Bồi lấp và sạt lở cửa biển Cửa Đại – Quảng Nam: Nguy cơ biến dạng cả một vùng kinh tế – văn hóa
Sau cơn lũ lớn vừa qua, khu vực cửa biển Cửa Đại (phường Cửa Đại, TP.Hội An, Quảng Nam) biến dạng nghiêm trọng do tình trạng bồi lấp và sạt lở.
Một khu du lịch ở bờ biển Cửa Đại đang xây dang dở bị bỏ hoang do sạt lở. Ảnh: T.T.Thư
Cửa biển Cửa Đại là nơi các dòng sông Thu Bồn, Trường Giang đổ ra biển lớn, cũng là ngả để ra biển của hàng chục ngàn ngư dân các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Hội An….với hàng ngàn tàu thuyền khai thác hải sản. Cửa Đại rộng hơn 1.000m tính từ phường Cửa Đại (Hội An) qua xã Duy Nghĩa (huyện Duy Xuyên), nhưng hiện đã bị cát bồi lấp đến 600m. Đồng thời, cửa biển hướng bắc ra Cù lao Chàm cũng bị bồi lấp dài hơn 2.000m. Trong khi đó, bờ biển Cửa Đại dài mấy cây số lại đang bị sạt lở nặng nề, khiến các dự án khách sạn, khu nghỉ dưỡng đang xây dựng và hoạt động tại đây bị uy hiếp, một số dự án xây dựng dang dở phải bỏ hoang.
Ngư dân Lê Dũng (trú phường Cửa Đại) buồn rầu ngồi gỡ lưới trên bãi cạn, kể: “Cả tuần nay tàu tôi không qua cửa ra biển được, nên đành thả lưới kiếm mấy con tôm cá sống qua ngày. Tình trạng bồi lấp đã làm mực nước tại đây chỉ còn sâu khoảng 1,8m khi nước triều lên, còn khi nước xuống thì thảm hơn, chỉ còn 1,2m. Tàu thuyền công suất từ 30 CV trở lên còn không ra vào chi được, huống hồ là tàu xa bờ công suất lớn. Đây đang là mùa đánh bắt chính trong năm, nếu kéo dài, chắc ngư dân đói hàng loạt”.
Hàng ngàn tàu thuyền với hàng chục ngàn ngư dân các huyện Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình đều chung cảnh ngộ nằm bờ. Bởi Cửa Đại là ngả duy nhất để ra biển. Trạm kiểm soát biên phòng Cửa Đại đã cấp phép cho hơn 80 tàu thuyền (với 700 ngư dân) ra khơi đánh bắt, nhưng cả tuần qua vẫn không tàu nào vượt ra được khỏi cửa biển. Không chỉ vậy, gần 3.000 người dân trên đảo Cù lao Chàm cũng ruột nóng như lửa vì không thể lưu thông với đất liền do “mắc cạn” tại doi cát bồi lấp dài đến hơn 2km ở phía bắc Cửa Đại.
Không chỉ tại thiên tai
Video đang HOT
Các ngư dân Đỗ Hòa, Nguyễn Hùng (phường Cửa Đại) ngày ngày lội ra bãi cạn ngóng nước lên và thăm dò luồng lạch vì nóng lòng chờ đợi một “phép màu” để mở cửa biển cho tàu ra khơi. Họ chỉ con lạch nhỏ chạy song song với cửa biển, kể: “Trước đây, từ bãi cạn này có thể đi thẳng đến cửa biển, sau cơn lũ vừa rồi mới mở con lạch mới. Nước lũ đổ ra cửa biển mang theo khối lượng lớn đất cát từ thượng nguồn, cộng thêm đất cát từ bờ biển dài mấy cây số ở đây đang sạt lở nghiêm trọng. Khi đến Cửa Đại, lượng đất cát này bị sóng biển đánh ngược trở lại khiến chúng không thể tiếp tục trôi ra biển được nữa nên bồi lấp Cửa Đại. Nước lũ không thể đổ hết hết ra biển, nên phá thêm con lạch nhỏ này đây”.
