BoK: Dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc tăng trong tháng 3/2023 do đồng USD giảm
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc ( BoK) vừa công bố cho biết, dự trữ ngoại hối của nước này đã tăng trong tháng 3/2023 do đồng USD giảm làm tăng giá trị chuyển đổi của các khoản được BoK nắm giữ bằng các loại tiền tệ khác.
Đồng won (trái) của Hàn Quốc và đồng đô la Mỹ tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 22/9/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo BoK, dự trữ ngoại hối của nước này đã đạt 426,07 tỷ USD tính đến cuối tháng 3/2023, tăng 780 triệu USD so với tháng trước đó. BoK giải thích rằng đồng USD giảm vào tháng 3/2023 đã thúc đẩy giá trị quy đổi của các khoản được BoK nắm giữ bằng các loại tiền tệ khác.
Chỉ số đồng USD, thước đo giá trị của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt đã giảm khoảng 2,4% trong tháng 3/2023, BoK cho biết.
Dự trữ ngoại hối bao gồm chứng khoán và tiền gửi bằng ngoại tệ, vị thế dự trữ tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), quyền rút vốn đặc biệt và vàng.
Giá trị tiền gửi của BoK ở mức 24,14 tỷ USD trong tháng 3/2023, giảm 2,61 tỷ USD so với tháng trước đó. BoK cho biết Hàn Quốc được xếp hạng là nước có dự trữ ngoại hối lớn thứ chín thế giới tính đến cuối tháng 2/2023.
Hàn Quốc: Đồng won giảm xuống mức thấp nhất trong 13 năm so với đồng USD
Trong phiên giao dịch 23/6, đồng won của Hàn Quốc đã giảm xuống dưới mức 1.300 won/USD lần đầu tiên trong khoảng 13 năm qua, trước những lo ngại ngày càng gia tăng về xu hướng thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu và khả năng xảy ra suy thoái kinh tế.
Đồng won của Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong phiên sáng nay, có thời điểm đồng won được giao dịch ở mức 1.300,70 won/USD, giảm 3,40 won so với phiên trước. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 14/7/2009 đồng won "thủng" mốc 1.300 won/USD.
Thời gian gần đây, thị trường tiền tệ ngày càng biến động trước những lo ngại về việc thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và kèm theo đó là khả năng suy thoái kinh tế. Đồng won đã giảm khoảng 8% so với đồng USD trong năm nay.
Trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ ngày 22/6, Chủ tịch Fed Jerome Powell nhận định các đợt tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát có thể dẫn đến suy thoái kinh tế, từ đó thúc đẩy nhu cầu đối với các tài sản an toàn hơn.
Tuần trước, Fed đã tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994, nhằm kiềm chế lạm phát, và phát đi tín hiệu có thể sẽ tăng lãi suất cùng mức này vào tháng tới. Các nhà quan sát của Fed dự đoán ngân hàng này sẽ thực hiện thêm nhiều đợt tăng lãi suất mạnh nữa trong những tháng tới.
Trong phiên giao dịch sáng 23/6, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 14,16 điểm, hay 0,6%, lên 2.355,75 điểm, do giới đầu tư "săn hàng giá rẻ" sau phiên sụt giảm gần 3% ngày 22/6.
Nhiều quốc gia hướng đến giảm phụ thuộc vào USD Đồng bạc xanh của Mỹ đã đóng vai trò chủ đạo của thế giới tài chính trong gần 8 thập niên kể từ khi Chiến tranh Thế giới Thứ hai kết thúc. Nhưng hiện nay, nhiều quốc gia đang dịch chuyển xa rời đồng USD trong thương mại. Đồng USD. Ảnh: THX/TTXVN Việc Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại...