Bồi thường nhà nước, không thể lạm dụng thương lượng
Tại buổi góp ý dự thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng nên quy định về trách nhiệm chủ động bồi thường, xin lỗi người bị thiệt hại của cơ quan nhà nước liên quan…
“Trước pháp luật, Nhà nước và người dân phải bình đẳng. Cán bộ nhà nước gây thiệt hại cho dân thì cơ quan có trách nhiệm giải quyết hậu quả phải chủ động bồi thường, không thể lạm dụng thương lượng mà kéo dài quá trình bồi thường cho dân”. Những ý kiến này là do các thành viên Hội đồng Tư vấn dân chủ và pháp luật (Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam) đưa ra trong buổi góp ý dự thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) ngày 23-6.
Đừng để niềm tin cạn kiệt
Nguyên Chánh Tòa Lao động, TAND Tối cao Nguyễn Đắc Thắng lấy vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang làm ví dụ và nói: Khi giải quyết bồi thường thiệt hại cho ông Chấn, các cơ quan cứ đổ qua đổ lại, giải quyết thì “lúng ta lúng túng”. “Người ta đi tù cả chục năm, khi về thì đã tiều tụy, kiệt quệ về sức khỏe, tinh thần nhưng quá trình đòi bồi thường lại rất gian nan” – ông Thắng nhận xét.
Đồng tình, TS Lưu Bình Nhưỡng (Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương) nói: “Nhiều khi nhận được bồi thường thì người dân đã cạn kiệt về cả niềm tin. Có vụ việc liên quan đến một giáo viên ở Thái Bình bị kết tội buôn bán ma túy. Mặc dù được xác định oan nhưng vẫn bị các thủ tục hành chính hành lên hành xuống. Có những vụ thiệt hại rất lớn, lên tới 46 tỉ đồng như vụ Lương Học Phi nhưng cuối cùng người bị oan đành chấp nhận mức bồi thường 23 tỉ đồng”.
Dù đã được công khai xin lỗi nhưng đến nay việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho ông Huỳnh Văn Nén vẫn chưa xong. Ảnh: Phương Nam
Theo TS Nhưỡng, việc bồi thường phải làm sao để cho người dân thấy cơ quan nhà nước thật sự cầu thị. “Nếu để người dân đã bị oan mà còn phải bỏ thời gian, tiền bạc để đi đòi bồi thường thì dân làm sao còn niềm tin?” – ông Nhưỡng nói.
GS Thái Vĩnh Thắng (Trường ĐH Luật Hà Nội) cũng dẫn chứng vụ án oan của ông Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận, dù đã được công khai xin lỗi nhưng đến nay việc giải quyết bồi thường thiệt hại vẫn chưa xong. “Ông Nén khổ, gia đình ông ấy cũng khổ. Cán bộ làm sai thì Nhà nước phải chủ động giải quyết hậu quả đi chứ. Sao cứ bắt người bị oan phải có văn bản yêu cầu bồi thường, yêu cầu xin lỗi thì mới thực hiện? Các văn bản này tạo ra bất bình đẳng giữa Nhà nước và người dân” – GS Thắng nhận xét.
Không lạm dụng thương lượng
GS Lê Hồng Hạnh (Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN) kể có cô giáo bị oan, khi được minh oan thì không được nhận về dạy lại tại trường cũ. Hoặc một giám đốc xí nghiệp bị xử tù oan năm năm, thụ án được một năm thì được minh oan. Khi về, chức giám đốc đã mất, lời xin lỗi cũng không có. Từ đó GS Hạnh nhận xét Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hiện hành chủ yếu nhấn mạnh việc bồi thường vật chất, còn bồi thường tổn hại phi vật chất, khôi phục các quyền lợi hợp pháp, công việc, chức vụ… cho người bị thiệt hại thì chưa chú trọng.
Theo luật sư Nguyễn Văn Chiến (Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam): “Thời gian qua, việc thương lượng giải quyết bồi thường với người bị oan, bị thiệt hại cứ tạo ra cảm giác cơ quan chức năng liên quan cò kè bớt một thêm hai với dân. Dân đã thiệt hại rõ ràng rồi mà cứ thương lượng để giảm bớt các khoản bồi thường. Dân đeo đuổi hết nổi nên phải chấp nhận mức do cơ quan nhà nước đưa ra”.
Từ đó, luật sư Chiến góp ý việc bồi thường nhà nước cần tuân thủ nguyên tắc thiệt hại đến đâu, bồi thường đến đó. Thương lượng, nếu có, phải mang tính chất nhân văn, tức thương lượng để thúc đẩy quá trình bồi thường nhanh hơn và có lợi cho dân nhất chứ không phải nhằm giảm bớt nghĩa vụ bồi thường.
Video đang HOT
Đồng tình, GS Trần Ngọc Đường (Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn dân chủ và pháp luật) nói: “Cơ quan nhà nước không nên cò kè với người dân trong bồi thường. Như thế là không công bằng”. Cạnh đó, GS Đường cho rằng dự luật mới chỉ tính đến thiệt hại tinh thần trong lĩnh vực tố tụng hình sự, trong khi những lĩnh vực khác như hành chính, lao động… người dân cũng bị tổn thương. Vì vậy, cần phải tính toán lại việc bồi thường tổn thất tinh thần và phải nghiêng về phía người bị thiệt hại. Mặt khác, thủ tục bồi thường cũng phải đơn giản, nhẹ nhàng hơn.
Chỉ cần ra bản án trái luật là phải bồi thường Theo ông Trần Việt Hưng (Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp), dự thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) lần này có nhiều điểm mới. Chẳng hạn, dự thảo bỏ từ “cố ý” ra khỏi hành vi “cố ý ra bản án trái pháp luật” của thẩm phán, tức chỉ cần ra bản án trái luật là đã phải bồi thường. Dự thảo cũng quy định ba cơ quan liên quan về bồi thường, bao gồm cơ quan quản lý nhà nước về bồi thường (do Chính phủ quản lý); cơ quan giải quyết bồi thường và cơ quan gây thiệt hại. Đặc biệt theo dự thảo, trong thủ tục bồi thường không nhất thiết bắt người bị thiệt hại phải cung cấp đầy đủ chứng cứ, chứng từ. Các bước thực hiện bồi thường đều phải có báo cáo, bao gồm cả báo cáo về thương lượng, đồng thời quy rõ trách nhiệm với người đứng đầu. Với những thiệt hại cụ thể, có thể xác minh ngay thì sẽ được giải quyết bồi thường ngay. Thời hạn bồi thường cũng được rút ngắn xuống tối thiểu là 63 ngày, tối đa 68 ngày (so với trước đây tối thiểu là 95 ngày, tối đa 120 ngày). Ông Hưng đánh giá với những quy định này thì có thể tránh được trường hợp phải chờ đợi bồi thường lâu và có tác dụng giảm bức xúc xã hội.
CHÂN LUẬN
Theo_PLO
Trách nhiệm bồi thường khi gây tai nạn giao thông
Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Hỏi:
Em tôi trên đường đi làm về đi đúng phần đường của mình trong người không có chất kích thích. Trong quá trình tham gia giao thông có xin đường một phương tiện đi trước và được phép vượt. Trong lúc đó có 1 chiếc xe ngược chiều người điều khiển có rượu trong người và hai xe tông vào nhau hai bên điều bị thương nặng sau 10 ngày ông kia tử vong. Vậy cho hỏi em tôi phải chịu trách nhiệm gì có bồi thường không, bồi thường là bao nhiêu? có ở tù không?
Trả lời:
Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi chia các trường hợp để tư vấn như sau:
Trường hợp cơ quan công an xác định nguyên nhân gây tai nạn là do lỗi của cả hai bên thì việc bồi thường thiệt hại được giải quyết theo quy định tại Điều 617 Bộ luật dân sự 2005: "Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường".
Tuy nhiên trường hợp cơ quan công an xác định vì vi phạm quy định giao thông đường bộ mà em trai bạn gây ra ta nạn thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009:
" Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
"1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
...
B) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
...
Đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
..."
Ngoài ra, theo Điều 604 BLDS 2005:
"Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó."
Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong trường hợp này áp dụng theo Điều 605 BLDS:
"Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường."
Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm hại
Tại Điều 610 BLDS quy định:
"1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định."
Trường hợp của em trai bạn cần phải xác định rõ lại vấn đề lỗi để giải quyết theo quy định. Do đó, cần phải chờ kết quả của việc điều tra để giải quyết.
Theo Công ty Luật Minh Gia
Cơ quan làm oan phải chủ động xin lỗi, cải chính công khai Theo Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (LTNBTCNN), người bị oan có quyền yêu cầu khôi phục danh dự trong thời hạn ba tháng kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực. Trong thời hạn30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản về việc khôi phục danh dự của người bị...