Bồi hồi kẹo dồi Cổ Hoàng
Kẹo dồi từng là thứ quà “làm mưa làm gió” với thế hệ 8X, 9X trên khắp cả nước. Tuy vậy, đến nay muốn ăn kẹo dồi “gốc” thì phải về làng Cổ Hoàng (H.Phú Xuyên, Hà Nội).
Kẹo dồi Cổ Hoàng giản dị, lưu giữ tuổi thơ – ẢNH THÚY VÂN
Tôi không nhớ lần đầu tiên được ăn kẹo dồi là từ bao giờ, chỉ biết rằng ngay từ lúc còn bé tí, bố tôi đã bảo “bố mê dồi đen, con thèm dồi trắng”. Mỗi lần mẹ tôi đi chợ về hoặc cô dì chú bác đến chơi đều có chung một thứ quà là kẹo dồi.
Kẹo dồi đúng như tên gọi giống y như khúc dồi lợn, lạc và mạch nha được nhồi vào bên trong lớp đường bột cứng màu trắng, sắt thành từng khúc, cắn đến đâu giòn tan đến đó. Tôi thích phần vỏ trắng vì ưa độ ngọt sắc, tôi hay ăn kiểu “tỉa vỏ” ngoài trước xong mới ăn ruột sau.
Ngày nhỏ, kinh tế khó khăn, những “200 đồng” một cái kẹo dồi, tôi nhõng nhẽo mãi ông Đen hay bán hàng ở quán làng mới chịu bán rẻ cho “500 đồng 3 cái”, đó là giây phút tuổi thơ đẹp đẽ chưa bao giờ phai mờ trong tôi.
Nhưng rồi, xã hội phát triển, kẹo dồi thân thương không còn xuất hiện trên sạp nhỏ của ông Đen, thay vào đó là mấy thứ kẹo theo kiểu công nghiệp, đủ màu sặc sỡ mà hương vị thì không thật.
Cứ tưởng kẹo dồi đã “tuyệt chủng” thì gần đây tôi mới biết đến “đất tổ” của kẹo dồi, đó là làng Cổ Hoàng ven sông Nhuệ. Nghề làm kẹo dồi đã có ở Cổ Hoàng vài trăm năm và từng được mang đi tiêu thụ ở khắp phố phường Hà Nội, đến nay vẫn còn vài chục hộ làm nghề.
Video đang HOT
Kẹo dồi xưa và nay chẳng chút khác biệt. Vẫn màu trắng hơi đục, được bọc trong túi ni lông trong, giữa có một tấm giấy giới thiệu đơn sơ “Kẹo dồi gia truyền”. Chục năm không được ăn kẹo dồi, lúc ăn lại tôi như được trở về tuổi thần tiên, ngoài độ ngọt sắc của đường, thơm bùi của lạc còn nguyên vẹn, đó còn là mùi vị của tuổi thơ, của một thời “gom góp đồng nát, dép hỏng bán để lấy tiền ăn kẹo dồi”.
Bí quyết làm kẹo dồi khá đơn giản. Chỉ cần chọn lạc ta, hạt nhỏ rồi rang bằng chảo gang củi lửa không rang bằng gas, sau đó trộn nhanh với mạch nha đã nấu chín, mạch nha nấu đủ độ nếu không sẽ rất nhanh cháy. Hỗn hợp này được cuộn với lớp bột đường dẻo, người thợ phải cuộn thành khúc nhanh và cắt đều tay nếu không mạch nha sẽ nhanh cứng, cắt bị vỡ.
Giá một gói kẹo dồi “mua tận gốc” chỉ 10.000 đồng 10 cái cỡ to. Mừng là, giờ nghề kẹo Cổ Hoàng đã được công nhận là làng nghề truyền thống, ngoài kẹo dồi còn kẹo lạc, chè lam… Kẹo dồi Cổ Hoàng cũng xuất hiện trên các trang thương mại điện tử và đem lại đời sống ổn định cho người dân.
