Bồi hồi ngắm nghía phố phường Việt Nam đầy hoài niệm với 5 bộ phim đình đám này!
Một chút cổ kính, hoài niệm của phố phường xưa trong những bộ phim Việt Nam đình đám này chắc chắn sẽ khiến bạn phải xao xuyến.
Không quá ồn ào tấp nập, đậm chất cổ kính và mang màu hoài niệm, phố phường xưa của Việt Nam luôn là cảm hứng bất diệt cho các nhà làm phim. Dù việc phục dựng lại bối cảnh của thế kỷ trước không hề đơn giản nhưng vẫn có rất nhiều nhà làm phim quyết định mạo hiểm để mang đến cho khán giả những thước phim sinh động, ấn tượng nhất.
Miền Trung những năm 60 – 70 trong Mắt Biếc
Là bộ phim chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng là một trong số những dự án điện ảnh được trông đợi nhất của Việt Nam trong năm nay, Mắt Biếcchỉ vừa nhá hàng những hình ảnh đầu tiên đã lập tức khiến dân tình sôi sục. Bởi mọi thứ đúng như những gì mà người ta đã từng “thấy” trong trang văn của Nguyễn Nhật Ánh. Một ngôi trường nữ sinh thân thuộc, khu chợ Đo Đo có chút cổ kính, đường Bạch Đằng, Kim Long, phố đêm đèn màu sành điệu và Tây hóa,… tất cả đều thực sự ở đây, hữu hình và đầy sống động chứ không chỉ còn trên trang sách và trong trí tưởng tượng của độc giả nữa.
Góc phố cũ đã quá quen với đọc giả của Mắt Biếc
Chợ Đo Đo tấp nận người qua lại
Vũ trường cùng sự góp mặt của lối sống Tây hóa
Phố về đêm lấp lánh ánh đèn màu
Những con phố mộng mơ của Đà Lạt trước ngày giải phóng trong Tháng Năm Rực Rỡ
Là bộ phim được đánh giá rất cao về mặt hình ảnh, Tháng Năm Rực Rỡ – dấu ấn vàng trong trong sự nghiệp của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã mang đến cho khán giả một Đà Lạt mộng mơ và đầy hoài niệm. Vốn vẫn biết Đà Lạt rất đẹp nhưng chẳng ai ngờ Đà Lạt của ngày trước giải phóng lại mơ hồ, huyền hảo như vậy. Bom đạn của mấy mươi năm chiến tranh dường như không thể lấy mất đi vẻ thanh bình của vùng đất mộng mơ này. Con dốc Nhà Bò, khu ga cũ Trại Mát, khu nhà hát Hòa Bình, trường trung học Cam Ly,… những địa điểm check in nổi tiếng của giới trẻ ngày nay bỗng trở nên huyền ảo đến lạ thông qua lăng kính của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.
Con dốc Nhà Bò quen thuộc trở nên bình yên đến lạ
Trường Cam Ly tinh khôi đến lạ trong những thước phim của Nguyễn Quang Dũng
Video đang HOT
Quán cafe quen thuộc của giới trẻ K” Cafe Audiophile bỗng trở nên đậm chất cổ điển
Phim trường Secret Garden hợp với bối cảnh Đà Lạt xưa đến lạ
Nhà hát Hòa Bình được biến tấu để trở nên phù hợp hơn với không khí trước ngày giải phóng
Phân đoạn biểu tình được đánh giá rất cao trong phim
Khu ga cũ Trại Mát cổ kính và mộc mạc
Sài Gòn thập niên 60 trong Cô Ba Sài Gòn
Là bộ phim xuyên không hiếm hoi của màn ảnh Việt, dù những thước phim về Sài Gòn những năm 60 trong Cô Ba Sài Gòn không nhiều nhưng cũng đủ để khán giả cảm thấy xốn xang và hoài niệm. Những góc phố quen đã không còn ồn ào và tấp nập, những quán cafe pha trộn giữa văn hóa Á – Âu, tiệm may xưa mang đậm nét cổ kính,… tất cả vừa đủ để mang đến một không khí rất xưa của phố phường Sài Gòn những năm hưng thịnh.
Phố phường Sài Gòn xưa của Ngô Thanh Vân bỗng yên bình đến lạ
Những quán cafe của giới thượng lưu
Tiệm may xưa nơi tái hiện đầy đủ cuộc sống của dân Sài Thành thời hưng thịnh
Sài Gòn và Nam kỳ lục tỉnh những năm 30 – 50 trong Mộng Phù Hoa
Là bộ phim lấy cảm hứng từ cuộc đời có thật của đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn xưa, Mộng Phù Hoa từng được ví như Cô Ba Sài Gòn phiên bản truyền hình. Thế nhưng trái ngược hoàn toàn với tác phẩm của Ngô Thanh Vân, gần như toàn bộ thời lượng của Mộng Phù Hoa đều xoay quanh một Sài Gòn rất cổ kính của những năm Tây hóa. Khán giả được dịp cùng cô Ba Trang (Kim Tuyến) dong duổi khắp các miền từ Sài Gòn hoa lệ đến Nam kỳ lục tỉnh.
Khu chợ nghèo của những năm 30 – 50 được tái dựng lại
Con phố cũ với sự xuất hiện của văn hóa châu Âu
Quán nước bên đường vẫn giữ nét bụi bặm
Những cảnh nội cùng cách bài trí nội thất đúng chuẩn Sài Gòn thời ấy
Những chiếc xích lô là phương tiện giao thông chính của giới thượng lưu Sài Gòn những năm 50
Con phố nhỏ – nơi người ta có thể thấy rõ sự phân biệt giàu nghèo
Hà Nội đầu thế kỷ XX trong Trò Đời
Không chỉ có Sài Gòn mà Hà Nội xưa cũng từng được nhiều nhà làm phim lựa chọn để khai thác. Và nếu đã từng một lần xem bộ phim Trò Đời chắc hẳn bạn sẽ phải ngạc nhiên bởi một Hà Nội quá đỗi sinh động nhưng vẫn đầy cổ kính của những năm đầu thế kỉ XX.