Nhưng chỉ chừng đó thì cũng chưa đủ để khiến cửa Đại bồi lấp nặng nề đến vậy. Theo các ngư dân, nguyên do còn bởi “nhân tai”. Trước đây, chính quyền cho phép một số người đào hồ nuôi tôm sát bờ biển. Cát bị múc lên, tạo thành những hố sâu, vừa tạo điều kiện cho sóng biển đánh thành ao gây sạt lở, vừa khiến lượng đất cát bị lôi ra biển gây bồi lấp. Cửa Đại còn phải “gánh” thêm một lượng đất cát lớn nữa do các đơn vị thi công cầu và đường dẫn vào cầu Cửa Đại tập kết gần đó, bị lũ cuốn trôi, bồi lấp.
Hàng trăm ngàn mét khối cát tập trung tại khu vực bãi biển cạnh Cửa Đại đã bị sạt lở sau đợt lũ vừa qua. Bãi cát rộng hơn 5ha này hiện đã bị lở hơn 150m. Để thi công cầu Cửa Đại, đơn vị thi công đã khơi thông luồng lạch đưa sà lan vào khu vực. Thành phố thống nhất cho phép lấy cát lên đổ tập trung và cam kết đến ngày 1.10 phải vận chuyển hết ra khỏi khu vực. Tuy nhiên, trong 150.000m cát tập trung ở đây, đến nay mới chỉ chuyển đi được 60.000m.
Nguy cơ
Cửa Đại có tên cũ là Đại Chiêm, vốn là cửa biển quan trọng, sầm uất bậc nhất ở Đàng Trong từ thời Chămpa, luôn gắn liền và làm nên tên tuổi của một đô thị – thương cảng Hội An nổi tiếng xưa nay. Việc Cửa Đại bị bồi lấp, sạt lở không chỉ ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, mà còn làm “biến dạng” văn hóa. Ông Nguyễn Sự – Bí thư thành ủy Hội An – cho rằng: Sự bồi lấp của cửa biển này sẽ hủy hoại môi trường. Nước lũ từ thượng nguồn đổ về không thoát ra được, sẽ gây ngập lũ nhanh, nặng, lại chậm rút ra, không chỉ đối với Hội An mà còn với huyện Điện Bàn.
Lũ vừa rồi là minh chứng: trong khi lũ ở Câu Lâu phía trên xuống báo động 1, thì Hội An còn ở mức báo động 3 và tiếp tục lên. Về lâu dài, nó còn cắt đứt đường di cư của cá, làm cạn kiệt nguồn lợi thủy – hải sản vì môi trường thay đổi… Cửa Đại còn là tuyến giao thông đường thủy huyết mạch xưa nay, thương thuyền từ biển vào, từ thượng nguồn xuống theo sông Vu Gia – Thu Bồn, và từ phía nam ra theo sông Trường Giang. Bồi lấp cửa biển thì giao thông, giao thương sông-biển, đảo Cù lao Chàm bị đứt.
Tàu thuyền đánh bắt hải sản, hàng chục ngàn hộ dân các huyện ảnh hưởng thiệt hại khủng khiếp. Rồi cứu nạn cứu hộ khi có sự cố. Còn du lịch-ngành mũi nhọn của Hội An và cả Quảng Nam thì thiệt hại quá rõ. “Nếu không sớm khắc phục tình trạng bồi lấp, thì di sản cùng lịch sử văn hóa Hội An sẽ bị mất mát, thậm chí biến dạng. Hơn nữa, cả một nền kinh tế – văn hóa “hướng biển” của địa phương cũng không có lối ra”.
Khu vực cửa biển này thường xuyên có sóng to, gió lớn, nên việc thực hiện phương án nạo vét luồng gần như không thể triển khai. Trước mắt, ngành chức năng đề nghị triển khai bỏ phao định vị để hướng dẫn luồng, trong khi nghiên cứu phương án sử dụng tàu hút để khẩn cấp khơi thông luồng lạch cho tàu thuyền lưu thông. Cũng theo khảo sát của cơ quan chức năng, khu vực cửa biển này thường xuyên có sóng to, gió lớn, nên việc thực hiện phương án nạo vét luồng gần như không thể triển khai.
