Bolivia: Kẻ hiếp dâm bị dân lôi khỏi nhà giam, treo cổ
Đám đông quá khích ở Bolivia tràn vào sở cảnh sát, lôi nghi phạm hiếp dâm một bé gái 4 tuổi ra ngoài rồi treo cổ lên cây.
Đám đông người dân tụ tập trước khu nhà giam.
Theo Daily Mail, nghi phạm bị cảnh sát bắt giữ ở Reyes, phía bắc Bolivia sau khi nhân viên điều tra điều tra phát hiện thi thể bé gái 4 tuổi mất tích.
Đám đông người dân địa phương vì quá giận giữ nên từ chối chờ đợi phiên tòa xét xử mà tự mình thực thi công lý.
Nghi phạm hiếp dâm bị kéo lê ra ngoài.
Video đang HOT
Hình ảnh rùng rợn từ hiện trường cho thấy đám đông phá cửa phòng giam, kéo lê nghi phạm trên đường. Họ đánh đập nghi phạm một cách thậm tệ và người này còn bị lột sạch quần áo. Nghi phạm bị treo cổ không lâu sau đó.
Lực lượng cảnh sát vì quân số quá mỏng nên đã không thể ngăn cản được cơn thịnh nộ của đám đông.
Theo truyền thông địa phương, bé gái 4 tuổi xấu số không phải cư dân địa phương. Cô bé gặp nạn khi về quê cùng cha mẹ để dự đám tang bà ngoại.
Nghi phạm sau đó bị đám đông quá khích treo cổ.
Ivan Zambrana, người đứng đầu Lực lượng Đặc nhiệm Chống tội phạm, nói: “Thi thể của nghi phạm và nạn nhân đều được chuyển tới Palos Blancos, gần thủ đô La Paz của Bolivia để phục vụ điều tra”.
Cảnh sát Bolivia hiện chưa xác minh được bất kỳ nghi can nào liên quan đến vụ đánh đập, giết người tự phát này. Lực lượng an ninh đang thẩm vấn một số người dân dịa phương và sử dụng video đăng tải trên mạng xã hội để truy tìm thêm manh mối.
Theo Đăng Nguyễn – Daily Mail (Dân Việt)
Cách Mỹ kiểm 100 triệu phiếu bầu trong "một nốt nhạc"
Chỉ trong mấy tiếng ít ỏi, hơn 100 triệu phiếu bầu được kiểm tra toàn bộ với diễn biến cập nhật từng giây.
Bà Clinton có mặt ở New York để bỏ phiếu.
Năm 2016, số lượng cử tri phổ thông Mỹ đi bầu là khoảng 100 triệu người. Dân Mỹ muốn thức dậy sau một đêm là có kết quả ngay nên quy trình kiểm đếm hơn 100 triệu phiếu này không thể thực hiện bằng tay. Cần biết rằng năm 2012, tổng số phiếu bầu vượt 129 triệu,
Để thực hiện quy trình tưởng như bất khả này, trợ giúp đắc lực nhất là những đôi tay và máy móc siêu hiện đại. Cũng giống như hệ thống bầu cử, quy trình đếm phiếu khác nhau ở mỗi bang, thậm chí là mỗi hạt. Heather Gerken, chuyên gia luật bầu cử đại học Yale nói: "Quy trình này rất khác nhau". Cô từng là tư vấn luật cấp cao cho Obama trong năm 2008 và 2012.
"Tại một số địa điểm như Los Angeles, kết quả được công bố theo một đơn vị lớn. Maine có 533 đơn vị khác biệt và phải gọi điện tới từng nơi để biết kết quả". Cần biết rằng Los Angeles có số dân gấp 10 lần Maine.
Người dân xếp hàng đi bầu sáng ngày 8.11.
Dù vậy, một bang có chia nhỏ thế nào thì quy trình kiểm đếm vẫn dựa trên quy tắc cơ bản. Khi hòm phiếu đóng, người kiểm phiếu sẽ bắt đầu công việc của mình. Quy trình này có thể khác biệt tùy thuộc vào hệ thống bầu mà đơn vị đó sử dụng. Hầu hết trường hợp, không đơn vị nào kiểm bằng tay. Chỉ có ít hơn 5% đơn vị bỏ phiếu toàn nước Mỹ dùng tay đếm phiếu, theo Charles Stewart III, giáo sư khoa học chính trị ở MIT, nói. Theo Charles, có hai cách để đếm phiếu.
Cách đầu tiên là dùng máy scan quang học để kiểm tra từng tờ phiếu. "Sau khi cử tri bỏ phiếu, họ tự đưa phiếu vào máy scanner. Quy trình diễn ra quá nhanh nên họ không nhận ra máy đã có kết quả trong kho dữ liệu". Cuối ngày bầu cử, máy scan in ra một tờ tổng hợp số phiếu và một "thẻ thông minh". Chiếc thẻ này chứa một con chip có cùng dữ liệu với tờ phiếu in. Charles nói: "Quy trình này giống hệt chấm phiếu thi trắc nghiệm".
Nhiều phân khu khác sử dụng cách thứ hai đơn giản hơn là một máy bỏ phiếu điện tử. Cử tri sẽ dùng màn hình cảm ứng để chọn ứng viên tổng thống. Ưu điểm lớn nhất của thiết bị này là tiết giảm thời gian. "Khi quy trình kết thúc, máy bỏ phiếu điện tử tổng sẽ thu thập kết quả chung và in thành một tờ báo cáo chi tiết", Charles.
Một máy chấm kết quả bỏ phiếu.
Khi các đơn vị bỏ phiếu đếm tất cả phiếu, kết quả và thẻ thông minh sẽ được gửi tới các khu vực tập trung và sẽ chuyển lên cấp cao hơn. "Nếu kết quả của đơn vị bầu cử địa phương được kiểm tra hợp quy, họ có thể thông báo lên cấp bang và báo chí ngay sau đó", Charles nói.
Theo Quang Minh - Wired (Dân Việt)
Tiếng động bí ẩn dưới đáy biển khiến dân Canada lo lắng Tiếng động "bíp bíp" được nghe thấy ở eo biển Fury và Hecla, gần Bắc Cực và là nơi sinh sống của nhiều sinh vật biển, Guardian đưa tin. Những tảng băng ở vùng Bắc Cực của Canada (Ảnh minh họa) Lực lượng vũ trang Canada vừa điều động một phi hành đoàn đi điều tra một âm thanh bí ẩn dường như...