“Bội ước” với Nga, Pháp hứng quả đắng

Theo dõi VGT trên

Vì “ bội ước” không bàn giao siêu tàu chiến lớp Mistral như hợp đồng Pháp đã ký với Nga, Paris được cho là sẽ phải hứng chịu “quả đắng” lớn vì hành động này.

Bội ước với Nga, Pháp hứng quả đắng - Hình 1

Tàu Mistral

Cụ thể, theo tính toán của một tạp chí Pháp, hai chiếc siêu tàu chiến lớp Mistral có thể khiến Pháp mất tới 5 tỉ euro nếu nước này không bàn giao chúng cho Nga. Paris và Moscow hiện còn đang mắc kẹt trong một cuộc tranh cãi về việc Pháp nên trả bồi thường bao nhiêu cho việc tự ý phá hủy hợp đồng.

Một tờ báo được đăng tải trên tạp chí hàng tuần Le Point cho hay, nếu Paris phá vỡ cam kết cung cấp hai tàu chiến lớp Mistral cho Moscow, chính phủ Pháp có thể phải đối mặt với hậu quả là phải thanh toàn tổng chi phí lên tới 5 tỉ euro (5,7 tỉ USD) vì việc không thực hiện đúng những nghĩa vụ đưa ra trong hợp đồng.

“Thay vì mang lại cho tập đoàn đóng tàu DCNS của Pháp một khoản lợi nhuận lên tới 1,2 tỉ euro và cho những người liên quan đến việc đóng tàu số t.iền là 980 triệu euro, việc hủy bỏ hợp đồng với Nga có thể khiến Pháp tổn thất từ 2 đến 5 tỉ euro”, bài báo trên tờ Le Point cho hay.

Tờ tạp chí trên tiết lộ, đại diện của Nga và Pháp hiện đang bàn thảo về hợp đồng và đang có “sự bất đồng đáng kể liên quan đến khoản bồi thường”. Tờ Le Point cũng nói thêm rằng, “Pháp hiện đang tìm cách trả lại cho Nga khoảng t.iền gần 890 triệu euro mà Moscow đã thanh toán trước” cho hợp đồng mua tàu Mistral.

Tuần trước, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã bác bỏ khả năng cho phép Pháp bán lại các tàu Mistral cho các đối tác khác mà không được sự cho phép của Moscow. “Không được sự cho phép của chúng tôi, họ không thể bán bất kỳ thứ gì” liên quan đến tàu Mistral, ông Rogozin khẳng định.

Phó Thủ tướng Nga thêm rằng, ông đã giải thích tình hình cho Pháp, theo đó Nga có giấy phép sử dụng cuối cùng đối với các phần đuôi của hai tàu Mistral. Các phần đuôi của tàu Mistral được đóng tại xưởng đóng tàu của Nga ở St. Petersburg trước khi chúng được chuyển đến Pháp để đóng thêm.

Pháp cũng sẽ không thể đưa các tàu Mistral vào hạm đội của họ bởi hai chiếc tàu này được đóng theo tiêu chuẩn phù hợp với đặc điểm riêng của Hải quân Nga, ông Rogozin cho biết.

Hồi cuối tháng 4, Tổng thống Pháp Francois Hollande thừa nhận nếu Nga không nhận được tàu chiến Mistral thì nước này nên được nhận lại được t.iền. Phát biểu này của ông Hollande được Tổng thống Nga Vladimir Putin hoan nghênh.

Hợp đồng siêu tàu chiến lớp Mistral đang là một vấn đề gây đau đầu cho chính phủ Pháp bởi Tổng thống Hollande dưới sức ép của Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã phải hoãn việc bàn giao những chiếc tàu này cho Nga vô thời hạn.

Hồi tháng 5, tình hình liên quan đến những chiếc tàu chiến tối tân của Pháp trở nên nghiêm trọng đến mức một tờ báo của nước này đưa tin, chính phủ của ông Hollande thậm chí còn đang tính chuyện đ.ánh chìm hai tàu Mistral nếu hợp đồng với Nga bị hủy bỏ.

Video đang HOT

Sau đó lại có tin Pháp đang định bán siêu tàu chiến Mistral cho Trung Quốc – hiện đang là một nước đồng minh thân thiến với Nga trong cuộc đối đầu với phương Tây vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Những thông tin kiểu như trên phản ánh sự bế tắc của chính phủ Pháp trong việc xử lý hợp đồng siêu tàu chiến lớp Mistral với Nga.

