Bolivia đặt mua 5 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 13/1, Chính phủ Bolivia đã ký với Viện Serum của Ấn Độ một thỏa thuận mua 5 triệu liều vaccine do hãng dược phẩm AstraZeneca (liên doanh Anh – Thụy Điển) và trường Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu phát triển.
Vaccine phòng COVID-19 của Oxford/AstraZeneca. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Thông tin trên được Tổng thống Bolivia Luis Arce thông báo trong một sự kiện ở thủ đô La Paz. Theo đó, vaccine của AstraZeneca /Oxford sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia ngừa bệnh COVID-19 của Bolivia cùng với vaccine Sputnik V của Nga nhằm bảo đảm 100% dân số quốc gia Nam Mỹ này được tiêm chủng.
Theo Tổng thống Arce, số vaccine do Viện Serum sản xuất dự kiến sẽ bắt đầu được chuyển đến Bolivia từ tháng 4 tới, trong đó lô đầu tiên mà nước này nhận được là 1 triệu liều.
Hồi cuối năm 2020, Bolivia cũng đã đạt thỏa thuận mua 5,2 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga và có thể tiếp cận được khoảng 2 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 nữa thông qua cơ chế COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) điều phối. Tổng thống Arce cho biết chương trình tiêm chủng đại trà vaccine ngừa COVID-19 tại Bolivia hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Từ cuối năm 2020, Bolivia đang phải gồng mình đối phó với làn sóng thứ hai của đại dịch COVID-19 với trung bình khoảng gần 2.000 ca mắc mới mỗi ngày. Đến nay nước này đã ghi nhận hơn 176.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 9.454 trường hợp tử vong.
Trong khi đó, Chính phủ Ba Lan thông báo se băt đầu chiến dịch tiêm chủng đồng loạt ngưa COVID-19 trong tuần này.
Video đang HOT
Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn lơi Chanh Văn phong Thu tương Ba Lan Michal Dworczyk, nêu rõ nươc nay chuẩn bị bước vào “giai đoạn tiêm chủng quan trọng” trong bối cảnh Ba Lan đang phát động chiến dịch tiêm đại trà vaccine ngừa COVID-19. Theo ông Dworczyk, những người trên 80 tuổi ở nước này có thể đăng ký tiêm chung từ ngay 15/1 tơi.
Ba Lan đa khởi động chiến dịch tiêm chủng cho người dân từ cuối tháng 12/2020, thực hiện đồng thời cùng các quốc gia khác là thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Nước nay hiện đã nhận được hơn 1 triệu liều vaccine do hai hãng Pfizer và Moderna phát triển. Những đối tượng được ưu tiên trong chiến dịch tiêm chủng này là các nhân viên y tế tuyến đầu.
Thái Lan chống chọi 'sóng thần' Covid-19
Hơn 6 tháng không xuất hiện ca nhiễm cộng đồng, giữa tháng 12/2020, ổ dịch tại một chợ hải sản nhanh chóng lan khắp Thái Lan.
Chợ hải sản thuộc khu vực Samut Sakhon, tây nam thủ đô Bangkok, nơi ổ dịch bùng phát, sử dụng hàng nghìn lao động là người Myanmar nhập cư. Virus nhanh chóng lan rộng ra 56 trong tổng 77 tỉnh.
Hôm 5/1, cả nước báo cáo 527 ca nhiễm mới, phần lớn là lao động nhập cư liên quan tới chợ Samut Sakhon. Trước đó một ngày, nước này ghi nhận 745 ca nhiễm mới, con số kỷ lục từ khi nCoV xuất hiện.
Tới nay, Thái Lan ghi nhận hơn 9.841 ca nhiễm, 67 ca tử vong.
Trung tâm Điều phối Covid-19 cảnh báo số bệnh nhân mới hàng ngày có thể đạt hơn 10.000 trong tháng 1 nếu chính phủ không đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt hơn.
