 24/10/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Tổng thống Morales khẳng định sẽ không từ chức vì ông đã giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử công bằng và dân chủ, tuân thủ nghiêm Hiến pháp, đồng thời cho biết nhân dân Bolivia sẽ bảo vệ bằng mọi giá tiến trình dân chủ hiện nay. Về phần mình, Phó Tổng thống Garcia Linera kêu gọi các thủ lĩnh đối lập chấm dứt các hành động bạo lực và tôn trọng phán quyết kiểm tra quy trình bầu cử do OAS thực hiện.
Theo kết quả chính thức do TSE công bố, Tổng thống Morales đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 20/10 với 47,08% số phiếu ủng hộ so với 36,51% của ứng cử viên đối lập Carlos Mesa. Với kết quả này, Tổng thống Morales đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp ngay tại vòng 1 với khoảng cách trên 10% theo luật định so với đối thủ.
Video đang HOT
Hoài Nam
Theo baotintuc.vn
WTO cho phép Trung Quốc đánh thuế lên 3,6 tỷ USD hàng Mỹ
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 1/11 cho phép Trung Quốc áp thuế đối với 3,58 tỷ USD hàng Mỹ mỗi năm trong vụ tranh chấp kéo dài về các biện pháp chống bán phá giá của Mỹ.
Trung Quốc đã xin WTO cho phép đánh thuế hơn 7 tỷ USD hàng Mỹ trong vụ tranh chấp này, AFP dẫn thông tin từ một quan chức thương mại.
Phán quyết của WTO cho biết các hành vi chống bán phá giá bất hợp pháp của Mỹ đã "làm giảm các lợi ích của Trung Quốc" đối với khoảng 3,58 tỷ USD. Vì vậy, Bắc Kinh chỉ có thể áp thuế lên số hàng hóa với giá trị không vượt quá con số trên mỗi năm.
Quyết định này là lần đầu tiên WTO cho phép Trung Quốc áp thuế trong tranh chấp thương mại.
Cờ Mỹ và cờ Trung Quốc bay cạnh nhau trước cuộc đàm phán của phái đoàn thương mại hai nước tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 30/7. Ảnh: Reuters.
Washington bày tỏ sự thất vọng với quyết định này. Một quan chức thương mại Mỹ nhấn mạnh cam kết tiếp tục "sử dụng thuế chống bán phá giá để đối phó việc bán phá giá" và cho rằng phán quyết "không dựa trên phân tích kinh tế".
"Ngoài ra, chúng tôi không tin rằng quyết định của trọng tài sẽ có bất kỳ tác động nào tới thảo luận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc", quan chức này nói, và cho biết thêm rằng chính phủ Mỹ sẽ thảo luận với các bên về "đường hướng sắp tới".
Trung Quốc ban đầu đã đệ đơn kiện Mỹ tháng 12/2013, vì bất đồng với cách Mỹ đánh giá hàng hóa bị cho là "bán phá giá" vào thị trường Mỹ.
Việc sử dụng thuế chống bán phá giá được cho phép trong thương mại quốc tế, nếu tuân thủ các điều kiện nghiêm ngặt. Tranh chấp về thuế chống bán phá giá thường được đưa ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.
Theo trang web của Bộ Công thương Việt Nam, "bán phá giá" được định nghĩa một cách đơn giản là khi hàng hóa được bán ở nước nhập khẩu với giá thấp hơn giá trị thông thường của nó tại thị trường nước xuất khẩu. Tuy nhiên, để xác định doanh nghiệp xuất khẩu có bán phá giá hay không và bán phá giá ở mức độ nào thì rất phức tạp, bởi doanh nghiệp xuất khẩu thường bán vào nước nhập khẩu nhiều lô hàng và mỗi lô hàng lại có những mức giá khác nhau.
Một vụ việc điều tra đòi hỏi so sánh giá trị thông thường của hàng hóa tại nước xuất khẩu với giá khi xuất sang nước bạn, trên cơ sở các giao dịch với nhau, cũng theo định nghĩa từ Bộ Công Thương.
Trong trường hợp cụ thể này, Trung Quốc cáo buộc rằng Mỹ vi phạm các quy tắc của WTO, khi dùng phương pháp tính toán gọi là "zeroing" (quy về 0) để so sánh giá nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ với giá thông thường tại nước xuất sang Mỹ, để từ đó xác định biên độ phá giá.
Tháng 10/2016, hội đồng chuyên gia WTO đồng tình với cáo buộc của Trung Quốc, bao gồm vấn đề xoay quanh phương pháp tính toán "quy về 0".
Mỹ, đã nhiều lần thua kiện trước WTO về phương pháp tính toán của mình, cho biết vào tháng 6/2017 rằng họ sẽ thực hiện các khuyến nghị của hội đồng trong khung thời gian "hợp lý".
Nhưng Mỹ đã không thực hiện lời hứa đó trước thời hạn tháng 8/2018 do WTO.
Trung Quốc sau đó đã xin phép áp đặt các biện pháp trừng phạt. TWO đã chỉ định một tòa trọng tài để xác định con số thuế quan phù hợp.
Theo Zing.vn
Tổng thống Bolivia tuyên bố không thương lượng với đối thủ Ông Evo Morales khẳng định sẵn sàng bước vào vòng bầu cử thứ 2 nếu kết quả kiểm phiếu lại chứng minh được cuộc tổng tuyển cử vừa qua có sự gian lận. Tổng thống Bolivia Evo Morales ngày 26/10 tuyên bố sẽ không "thương lượng chính trị" sau cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua tại nước này mà lực lượng đối...