Nga đã ký hợp đồng mua 2 siêu tàu chiến lớp Mistral của Pháp với trị giá 1,2 tỉ euro (1,5 tỉ USD) từ hồi tháng 6 năm 2011. Theo hợp đồng, Pháp phải bàn giao chiếc tàu chiến đầu tiên được đặt tên là Vladivostok cho Nga vào ngày 14/11 năm ngoái trong khi chiếc thứ hai mang tên Sevastopol sẽ được bàn giao vào cuối năm nay. Tuy nhiên, thời hạn bàn giao siêu tàu chiến lớp Mistral đầu tiên cho Nga đã qua đi nhiều tháng mà Pháp vẫn không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình. Lý do của sự trì hoãn này là cuộc khủng hoảng ở Ukraine .

Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đổ lỗi cho Moscow đứng đằng sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine , châm ngòi cho cuộc xung đột đẫm m.áu ở miền đông nước này. Dù Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên nhưng Mỹ và đồng minh EU vẫn gây sức ép với Moscow trên mọi mặt trận từ chính trị, kinh tế, ngoại giao đến quân sự. Trong một động thái nhằm trừng phạt Nga trên mặt trận quân sự, Mỹ và các đồng minh đã gây sức ép mạnh mẽ để buộc Pháp phải ngừng bàn giao siêu tàu chiến lớp Mistral cho Nga.

Nhà bình luận quốc phòng của Pháp – ông Jean-Dominique Merchet từng phân tích, Pháp sẽ phải trả một cái giá đắt cho việc không chịu bàn giao tàu chiến cho Nga. Nếu hai chiếc siêu tàu chiến lớp Mistral mà Pháp đóng cho Nga vẫn tiếp tục ở lại Pháp thì riêng chi phí để duy trì, bảo dưỡng và bảo đảm an ninh cho hai con tàu đó đã ngốn của những người đóng thuế ở Pháp số t.iền khoảng 5 triệu euro mỗi tháng.

Về phần mình, Nga giờ đã không còn thiết tha với những chiếc siêu tàu chiến lớp Mistral của Pháp. Giới chức ở Moscow gần đây liên tục đề cập đến chuyện Pháp trả lại t.iền cho Nga và nước này sẽ tự đóng những con tàu tương tự như tàu Mistral. (tổng hợp)Kiệt Linh

Theo_VnMedia

Soái hạm Mistral - tâm điểm giằng co giữa Nga và phương Tây

Tàu đổ bộ tấn công Mistral Pháp định bán cho Nga là một khí tài quân sự hiện đại bậc nhất, có khả năng đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nhưng chính sức mạnh này lại biến chúng thành tâm điểm giằng co giữa Nga với phương Tây.

Soái hạm Mistral - tâm điểm giằng co giữa Nga và phương Tây - Hình 1

Dixmude, một tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral của Pháp, đậu tại Căn cứ Hải quân Changi, Singapore, sau cuộc tập trận chung kéo dài 5 ngày với Hải quân Hoàng gia Malaysia. Ảnh: IHS' Janes

Một phái đoàn hải quân Pháp hôm 9/5 tới thăm thành phố Thượng Hải và dự kiến trú lại đây tới ngày 15/5. Nhân dịp này, Paris mong muốn giới thiệu và chào bán loại tàu đổ bộ tấn công, hay còn gọi là tàu sân bay trực thăng, lớp Mistral cho Bắc Kinh.

Dù Trung Quốc đang lập kế hoạch tự nâng cấp tàu đổ bộ tấn công của riêng mình nhưng chuyên gia nhận định nước này có khả năng sẽ mua tàu Mistral để làm mẫu sao chép.

Năm 2011, Nga ký hợp đồng trị giá 1,6 tỷ USD mua hai tàu lớp Mistral từ Pháp. Những tàu này đã hoàn thành và chỉ chờ ngày xuất xưởng nhưng thỏa thuận đến nay vẫn bị trì hoãn bởi lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga liên quan đến những bất đồng xung quanh cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Người Pháp gọi tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral là soái hạm vì tính đa nhiệm, linh động của nó. Chiến hạm này có thể đóng vai trò như một trung tâm chỉ huy đầu não trong các chiến dịch tấn công chớp nhoáng, hỗ trợ hậu cần, di tản nhân đạo, làm bệnh viện dã chiến hay thực hiện nhiều nghiệp vụ tác chiến hải quân khác.

Chiến hạm đa nhiệm

Pháp bắt đầu phát triển tàu Mistral từ năm 1997 dựa trên học thuyết Khái niệm Hoạt động Quân sự Thủy bộ Quốc gia. Chiếc tàu đầu tiên do Tổng cục Vũ khí Pháp phối hợp với lực lượng hải quân và công ty năng lượng DCNS chế tạo. Một số nhà thầu nước ngoài cũng tham gia dự án này.

Chiến hạm lớp Mistral được hạ thủy lần đầu vào tháng 10/2004 ở xưởng đóng tàu Brest, phía tây Pháp. Đến nay hải quân Pháp biên chế ba tàu đổ bộ loại này.

Với chiều dài 199m, chiều rộng 32m và lượng giãn nước 21.600 tấn, có thể chở 4 xà lan đổ quân, 16 trực thăng, hai tàu đệm không khí, một tiểu đoàn 40 xe tăng hạng nặng Leclerc, 450 binh sĩ, Mistral là chiến hạm lớn thứ hai của hải quân Pháp, chỉ đứng sau tàu sân bay Charles de Gaule, và là tàu đổ bộ lớn nhất trong các tàu cùng loại ở châu Âu hiện nay.

Tàu đạt tốc độ tối đa khoảng 33 km/h và có thể đi được quãng đường dài 20.000 hải lý, tương đương hơn 37.000 km. Một thủy thủ đoàn gồm 160 người đảm nhận trách nhiệm vận hành tàu.

Tàu được trang bị hai tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn MBDA Simbad dùng tên lửa Mistral. Hệ thống này được tích hợp radar dẫn đường hồng ngoại với tầm hoạt động lên tới hơn 6 km, đảm bảo khả năng phòng vệ trước máy bay và tên lửa hành trình đối hạm.

Soái hạm Mistral - tâm điểm giằng co giữa Nga và phương Tây - Hình 2

Bệ phóng tên lửa Simbad. Ảnh: Wikipedia

Nhà sản xuất cũng lắp đặt cho chiến hạm 4 s.úng máy Browing M2-HB 12,7 mm cùng hai tổ hợp pháo phòng không hải quân Breda-Mauser 30 mm, đủ sức t.iêu d.iệt các loại tàu tuần tiễu cỡ nhỏ, máy bay, hệ thống phòng không tầm ngắn, trợ giúp tấn công các phương tiện thiết giáp, đồng thời yểm trợ lính thủy đổ bộ lên bờ biển.

Ngoài ra, tàu cũng sở hữu một cơ sở y tế tương đương bệnh viện dã chiến cấp sư đoàn hay quân đoàn hoặc bệnh viện đa khoa của một thành phố 250.000 dân. Cơ sở này có diện tích 900 mét vuông với 20 phòng và 69 giường bệnh, trong đó có hai phòng phẫu thuật và 7 phòng chăm sóc đặc biệt. Hệ thống điều khiển y học từ xa dựa trên vệ tinh Syracuse cho phép các bác sĩ thực hiện những ca phẫu thuật chuyên ngành phức tạp.

Sức mạnh của Mistral trong tác chiến phối hợp còn nằm ở khả năng đổ quân nhanh chóng với số lượng xe chiến đấu hạng nặng lớn và thích nghi với nhiều loại địa hình bờ biển phức tạp.

Hệ thống chỉ huy và thông tin liên lạc cũng là một trong những điểm sáng làm nên uy lực của tàu. Dữ liệu từ các thiết bị tiếp nhận được tập trung vào Hệ thống Thông tin Chiến thuật dùng cho Hải quân (SENIT). Hệ thống SENIT 9 dùng trên tàu lớp Mistral được xây dựng dựa trên radar ba chiều đa chức năng MRR3D-NG tích hợp cơ chế nhận dạng quân ta và quân địch.

Trong chế độ giám sát bề mặt, MRR3D-NG có thể phát hiện mục tiêu tầm thấp và trung bình ở khoảng cách 140 km hay mục tiêu ở khoảng cách tới 180 km khi kích hoạt cơ chế cảnh giới không gian ba chiều tầm xa. Ở chế độ tự vệ, radar có khả năng phát hiện và theo dõi mọi mối đe dọa trong bán kính 60 km.