Nỗ lực triển khai vaccine khiến kiểm soát đại dịch thêm phần gian nan. Chính phủ vẫn chưa đảm bảo đủ liều tiêm phòng Covid-19 cho gần 70 triệu dân, dù nước này là một trong những trung tâm sản xuất vaccine Oxford-AstraZeneca.
Hồi tháng 10/2020, Thái Lan ký thỏa thuận với AstraZeneca, sản xuất 200 triệu liều vaccine, dự kiến phân phối vào tháng 6. Trên thực tế, con số đạt được mới dừng lại ở 26 triệu.
Ngày 4/1, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cho biết chính phủ đang nỗ lực đạt 63 triệu liều, đủ cung cấp cho gần một nửa dân số. Nội các hôm 5/1 đồng ý chi 39 triệu USD cho vaccine, dự kiến tiêm chủng miễn phí cho người dân.
Trong khi đó, Trung Quốc lên kế hoạch cung cấp cho Thái Lan 2 triệu liều vaccine của công ty Sinovac Biotech. 200.000 liều đầu tiên sẽ được phân phối vào tháng 2.
"Tôi hy vọng các lô hàng sẽ tới sớm. Hiện có quá nhiều ca Covid-19, rất khủng khiếp", Watee Kongsilp, một người bán hàng rong tại BangKok chia sẻ.
"Các đơn đặt hàng vaccine Covid-19 tới Thái Lan chậm hơn nước khác. Tôi hiểu những hạn chế về mặt ngân sách chúng tôi đang gặp phải", Cin Amornchainon, một nhân viên văn phòng nói.
Một nhân viên kiểm tra thân nhiệt của hành khách trước khi lên xe tại ranh giới tỉnh Samut Sakhon và Bangkok, Thái Lan, ngày 4/1. Ảnh: AP
Các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á cũng nỗ lực đảm bảo vaccine Covid-19. Indonesia đàm phán trong nhiều tháng với các ông lớn như Sinovac, Novavax, AstraZeneca, COVAX để nhận hàng triệu liều cho gần 270 triệu dân. Malaysia đã ký thỏa thuận, dự kiến cung cấp đủ cho 40% dân số. Việt Nam đang đàm phán với các công ty dược phẩm, nỗ lực phát triển vaccine của riêng mình.
Hiện, Thái Lan phải gồng mình trước làn sóng ca nhiễm mới liên tục tăng.
Lực lượng hải quân đã xây dựng 4 bệnh viện dã chiến trên khắp đất nước, với 4.000 giường bệnh ở khu vực Samut Sakhon, ít nhất 500 giường ở Rayong, bờ biển phía Đông. Nước này cũng lên kế hoạch mở rộng cơ sở y tế tại hai tỉnh ven biển Chanthaburi và Chonburi.
Trước những lo ngại ảnh hưởng kinh tế, Thủ tướng Prayuth quyết định không áp lệnh phong tỏa toàn quốc, song yêu cầu người dân tự giác ở nhà, đảm bảo an toàn.
Hôm 3/1, Prayuth ký lệnh chỉ định 28 tỉnh thuộc "khu vực được kiểm soát cao", cấm các cuộc tụ tập đông người, đóng cửa nhiều doanh nghiệp, trường học, phòng gym, nhà trẻ, tiệm masage... tới cuối tháng 1.
Nội các Thái Lan dự kiến kéo dài tình trạng khẩn cấp quốc gia tới ngày 28/2.
Vaccine Oxford 'hẹn' ra mắt cuối năm nay Dù phải ngừng thử nghiệm, giám đốc điều hành (CEO) AstraZeneca cho biết vaccine hãng phối hợp sản xuất với Đại học Oxford có thể ra mắt vào cuối năm nay. CEO Pascal Soriot cho biết tiến độ của khâu đánh giá an toàn sẽ quyết định thời gian diễn ra chương trình tiêm chủng. Ông bày tỏ kỳ vọng có thể hoàn...