Bội thực đầu tư
Năm qua, cho dù nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc thu hẹp sản xuất, thì lĩnh vực sản xuất bia vẫn liên tục phát triển với hàng loạt dự án đầu tư mới, mở rộng quy mô của cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Phía Nam, Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đã đầu tư 24 dự án ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó đã có 20 dự án nhà máy đi vào hoạt động với tổng công suất hiện có hơn 1,8 tỷ lít bia. Năm nay, doanh nghiệp vẫn dự kiến đầu tư thêm 3 dự án mới. Phía Bắc, Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco) đã có 14 nhà máy khắp miền Bắc, miền Trung như tại Phú Thọ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Bình… tổng công suất lên khoảng 811 triệu lít bia/năm. Chưa kể, tại các địa phương này, rất nhiều nhà máy bia đua nhau mọc lên, thậm chí một số tỉnh, thành có tới 2 thương hiệu bia. Đó là chưa kể những lò bia tươi sản xuất tại các thành phố lớn như Hà Nội có bia Legend, bia Việt Tiệp…
Thị trường bia đang là miếng bánh béo bở thu hút các nhà đầu tư. Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam cho biết, năm 2013, thị trường trong nước đã tiêu thụ trên 3 tỷ lít bia, tăng khoảng 10% so với năm trước đó. Mức tiêu thụ của năm 2014 cũng được dự báo sẽ tăng ít nhất trên 5% so với năm ngoái. Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến lo ngại thị trường Việt Nam sẽ bội thực nhà máy bia, nguồn cung dư thừa, khi mà sản lượng tiêu thụ của một số nhà máy hiện vẫn còn thấp hơn năng lực sản xuất.
Vài năm trước, mặc dù Bộ Công thương sau khi phát hiện ra ngành thép bị vỡ quy hoạch đã có văn bản yêu cầu các địa phương chỉnh đốn. Tuy nhiên các địa phương đã đều xem các dự án thép như là một thành tích trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho địa phương mình nên khi thấy có nhà đầu tư muốn vào ngành thép thì mời luôn chứ không có sự lựa chọn, cân nhắc nào cả. Do đó, đến nay tổng công suất thiết kế đã gấp đôi nhu cầu thép. Thép dư thừa và có thể sẽ lại trả giá như việc đầu tư vào xi măng theo phong trào cách đây ít năm.
Lúc đó, doanh nghiệp và các địa phương đầu tư tràn lan, có đá vôi là cố gắng chạy suất lập nhà máy xi măng hoành tráng. Hệ quả, tổng công suất các nhà máy đã là khoảng 70 triệu tấn/năm (năm nay có thể trên 80 triệu tấn/năm). Trong khi lượng tiêu thụ trong nước chỉ 45-48 triệu tấn/năm. Năm 2013, ngành xi măng xuất khẩu hơn 14 triệu tấn, nhưng chỉ là để giải quyết tình trạng tồn kho, còn lời lãi chả đáng bao nhiêu so với đồng tiền bỏ ra đầu tư khi giá xi măng xuất khẩu chỉ bằng hơn nửa giá bán trong nước. Đang có hiện tượng nhà đầu tư nước ngoài (FDI) mua lại nhà máy sản xuất xi măng tốt của Việt Nam (như Chinfon Hải Phòng, Thăng Long tại Quảng Ninh…), bao tiêu sản phẩm để xuất về nước họ, vừa được miễn thuế xuất khẩu, VAT. Kết cục, nước họ không mất tài nguyên, không ô nhiễm mà vẫn có sản phẩm tốt, giá rẻ; còn thiệt hại chỉ Việt Nam chịu.
Thực trạng “bội thực” đầu tư công đã là một trong những vấn đề “ nóng” được đưa ra chất vấn tại nghị trường mới đây. Tỉnh nào cũng có sân bay, cảng biển, khu công nghiệp, sân golf, khu đô thị cao cấp, trường đại học là không phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, đã hình thành nhiều dự án đầu tư công dàn trải, kém hiệu quả, dẫn đến chuyện chậm tiến độ, phát sinh chi phí và gây hưởng lớn đối với đời sống xã hội.
Video đang HOT
Bội thực đầu tư là bài toán phải nhanh chóng có lời giải để tránh lãng phí tiền của. Việc làm cấp bách là phải phân loại các dự án đầu tư, sau đó lên kế hoạch loại bỏ những dự án không khả thi, những dự án thừa. Có phương thuốc hiệu nghiệm lại trừ căn bệnh “bội thực đầu tư” thì các ngành, các địa phương mới có thể thoát khỏi nợ nần, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội.