"Chiến hạm Mistral hội đủ tất cả các yếu tố để tạo thành một lực lượng tấn công đổ bộ hiệu quả, giúp nâng cao năng lực quân sự của Pháp", Peter Roberts, chuyên gia nghiên cứu cao cấp về sức mạnh trên biển tại Viện Quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) nhận xét.

Soái hạm Mistral - tâm điểm giằng co giữa Nga và phương Tây - Hình 3

S.úng máy được trang bị trên tàu. Ảnh: Wikipedia

Điểm nóng tranh cãi

Từ sau khi bản hợp đồng giữa Nga và Pháp được ký kết hồi tháng 6/2011, chủ đề liên quan đến chiến hạm Mistral thường xuyên trở thành tâm điểm của các cuộc tranh luận. Phương Tây cho rằng việc Paris bán tàu cho Moscow là một bước đi đầy rủi ro.

Bộ trưởng Lithuania Rasa Jukneviciene từng gọi thương vụ giữa Nga và Pháp là "một sai lầm". Tổng thống Mỹ Barack Obama tháng 6 năm ngoái lên tiếng thúc giục Pháp rút khỏi thỏa thuận. "Tôi nghĩ nhấn nút tạm dừng vào lúc này là hợp lý", ông Obama nói.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về châu Âu Victoria Nuland nhấn mạnh Washington "thường xuyên và kiên quyết" bày tỏ quan ngại về thương vụ mua bán tàu chiến giữa Pháp và Nga. Cùng chung quan điểm trên, nghị sỹ đảng Cộng hòa Adam Kinzinger nhận định đã đến lúc chính phủ Pháp cần hủy hợp đồng gây tranh cãi trên.

Anh tham gia vào làn sóng phản đối sau sự kiện chiếc máy bay số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines rơi tại miền đông Ukraine, khiến toàn bộ 283 hành khách cùng 15 thành viên tổ bay t.hiệt m.ạng. Thủ tướng Anh David Cameron cho hay việc Pháp đi tới tận cùng bản thỏa thuận là điều ông "không thể tưởng tượng nổi".

Tờ Le Figaro hôm 6/5 dẫn lời một quan chức giấu tên am hiểu vấn đề cho biết Pháp có kế hoạch đ.ánh chìm tàu sân bay trực thăng đóng cho Nga nếu hợp đồng bị hủy. Thông tin trên lập tức khiến dư luận một lần nữa dậy sóng. Hiệp hội Thống nhất các Tổ chức Yêu nước Bleu Marine thuộc Mặt trận Dân tộc Pháp ra tuyên bố kiên quyết phản đối ý tưởng trên. Đô đốc Vyacheslav Popov, cựu chỉ huy Hạm đội Biển Bắc của Nga, thì cho rằng phương án đ.ánh chìm tàu Mistral là "thiếu suy xét" và "chỉ có thể do một bộ não có vấn đề nghĩ ra".

Vũ Hoàng

Tổng hợp

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Gần 2.000 hộ gia đình sơ tán do nước sông dâng cao tại miền Bắc Myanmar
05:57:06 02/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp: Đảng Tập hợp Quốc gia giành ưu thế lớn tại vòng 1
15:04:17 01/07/2024
Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo
20:14:00 02/07/2024

Tin đang nóng

Midu lần đầu lên tiếng về giai đoạn "sóng gió" khi công khai lấy chồng thiếu gia
12:37:48 03/07/2024
Lan truyền 6 cái tên bị loại của Anh Trai Say Hi, có cả sao nam hot nhất show khiến netizen bùng nổ tranh cãi!
10:03:02 03/07/2024
Hé lộ thời điểm Khánh Vân và bạn trai hơn 17 t.uổi tổ chức đám cưới
08:53:30 03/07/2024
Biết tôi không phải con ruột nhưng bố vẫn giấu giếm cho vợ, 27 năm sau bí mật bị phanh phui vì một hành động của mẹ
08:43:57 03/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim trước thềm tập cuối: An Nhiên được "tẩy trắng" nhưng chưa gây phẫn nộ bằng thái độ của Ngân Hà
09:23:25 03/07/2024
Mỹ nhân gầy trơ xương đáng báo động vì giảm cân cực đoan, lý do đằng sau khiến dân tình sốc nặng
08:56:08 03/07/2024
Hot: Rosé (BLACKPINK) - Cha Eun Woo lộ bằng chứng nghi hẹn hò bí mật suốt 4 năm
11:17:21 03/07/2024
Thấy cô gái trẻ ngồi cạnh gọi video call cho chồng còn nũng nịu 'chồng ơi', tôi tá hỏa nghi nghe được giọng nói từ điện thoại vọng ra
12:13:25 03/07/2024

