Bồi thường sai 4,5 tỷ đồng tại dự án Tây Yên Tử
Các cán bộ được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng tại dự án Tây Yên Tử đã lên phương án bồi thường sai đối tượng.
Vụ án có trách nhiệm của Phó chủ tịch huyện nhưng cơ quan điều tra cho rằng chỉ cần xử lý hành chính đã đủ sức răn đe.
Khu du lịch Tây Yên Tử. Ảnh Mạnh Thắng.
Bồi thường cho ai?
Cơ quan điều tra (CQĐT) Công an tỉnh Bắc Giang vừa đề nghị viện kiểm sát cùng cấp truy tố các bị can Phan Đức Hạnh (SN 1973) – nguyên Phó GĐ Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường (KT TNMT) tỉnh Bắc Giang, Thân Đức Thanh (SN 1974) – nguyên Trưởng phòng Đo đạc bản đồ Trung tâm KT TNMT, Nguyễn Văn Lực (SN 1982) – cán bộ Trung tâm KT TNMT về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”.
Cùng vụ án, bị can Ngọc Minh Phụng (SN 1962) – nguyên cán bộ Phòng TN&MT huyện Sơn Động (Bắc Giang) bị đề nghị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo điều tra, năm 2016, UBND tỉnh Bắc Giang chấp thuận cho Cty CP dịch vụ Tây Yên Tử đầu tư Dự án Khu du lịch Tây Yên Tử tại huyện Sơn Động với số vốn hơn 1.400 tỷ đồng.
Để thực hiện dự án, Trung tâm KT TNMT được giao nhiệm vụ đo đạc, nghiệm thu với chủ đầu tư; lập phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Trong phương án bồi thường tại xã Tuấn Mậu (Sơn Động) được bị can Nguyễn Văn Lực lập, có hộ ông Nguyễn Văn Chung sẽ nhận hơn 3,7 tỷ đồng; hộ bà Dương Thị Bích được nhận hơn 2,7 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cơ quan chức năng phát hiện ông Chung và bà Bích cùng quê huyện Hiệp Hòa, có mua đất tại xã Tuấn Mậu từ 6 hộ dân khác nhau trong giai đoạn 2005 đến 2011; việc mua bán này chưa hoàn tất thủ tục pháp lý. Thấy vậy, bị can Phan Đức Hạnh đã xin chỉ đạo từ ông Ngô Văn Xuyên – Phó GĐ Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang và nhận được ý kiến cần bồi thường cho 6 hộ dân hiện vẫn đứng tên trong “sổ đỏ”.
Các bị can thực hiện ý kiến này, hủy việc bồi thường cho hộ ông Chung, bà Bích và thay vào đó là 6 hộ dân có đất ở xã Tuấn Mậu. Năm 2017, Trung tâm KT TNMT chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ tại UBND xã Tuấn Mậu nhưng 6 hộ dân nói trên không đến, có 4 người khác cầm giấy ủy quyền của họ đến nhận thay. Số này gồm ông Ngô Quốc Bình (cán bộ kiểm lâm đã nghỉ hưu) và con gái ruột nhận hơn 3,8 tỷ đồng; ông Nguyễn Hữu Ngoạn nhận hơn 722 triệu đồng; ông Phạm Tuấn Nam (cả 4 người cùng ở TP Bắc Giang) nhận hơn 1,9 tỷ đồng.
Phó chủ tịch có trách nhiệm
Điều tra xác định, ông Nguyễn Văn Chung và bà Nguyễn Thị Bích có góp tiền cho ông Ngô Quốc Bình để mua đất tại xã Tuấn Mậu nhưng 2 người không tham gia làm các thủ tục và không biết khu đất đã mua ở đâu.
Về 6 hộ dân bán đất, họ khai bán cho các ông Ngô Quốc Bình và Phạm Tuấn Nam. Trong đó, có 1 hộ bán toàn bộ và 5 gia đình bán một phần đất của mình nhưng các bên không đo đạc, chỉ ước lượng diện tích rồi vạch ra ranh giới khu đã bán với đất còn lại. Có người còn đưa Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên mua để làm thủ tục sang tên và nhiều năm nay chưa được nhận lại.
Đến nay, CQĐT đã khởi tố vụ án để làm rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của các ông Ngô Quốc Bình, Nguyễn Hữu Ngoạn và Phạm Tuấn Nam. Trong đó, ông Bình bị bắt tạm giam.