Theo ANTD
Những mẫu điện thoại xa xỉ bán tại Việt Nam
Những mẫu điện thoại có giá hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng khiến nhiều người mê mẩn nhưng chỉ có thể ngắm nhìn.
Tag Heuer Meridiist
Tag Heuer Meridiist thế hệ 2 vừa được giới thiệu tại thị trường Việt Nam có kiểu dáng thiết kế lấy cảm hứng từ những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ, mỏng chỉ 12mm và thiết kế 2 SIM, giá từ 440 - 475 triệu đồng.
Dòng sản phẩm này không có nhiều tính năng như smartphone, tuy nhiên được lắp ráp thủ công tỉ mỉ với 430 chi tiết, sử dụng nhiều chất liệu cao cấp với vật liệu sapphirre trên cả màn hình và bàn phím, vỏ thép đặc biệt chống xước...
Tonino Lamborghini Spyder Mobile L688
Có giá bán 480 triệu đồng, cũng tương tự như nhiều loại điện thoại xa xỉ khác, dòng máy có xuất xứ từ Italia này không có nhiều tính năng đặc biệt, màn hình nhỏ 2.2inch với mặt kính sử dụng đá sapphire chống trầy xước, kết nối 3G, Wi-Fi...
Lamborghini Spyder Mobile L688
Tuy nhiên, chiếc điện thoại "hội tụ" nhiều trang bị xa xỉ như toàn bộ mặt trước của dòng máy được đính lượng kim cương 7.8 carat, khung máy chế tạo từ thép không gỉ 316L, toàn bộ khung máy được đánh bóng bằng tay và phủ một lớp vàng lên toàn bộ mặt thép...
Vertu Constellation Ayxta
Không giống như các dòng điện thoại siêu sang khác thường sử dụng dạng thanh, Vertu Constellation Ayxta Diamonds Black Alligator là chiếc điện thoại vỏ sò đầu tiên của Vertu với nắp gập cá tính. Ayxta được chế tác hoàn toàn thủ công, với khả năng đóng mở nắp êm ái với bản lề gập được cố định bằng đôi chốt cầu thép không gỉ. Mặt trước của máy được gắn 175 viên kim cương tròn, bàn phím làm bằng sapphire, vỏ làm bằng thép không gỉ kết hợp da thuộc màu đen, kính sapphire chống xước...
Giá bán của sản phẩm hiện nay vào khoảng 320 triệu đồng.
Vertu Signature S Yellow Gold
Là sản phẩm thuộc dòng Vertu Signature được giới doanh nhân tại Việt Nam ưa chuộng, Vertu Signature S Yellow Gold được trang bị nhiều chất liệu quý hiếm như platin, vàng, kim cương và được lắp ráp hoàn toàn thủ công. Máy có giá bán hơn 750 triệu đồng tại Hà Nội với trang bị cơ bản như: bàn phím của máy được thiết kế tỉ mỉ đính ngọc ruby 4.75 carat, bề mặt sản phẩm là một miếng ngọc bích lớn, mặt kính saphia chống trầy xước.
Vertu Constellation Ayxta.
Đáng chú ý, Vertu Signature S Yellow Gold hiện chỉ là "đàn em" của một số sản phẩm cũng thuộc dòng Vertu Signature như Vertu Signature S Yellow Gold Full Pave Baguette Diamond, White Gold Pave Baguette Diamonds... có giá bán khoảng 1,5 - 2 tỷ đồng. Tuy nhiên do kinh tế khó khăn, sức mua của năm 2013 giảm sút nên hiện những sản phẩm có giá đến 2 tỷ đồng không được giới kinh doanh trong nước chào bán nhiều.
GoldVish Beyond Dreams
GoldVish Beyond Dreams đã xuất hiện trên thị trường khá lâu, tuy nhiên cho tới nay, đây vẫn là một trong những dòng máy có giá bán thuộc top đắt giá bậc nhất hiện nay với hơn 1 tỷ đồng. Sản phẩm được thiết kế với kiểu dáng sang trọng và được làm bằng vàng 18K, số lượng kim cương có trên sản phẩm lên tới 246 viên, trọng lượng kim cương 2.30 carat, mặt sau được thuộc da thủ công tỉ mỉ.
Theo VNE
Thử thì được, chớ dùng thường là... toi! Tụi em mới cưới nhau hơn 1 tháng. Hai đứa đều trong độ tuổi "hay ăn, chóng lớn, khỏe yêu" nên lúc nào cũng có thể gần gũi. Em thấy nếu cứ đều đều mỗi ngày một lần thì rất vui, cả em và ông xã đều hài lòng. Thế nhưng mấy chị bạn lớn tuổi ở công ty em quả quyết rằng,...