Tin mới nhất

Mỹ tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Venezuela

14:16:03 03/07/2024
Ông Maduro đưa ra tuyên bố trên chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống tại Venezuela, trong bối cảnh nhà lãnh đạo này đang tranh cử nhiệm kỳ thứ ba.

Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán

14:14:24 03/07/2024
Tại quận Hà Tây, gần thủ phủ Hợp Phì của tỉnh An Huy, lượng mưa đo được là khoảng 266 mm. Chính quyền đã điều nhân lực đến giám sát các đ.ập và đê dọc sông Dương Tử ở An Huy.

Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới

14:12:31 03/07/2024
Đến năm 2023, mặc dù thanh toán không dùng t.iền mặt tại Nhật Bản đạt 39,3%, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu khoảng 40% của chính phủ.

Liên hợp quốc lo ngại sâu sắc về tác động của lệnh sơ tán mới ở Dải Gaza

13:19:24 03/07/2024
Theo OCHA, việc sơ tán trên quy mô lớn như vậy chỉ làm tăng thêm nỗi thống khổ của người dân Palestine và đẩy nhu cầu nhân đạo tăng cao hơn nữa.

Bước chuyển mới trong không gian Á - Âu

13:17:55 03/07/2024
Theo Ngoại trưởng Nga, việc mở rộng quan hệ với các nước sẽ không chỉ tăng cường hợp tác chính trị của SCO mà còn cho phép mở rộng quan hệ đối tác kinh tế.

Thủ tướng Israel bác thông tin về việc ngừng chiến dịch quân sự tại Gaza

12:26:25 03/07/2024
Cũng theo Tổng Tham mưu trưởng IDF, Israel đã t.iêu d.iệt trên 900 tay s.úng vũ trang ở thành phố Rafah, phía Nam Gaza, kể từ khi tiến hành cuộc tấn công trên bộ tại đây hồi đầu tháng 5 năm nay.

Lý do Thủ tướng Hungary Orban bất ngờ thăm Ukraine

12:24:16 03/07/2024
Nổi tiếng là người đi ngược lại EU, phản đối viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã bất ngờ thăm Kiev.

Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?

07:00:42 03/07/2024
Những gì Ukraine đã làm là tìm ra những loại vũ khí nhỏ rẻ t.iền, dễ sản xuất và hiệu quả, theo một cách nào đó, có thể làm giảm lợi thế đó của Nga, lợi thế về quy mô nhờ chi phí rẻ, nhanh, linh hoạt, dễ sử dụng và hiệu quả.

Nga sẽ đình chỉ tham gia Hội đồng Nghị viện OSCE

06:58:50 03/07/2024
Nga cho rằng không có ý nghĩa gì khi nước này làm việc trong một tổ chức không còn là nền tảng để cân bằng và hài hòa giữa các bên.

250.000 người tại Gaza chịu tác động do lệnh sơ tán mới của Israel

06:42:46 03/07/2024
Cùng ngày, sau lệnh sơ tán nói trên, lực lượng Israel đã tiến hành các cuộc không kích tại phía Nam Gaza và giao tran với các tay s.úng của nhóm Hồi giáo vũ trang Jihad.

Israel từ chối đề nghị hỗ trợ của Ukraine trong ứng phó với UAV

06:41:02 03/07/2024
Ukraine đã lên kế hoạch mời các chuyên gia Israel nghiên cứu UAV và thử nghiệm hệ thống chống UAV để đổi lấy các công nghệ tiên tiến mà Israel dường như không muốn cung cấp.

Nga cảnh báo Israel về việc chuyển tên lửa Patriot cho Ukraine

06:37:49 03/07/2024
Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng việc đưa vũ khí nước ngoài tới Ukraine sẽ không ngăn cản Moskva đạt được các mục tiêu quân sự của mình mà chỉ kéo dài cuộc giao tranh và làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO.

