Bối rối vì són tiểu trong lúc ‘yêu’
Những giải pháp sau sẽ giúp phụ nữ xử lý được sự cố khó nói “ són tiểu khi yêu”.
Trong lúc vợ chồng gần gũi, một số phụ nữ đột ngột són tiểu (nước tiểu tiết ra một cách không kiểm soát).
Một nghiên cứu được tiến hành tại Anh cho thấy có khoảng 24% phụ nữ bị són tiểu trong lúc yêu, đặc biệt là tình trạng són tiểu xảy ra khi dương vật của chồng đưa vào âm đạo hoặc vào thời điểm lên đỉnh. Hiện tượng này khiến người vợ cảm thấy mặc cảm, tự ti và không dám tìm hiểu nguyên nhân cũng như tìm giải pháp khắc phục.
Theo các bác sĩ chuyên khoa niệu cho biết, nguyên nhân gây són tiểu ở nữ giới trong lúc yêu là do cổ bàng quang bị suy yếu. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng khoa Niệu, Bệnh viện FV cho biết: “Thống kê cho thấy khoảng 30-40% nữ giới mắc bệnh són tiểu và phần lớn nguyên nhân do cấu trúc giải phẫu cơ quan sinh dục và tầng sinh môn bị ảnh hưởng trong quá trình sinh con hoặc hiện tượng mãn kinh làm mô tế bào vùng cơ quan niệu – sinh dục bị yếu đi.
Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản như:
- Nên đi tiểu trước khi hai vợ chồng quan hệ tình dục.
- Không nên uống các loại nước nhiều chất kích thích: caffein hoặc rượu.
- Không nên uống quá nhiều nước (>2-2,5 lít) mỗi ngày
- Nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Niệu để có hướng điều trị thích hợp
Nếu tình trạng són tiểu không chỉ xảy ra trong lúc yêu mà còn xảy ra trong những lúc chơi thể thao, đi đứng và vận động mạnh hay khi ho, hắt hơi, bạn cần được Bác Sĩ chuyên khoa khám và tư vấn các phương pháp điều trị thích hơp như:
Video đang HOT
Tập luyện tầng sinh môn:
- Tăng cường sức cơ vùng tầng sinh môn: tập co thắt cơ quanh âm đạo và quanh hậu môn (ít nhất 05 buổi hướng dẫn, sau khi có kết quả có thể tự tập tại nhà)
- Tập vật lý trị liệu với bác sĩ hoặc kỹ thuật viên chuyên khoa nhằm tạo co thắt các cơ vùng tầng sinh môn và quanh niệu đạo (thông thường khoảng 10 – 20 buổi tập).
Điều trị bằng thuốc chống són tiểu:
Do bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong từng trường hợp cụ thể.
Phẫu thuật nâng đỡ niệu đạo (Phẫu thuật TOT):
Đây là phương pháp phẫu thuật hiện đại qua đường tự nhiên, ít xâm lấn, không đau, không mất máu, thời gian thực hiện nhanh nhưng rất hiệu quả trong việc điều trị són tiểu.
Phương pháp này sử dụng một dải băng Polypropylene tổng hợp nhập trực tiếp từ Pháp đặt dưới niệu đạo, nhằm tạo ra sự nâng đỡ vững chắc thay cho mô và cơ vòng đã yếu và ngăn nước tiểu rỉ ra khi gắng sức. Sau phẫu thuật thông thường bệnh nhân chỉ nằm viện tối đa 24 giờ, thậm chí ra về ngay trong ngày và trở lại sinh hoạt bình thường. Theo thống kê, tỷ lệ thành công của phương pháp phẫu thuật này hơn 90%.
2. Viêm bàng quang, niệu đạo
Nhiều phụ nữ thường bị viêm bàng quang sau khi quan hệ chăn gối với chồng, đặc biệt là những trường hợp quan hệ với tần suất “yêu” nhiều lần trong/ngày như giai đoạn tuần trăng mật, sau chuyến công tác dài ngày…
Một số biểu hiện đặc trưng của viêm bàng quang, viêm niệu đạo là người bệnh cảm thấy bỏng hay rát buốt khi đi tiểu. Nguyên nhân gây viêm là do vi khuẩn, thường gặp nhất là khuẩn E. Coli. Trong quá trình quan hệ, vi khuẩn từ âm đạo sẽ xâm nhập vào niệu đạo và đi vào bàng quang gây viêm nhiễm.
Nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng được điều trị khỏi, hết các triệu chứng tiểu rát, tiểu buốt trong vòng 3 ngày đến 1 tuần. Các bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh cho bạn sau khi xét nghiệm nước tiểu.
Cũng có những trường hợp bệnh nhân bị viêm bàng quang tái phát nhiều lần, thời gian điều trị kéo dài hơn. Trong và sau quá trình điều trị, bạn nêu uống nhiều nước để gia tăng sự đào thải nước tiểu, giúp tống vi khuẩn ra ngoài . Sau khi đi tiểu, bạn vệ sinh vùng kín và dùng khăn vải mềm lau khô từ trước ra sau để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào trong lỗ tiểu.
Đồng thời, bạn cũng tránh các loại xà phòng, chất tẩy rửa cơ thể, vùng kín có nhiều chất tạo mùi hoặc tạo bọt. Bạn cũng nên vệ sinh vùng kín trước khi giao hơp và đi tiểu chậm nhất 10 phút ngay sau khi quan hệ.