Trước mắt, ngành chức năng đề nghị triển khai bỏ phao định vị để hướng dẫn luồng, trong khi nghiên cứu phương án sử dụng tàu hút để khẩn cấp khơi thông luồng lạch cho tàu thuyền lưu thông. nhưng hiện cát đã bồi lấp từ hướng Bắc ra Cù lao Chàm dài 2km, chiều ngang của cửa biển cũng đã bị bồi lấp 600m. Khi nước cạn, từ đáy sông lên chỉ còn 1,2m nước, nếu thủy triều lên 0,9m, cộng với chân hoa tiêu 0,3m thì mực nước cũng chỉ đạt 1,8m sâu. Vì thế, tàu thuyền từ 30 sức ngựa trở lên đều khó có thể ra vào.
Ngày 21.11, Sở GTVT cùng chính quyền TP.Hội An đã khảo sát, tìm hướng khắc phục. Theo ông Trương Văn Cận – Giám đốc Sở GTVT – khu vực cửa biển này thường xuyên có sóng to, gió lớn, nên việc thực hiện phương án nạo vét luồng gần như không thể triển khai. Trước mắt, ngành chức năng đề nghị triển khai bỏ phao định vị để hướng dẫn luồng, trong khi nghiên cứu phương án sử dụng tàu hút để khẩn cấp khơi thông luồng lạch cho tàu thuyền lưu thông.
Theo Laodong
Mưa lũ tại miền Trung - Tây Nguyên: Đã có 40 người chết và mất tích
Sáng 18-11, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương cho biết: Theo báo cáo của các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, mưa lũ đã làm 31 người chết; 9 người mất tích và 20 người bị thương.
Mưa lũ cũng làm hơn 243.000 nhà bị ngập, tốc mái, hư hỏng, sập, đổ, cuốn trôi; gần 3.000ha lúa và hoa màu bị hư hại; trên 100ha ao cá, tôm cua bị ngập, hư hại; 14 tàu, thuyền bị lật, chìm, gặp sự cố; gần 120.000m3 đất, đá, bê tông sạt, trôi, bồi lấp; 9.520m đê, kè bị hư hỏng và cuốn trôi; 148.850m kênh, mương bị hư hỏng, cuốn trôi; 48 cột điện bị nghiêng, đổ; 783.785m3 đường giao thông bị sạt lở, vùi lấp.
Thủ tướng Chính phủ đã có công điện số 1960/CĐ-TTg ngày 17-11 gửi UBND các tỉnh ven biển từ Thiên Thiên-Huế đến Phú Yên, các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và các bộ, ngành gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc đến thân nhân những gia đình có người bị chết, mất tích, người bị thương; chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả mưa lũ.
Hiện nay, lũ các sông vẫn đang ở mức cao, diễn biến còn phức tạp, để chủ động phòng, chống lũ, hạn chế thiệt hại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục rà soát, chủ động di dời dân ra khỏi các vùng bị nguy hiểm có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở, vùng bị ngập sâu đến nơi an toàn. Các ban ngành, địa phương huy động mọi phương tiện, lực lượng, bằng mọi biện pháp tiếp cận những khu dân cư còn bị ngập sâu, chia cắt; tổ chức cứu trợ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm cho nhân dân, nhất là những người dân chưa sơ tán kịp tại các khu vực bị ngập sâu, đảm bảo không để người dân nào bị đói, khát. Bên cạnh đó, tổ chức cứu chữa người bị thương, hỗ trợ mai táng người thiệt mạng đồng thời cử người canh gác, kiểm soát giao thông, hướng dẫn việc đi lại an toàn qua các bến đò ngang, các ngầm giao thông bị ngập sâu, nước chảy siết...
Theo ANTD
Người đàn ông ở nghĩa địa vì "coi mình đã chết" Lầm lũi một mình với căn bệnh kỳ lạ, với sự cô đơn tột cùng, từng giờ, từng ngày ông Đặng Văn Phước (khối phố 7, P.Thanh Hà, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) phải sống trong tủi cực và xót xa. Với nhiều người, khi nhìn thấy ông họ đã phải thét lên kinh hoàng vì căn bệnh quái lạ với hàng ngàn...