Cơ quan tố tụng khẳng định, việc bồi thường cho 6 hộ dân rồi để 4 người khác nhận tiền là sai quy định, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước hơn 4,5 tỷ đồng. Trong vụ việc, bị can Ngọc Minh Phụng đã không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao; không chỉ đạo nhân viên cấp dưới thẩm định phương án bồi thường tại địa phương. CQĐT cho rằng hành vi của ông Phụng là thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, ông Giáp Văn Tâm – Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Động bị xác định không nghiên cứu kỹ dẫn tới phê duyệt phương án bồi thường sai về chế độ cho các hộ dân. Hành vi của ông Tâm có dấu hiệu thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng CQĐT cho rằng không cần xử lý hình sự, chỉ áp dụng các biện pháp hành chính với ông Tâm đã đủ sức răn đe.
Quá trình điều tra, Trung tâm Phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp huyện Sơn Động có giao nộp tài liệu liên quan dự án nâng cấp tỉnh lộ 239 trong đó có hồ sơ bồi thường cho các ông Ngô Quốc Bình và Phạm Tuấn Nam số tiền hơn 169 triệu đồng. Bước đầu, CQĐT xác định việc bồi thường này sai quy định nhưng sẽ được tách ra, xử lý trong một vụ án khác.
X.A
Theo tienphong.vn
Cô gái Bình Dương trốn tránh việc cách ly có thể bị phạt hành chính từ 2 - 5 triệu đồng
Hành động trốn né cách ly của N.T.T (Bình Dương) ngoài việc bị cưỡng chế cách ly còn có quy định rõ ràng về việc xử lý hành chính.
Ngày 25/2, những hành khách từ Hàn Quốc về Việt Nam đều được kiểm tra thân nhiệt, truy xuất thông tin điểm xuất phát để tiến hành cách ly phòng chống virus Corona (Covid-19).
Tuy nhiên, một hành khách nữ trở về Việt Nam từ Deagu - tâm địch tại Hàn Quốc đã tìm cách khai man tờ khai để 'lách' cách ly. Thậm chí cô nàng còn livestream thông báo và hướng dẫn cách... 'lách' cách ly với phát ngôn sốc: 'Những người không thông minh mới bị cách ly'.
Cô gái Bình Dương livestream tiết lộ bí quyết không bị cách ly
Ngày 26/2, nữ hành khách này đã chính thức bị Sở Y tế Bình Dương cách ly theo quy định. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Chuyên gia cao cấp của Trung tâm đáp ứng dịch khẩn cấp (Bộ Y tế) cho biết, N.T.T còn có thể bị phạt hành chính theo quy định đã có.
'Cụ thể, tại Điều 12, NĐ 176 Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế quy định rõ, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi này'.
PGS.TS Trần Đắc Phu giải thích thêm: người nào từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì tại điều 10 quy định sẽ phạt tiền từ 2.000.000 - 5.000.000 đồng đối với hành vi nêu trên.
N.T.T đã chị cưỡng chế cách ly theo quy định
Chính phủ đã giao cho Bộ Công an (lực lượng xuất nhập cảnh) phối hợp với các bộ ngành như Bộ Lao động Thương Binh & Xã hội (lực lượng quản lý lao động ngoài nước), ... để phối hợp và phát hiện.
'Kể cả về đến địa phương rồi, chính quyền cấp phường xã cũng phải tham gia cùng phát hiện, thậm chí cả người dân cũng tham gia phát hiện những trường hợp như thế' - PGS.TS Phu cho biết.
Cũng trong ngày hôm qua, không chỉ có hành khách trở về từ Deagu và Gyeongsang, mà tất cả những hành khách trở về từ Hàn Quốc đều phải cách ly tập trung 14 ngày theo quy định.
Chang Min
Theo baodatviet
Thời Lê sơ, tử hình là mức án cao nhất đối với tội tham nhũng Đa phần những vụ án tham ô, nhũng lạm được xét xử thời Lê sơ đều ứng với pháp luật đã quy định, cho thấy được tính công bằng của luật pháp trong xét xử đối với tội tham nhũng. Trong lịch sử dân tộc hầu hết các triều đại, nạn tham nhũng đều hiện diện. Nhà Lê sơ (1428-1527) là triều đại...