Kẹo lạc - món quà quê dân dã
Thọ Xuân (Thanh Hóa) nổi danh không chỉ bởi đây là vùng đất lịch sử, giàu truyền thống văn hóa và cách mạng, mà còn nổi tiếng với những sản vật địa phương, trong đó kẹo lạc là một trong những "sản vật" tiêu biểu.
Kẹo lạc được làm ở nhiều nơi trên địa bàn huyện nhưng tập trung chủ yếu ở xã Phú Xuân. Đây là nghề truyền thống có hàng trăm năm tuổi đang được người dân gìn giữ và phát triển.
Nguyên liệu làm kẹo lạc rất đơn giản gồm: lạc, vừng, đường kính trắng và mạch nha.
Quy trình làm kẹo lạc phải trải qua nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận mới cho ra được sản phẩm chất lượng và hình thức.
Để có hương vị đặc trưng, lạc rang phải đảm bảo độ ngon, béo. Lạc sau khi rang vừa đủ độ chín sẽ được đưa ra sàng sảy và chọn bỏ những hạt hỏng. Đây là khâu rất quan trọng quyết định đến chất lượng mỗi chiếc kẹo. Bởi nếu không cẩn thận, chỉ một vài hạt lạc hư lẫn vào sẽ tạo cảm giác khó chịu cho người ăn
Ngoài lạc, vừng trắng cũng phải qua khâu tuyển chọn thật kỹ, lọc bỏ những hạt lép, giữ lại hạt trắng mẩy tròn, tăng thêm độ béo cho chiếc kẹo lạc.
Để làm được một mẻ kẹo lạc ngon, giòn, tơi, sáng, đòi hỏi người làm phải nắm được kỹ thuật, trộn hỗn hợp đúng tỷ lệ, đúng thời gian. Nếu nấu lâu quá thì kẹo sẽ cứng, sẫm màu, còn chưa đủ thời lượng thì kẹo sẽ non mềm, dễ chảy nước.
Đường kính và mạch nha sau khi nấu đến độ sánh vừa phải sẽ được trộn đều với lạc rang tạo thành hỗn hợp sền sệt đặc trưng riêng. Sau đó, sẽ được đổ ra khuôn.
Tùy vào mức độ điều chỉnh máy định hình, kẹo được cắt thành từng miếng nhỏ.
Nếu trước đây việc rang lạc bằng phương pháp thủ công vừa tốn nhiều công sức và thời gian, thì hiện nay máy rang lạc đã giúp người sản xuất tạo nên được những mẻ lạc chín đều, chuẩn về màu sắc.
Vị ngọt của đường, giòn thơm của lạc, béo bùi của vừng quyện hòa cùng nhau trong mỗi chiếc kẹo nhỏ xinh, đặc biệt khi nhâm nhi cùng chén trà sẽ mang lại dư vị khó quên cho những ai từng thưởng thức. Bà Trịnh Thị Tiệp, thôn Phú Cường - người có 25 năm gắn bó với nghề làm kẹo lạc cho biết: Mỗi ngày gia đình bà làm từ 2 đến 3 tạ kẹo để xuất bán ra thị trường. Cuối năm khối lượng kẹo sẽ còn tăng nhiều hơn nữa. Hiện nay, keo lạc cơ sở Chính Tiệp của gia đình không chỉ tiêu thụ trong địa bàn tỉnh mà còn được nhiều tỉnh, thành khác ưa chuộng.
Không chỉ là món ăn yêu thích của nhiều người, kẹo lạc còn được dùng làm quà biếu vào mỗi dịp lễ, tết.
3 cách làm chân giò hầm kiểu Đức, Ý, Hàn thơm ngon lạ miệng Chân giò không chỉ được chế biến thành những món lẩu, món canh mà còn bắt cơm với những món hầm dinh dưỡng. Hãy cùng vào bếp ngay hôm nay và thực hiện 3 cách làm chân giò hầm kiểu Đức, Ý, Hàn thơm ngon, lạ miệng nhé! 1. Chân giò hầm kiểu Ý Nguyên liệu làm Chân giò hầm kiểu Ý Chân...