Theo Phununews
Hơn nửa phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu
Phụ nữ đang độ tuổi sinh hoạt tình dục mà thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiểu thì nên xem lại tư thế quan hệ nhằm tránh gây tác động niệu đạo.
Ảnh: sheknows.com.
Tỷ lệ mắc bệnh trong cả đời người là 53% với nữ và 14% với nam, theo số liệu của Dự án về bệnh lý tiết niệu Bắc Mỹ.
Nói chuyện tại Trung tâm Truyền thông và Giáo dục Sức khỏe TP HCM, thạc sĩ Chung Tuấn Khiêm (Bệnh viện Bình Dân) cho biết, nhiễm trùng đường tiểu hay còn gọi nhiễm trùng niệu là bệnh thường gặp, do vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu, hoặc vi khuẩn từ máu đến định cư và nhân lên tại nơi này. Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, trong nước tiểu của bệnh nhân thường có vi khuẩn và tế bào mủ.
Nhiễm trùng đường tiểu được phân loại thành viêm niệu đạo (gây cảm giác rát bỏng khi đi tiểu, đôi khi có mủ); viêm tuyến tiền liệt (ở nam giới, gây tiểu gắt, tiểu khó, đau hạ vị, đôi khi sốt cao, xuất tinh ra máu), viêm đài bể thận, viêm thận, áp xe thận, và viêm bàng quang. Viêm bàng quang là nhiễm trùng niệu thường gặp nhất ở nữ giới, 20% phụ nữ có một lần bị viêm bàng quang trong đời và trong đó có 20% tái phát.
Vi khuẩn E. coli gây nên 80% trường hợp nhiễm trùng đường tiểu ở người lớn. Vi khuẩn này thường hiện diện trong đại tràng và có thể đi vào lỗ niệu đạo từ vùng da xung quanh hậu môn và cơ quan sinh dục. Phụ nữ dễ nhiễm bệnh hơn do lỗ niệu đạo nằm gần với nguồn vi khuẩn từ phía sau (hậu môn, âm đạo) và niệu đạo của phụ nữ cũng ngắn hơn do đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang. Ngoài E.coli, một số vi khuẩn khác như Chlamydia trachomatis hay Mycoplasma hominis... đều có thể gây nhiễm trùng đường tiểu. Một người nếu nhiễm vi khuẩn này có nhiều khả năng lây truyền cho người khác trong khi giao hợp.
Những người có dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu, hẹp bao quy đầu, hẹp niệu đạo, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, có thai hoặc mãn kinh, sỏi thận, sỏi bàng quang, giao hợp với nhiều bạn tình, bất động lâu ngày (chấn thương, bại liệt), uống ít nước, mắc chứng són phân... có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.
Triệu chứng nhiễm trùng niệu rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi và vị trí nhiễm trùng trên đường tiết niệu. Nhìn chung là đều tiểu đau rát, tiểu khó mặc dù muốn tiểu, tiểu nhiều lần, giao hợp đau, có thể chảy mủ và tiết dịch miệng sáo, có thể sốt...
Bác sĩ Tuấn Khiêm cho biết, những trường hợp nhiễm trùng đường tiểu nhẹ nhàng có thể tự lành mà không cần điều trị. Tuy nhiên, vì nhiễm trùng đường tiểu về lâu dài có khả năng gây nên những biến chứng nặng nề, như nhiễm trùng huyết, suy thận cấp, phụ nữ có thai có thể đẻ non, gây nhiễm trùng sơ sinh... nên tất cả trường hợp mắc bệnh dù nặng hay nhẹ đều được khuyến cáo điều trị kỹ càng. Thuốc điều trị thường dùng là các kháng sinh. Liệu trình cũng như loại thuốc tùy thuộc vào loại vi khuẩn cũng như vị trí nhiễm trùng.
Bác sĩ cũng khuyên, để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, biện pháp chung nhất vẫn là gìn giữ vệ sinh cá nhân thật tốt:
- Thay tã cho trẻ ngay lập tức sau khi dính phân.
- Chị em cũng như các bé gái cần tránh thói quen lau hậu môn từ trước ra sau khi đại tiện.
- Mọi người nên tập thói quen uống nhiều nước nhằm tăng lượng nước tiểu để tống xuất vi khuẩn khỏi đường tiểu. Vitamin C cũng có khả năng giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
- Không được nhịn tiểu (trừ trường hợp có lời khuyên của bác sĩ).
- Nên tắm vòi hoa sen, không nên ngâm mình trong bồn tắm.
- Đi tiểu trước và sau khi giao hợp.
- Vệ sinh sạch vùng sinh dục trước khi giao hợp.
- Nếu phụ nữ đang độ tuổi sinh hoạt tình dục mà thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiểu thì nên xem lại tư thế giao hợp nhằm tránh tác động nhiều đến lỗ niệu đạo.
- Tình dục an toàn, chung thủy.
Hoàng Anh
Theo VNE
Khi 'quan hệ', nam giới có những triệu chứng sau dễ bị vô sinh Những dấu hiệu bất thường trên cơ thể có thể khiến cho nam giới thường không để ý đến nhưng đó có thể là nhữn triệu chứng vô sinh ở nam giới mà cánh mày râu không biết được. Việc quan tâm tới sức khỏe của mình thường xuyên có thể giúp cánh mày râu có thể phát hiện ra kịp thời dấu...