Có thể bạn quan tâm

Hoang sơ và hấp dẫn khu du lịch sinh thái Cồn Vành - Thái Bình

Du lịch

14:24:35 03/07/2024
Người Thái Bình vẫn tự hào gọi cồn Vành là Tuần Châu của quê lúa . Bởi nơi đây có bãi cát dài thăm thẳm cùng hệ sinh thái rừng ngập mặn khá phong phú.

Người phụ nữ suýt mất 300 triệu đồng sau một cuộc điện thoại

Pháp luật

14:11:17 03/07/2024
Một người phụ nữ ở Đà Nẵng nhận cuộc gọi thông báo có liên quan đến tổ chức tội phạm và yêu cầu chuyển 300 triệu đồng.

Thực hư thông tin bạn trai Khánh Vân là chồng cũ ca sĩ đình đám Vbiz

Sao việt

14:06:38 03/07/2024
Sau khi Khánh Vân công khai được cầu hôn, thông tin về chồng sắp cưới của nàng hậu trở thành tâm điểm chú ý của cư dân mạng.

Nhân vật của Hồng Diễm trong "Trạm cứu hộ trái tim" lại khiến khán giả ức chế

Hậu trường phim

13:27:54 03/07/2024
Suốt từ đầu phim, Ngân Hà luôn là nhân vật bị khán giả chỉ trích nhiều nhất, từ lối diễn xuất đến ngoại hình nhân vật.

'Hoàng tử Vpop' Hoàng Hải: Rất lâu rồi tôi không trải qua cảm giác yêu, nhớ một ai đó

Nhạc việt

12:52:30 03/07/2024
Ca sĩ Hoàng Hải thừa nhận, ở t.uổi 42, lâu lắm rồi anh không yêu nên không biết miêu tả mình trong tình yêu như thế nào.

Lê Hoàng: "Tôi không tin cô nào làm diễn viên mà đẻ đến hai đứa con ngoài giá thú"

Tv show

12:45:27 03/07/2024
Người Thứ 3 tập 154 xoay quanh câu chuyện hôn nhân tan vỡ của chị M vì chồng ngoại tình, có con riêng với nhân tình.

Trạm cứu hộ trái tim giới thiệu tập cuối: Ngân Hà biến mất, An Nhiên và 3 nhân vật chiếm spotlight

Phim việt

12:41:31 03/07/2024
Clip giới thiệu phim tập cuối không hề có sự xuất hiện của Ngân Hà hay Vũ. Đáng nói, dường như khán giả cũng không mấy quan tâm đến 2 nhân vật này, bởi đoạn kết của họ có lẽ ai cũng đã đoán ra.

JungKook được huyền thoại Diana Ross khen ngợi

Nhạc quốc tế

12:30:23 03/07/2024
Em út BTS Jungkook tiếp tục khiến người hâm mộ tự hào khi nhận được lời khen từ ca sĩ huyền thoại Diana Ross về một bài hát trong album solo đầu tay Golden .

Cô gái 33 t.uổi về quê làm ruộng: Tự do cả về vật chất lẫn tinh thần

Sáng tạo

12:25:59 03/07/2024
Năm 2016, Ye Zi lần đầu tiên đến thị trấn Shigu, Vân Nam. Bị hút hồn bởi khung cảnh núi non hùng vĩ, Ye Zi đã quyết định rời bỏ thành phố và ở lại nơi này.

Vô tình mở điện thoại của vợ ra xem, tôi 'đứng hình' khi phát hiện chuyện động trời giữa anh trai và vợ, hóa ra bấy lâu nay tôi đã bị lừa...

Góc tâm tình

12:04:16 03/07/2024
Vợ tôi là một người dịu dàng, ngoan ngoãn lại có học thức cao. Tôi rất hay khoe vợ mình cùng đồng nghiệp, mỗi lần xong công việc trên công ty sớm tôi lại mời đồng nghiệp về nhà.

Những bộ đầm dạ hội 'hot' nhất mùa hè 2024

Phong cách sao

11:44:55 03/07/2024
Diễn viên Quỳnh Châu Người một nhà khoe vẻ đẹp kiêu kỳ và nữ tính qua từng thiết kế đầm dạ hội đang là xu hướng cho mùa hè năm nay.