Cuộc sống thượng lưu của người Hà Nội những năm đầu thế kỉ XX
Mọi thứ phảng phất nét cổ kính, mộc mạc
Một góc phố không quá đông đúc
Hi vọng trong thời gian tới Việt Nam xinh đẹp và đầy cổ kính xưa sẽ tiếp tục được các nhà làm phim khai thác triệt để trong những tác phẩm của họ.
Theo trí thức trẻ
Cha đẻ "Mắt Biếc" Nguyễn Nhật Ánh nói gì khi gặp trực tiếp Ngạn và Hà Lan "ngoài đời"?
Đạo diễn Victor Vũ và hai diễn viên chính của bộ phim "Mắt Biếc" đã đến gặp nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, sau 30 năm, cuối cùng tác giả mới được gặp thầy Ngạn và Hàn Lan ngoài đời.
Sau khi công bố tạo hình tạo hình thầy Ngạn (Trần Nghĩa) và Hà Lan (Trúc Anh) trong bộ Mắt Biếc, gây bão cư dân mạng suốt thời gian qua, đạo diễn Victor Vũ đã dẫn hai "gà cưng" mới của mình đi gặp "cha đẻ" của bộ truyện - nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Buổi gặp gỡ diễn ra trong không khí ấm cúng và thân mật. Đặc biệt, nhà văn còn hóm hỉnh chia sẻ: " Thế là sau 30 năm tác phẩm Mắt biếc ra đời, chú mới có dịp nhìn thấy Ngạn và Hà Lan bằng xương bằng thịt ở ngay trước mắt".
Victor Vũ đã mang thầy Ngạn và Hà Lan đến gặp "cha đẻ" là nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Cả hai diễn viên chính là Trần Nghĩa và Trúc Anh đều nhận được sự động viên rất lớn từ nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ông không ngại ngần chia sẻ rằng mình vô cùng mong đợi màn hoá thân của hai bạn trẻ, để xem có phải là Ngạn và Hà Anh từ trong truyện bước ra hay không. Đồng thời nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng không quên chia sẻ những cảm xúc bồi hồi, kỷ niệm lúc sáng tác tiểu thuyết Mắt Biếc. Chính ông đã giúp Trần Nghĩa và Trúc Anh hiểu hơn về chuyển biến của từng nhân vật trong bộ truyện này.
Nhân vật Hà Lan do nữ diễn viên trẻ Trúc Anh thể hiện.
Thầy Ngạn do diễn viên Trần Nghĩa đảm nhận.
Trước sự lo lắng của công chúng về việc những diễn viên trẻ như Trần Nghĩa và Trúc Anh, khó lòng truyền đạt hơi thở thời đại của tác phẩm, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã động viên hai diễn viên chính: " Tuy nhân vật và diễn viên sống ở hai thời đại khác nhau nhưng tuổi thơ và tuổi trẻ của bất cứ ai cũng có mẫu số chung về cảm xúc, nên chú tin những gì quen thuộc với Ngạn và Hà Lan cũng không xa lạ với tụi con".
Dù đã cao tuổi, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vẫn sử dụng mạng xã hội và không quên chia sẻ việc mình có sử dụng mạng xã hội. Ông đọc được rất nhiều bình luận từ các fan và không quên gửi gắm niềm tin của mình đến dàn diễn viên và đạo diễn Victor Vũ. Cá nhân ông nhìn nhận, Victor Vũ là người duy mỹ và cầu toàn. Đó cũng là cơ sở để ông tin tưởng trao gửi đứa con tinh thần của mình của mình, ông cũng tin tưởng sự lựa chọn của Victor Vũ. Ông chia sẻ: " Dĩ nhiên một tác phẩm nhiều nội tâm như Mắt biếc là một thử thách với diễn viên nhưng đã bước chân vào nghề này, tụi con cũng cần thử thách để khám phá những giới hạn của bản thân và khán giả cũng cần điều đó để khám phá tài năng của tụi con. Chúc tụi con thành công".
Nhà văn "tuổi thơ" Nguyễn Nhật Ánh rất tin tưởng vào Victor Vũ.
Đồng thời nhà văn cũng bày tỏ sự thích thú với hai diễn viên đóng nhân vật Trà Long và Dũng. Toàn bộ dàn diễn viên của Mắt Biếc đều ái mộ nhà văn của "tuổi thơ" Nguyễn Nhật Ánh, nên đã đặt rất nhiều câu hỏi về nhân vật.
Mắt Biếc dự kiến sẽ khởi quay vào giữa tháng 3 tại Huế và Quảng Nam.
Theo trí thức trẻ
Khán giả nhiệt tình đề cử OST cho Mắt Biếc, liệu NSX có thể chiều lòng fan? Sau khi cơn sốt diễn viên chính tạm qua, fan hâm mộ Mắt Biếc nhộn nhịp đề cử OST cho phim. Giữa rất nhiều tác phẩm, chỉ hai cái tên được khán giả nhắc đến nhiều nhất là "Mắt Biếc" và "Có Chàng Trai Viết Lên Cây". Ngày 25/2 hẳn là ngày vui đặc biệt với các độc giải hâm mộ truyện Mắt...