Bồi dưỡng tiếng Khmer và Ê Đê cho cán bộ, chiến sĩ quân đội
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk vừa mở lớp bồi dưỡng tiếng Khmer và Ê Đê năm 2020 cho 139 cán bộ, chiến sĩ, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang công tác tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc, trong đó 84 học viên học tiếng Khmer (chủ yếu là các cán bộ, chiến sĩ Đội K51 làm nhiệm vụ tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và các chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất Cam-pu-chia) và 55 học viên học tiếng Ê Đê.
Học tiếng Ê Đê giúp cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong thời gian một tháng, các học viên được trau dồi những kiến thức cơ bản về: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng giao tiếp hằng ngày thông qua các hình thức: Nghe, nói, đọc, viết. Bên cạnh đó, các học viên được giới thiệu và tìm hiểu về những nét văn hóa, phong tục tập quán, đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Ê Đê ở các buôn làng và người dân Cam-pu-chia sinh sống tại các phum, sóc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk… Thông qua lớp bồi dưỡng, các cán bộ, chiến sĩ có điều kiện nâng cao năng lực trong giao tiếp, tạo thuận lợi khi tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở các buôn làng tỉnh Đắk Lắk thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và các chuyên gia Việt Nam hy sinh bên đất nước Cam-pu-chia.
Video đang HOT
Nâng nhận thức cho cán bộ Mặt trận về công tác dân tộc trong thời kỳ mới
Ngày 25/8, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn về công tác dân tộc năm 2020 ở 63 điểm cầu toàn quốc.
Tại điểm cầu Nghệ An, đồng chí Lê Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì hội nghị. Ảnh: Thanh Quỳnh
Tại Hội nghị tập huấn, các đại biểu được truyền đạt các chuyên đề chính gồm: Lịch sử, truyền thống và những vấn đề cơ bản về công tác Mặt trận hiện nay; Chủ trương của Đảng về công tác dân tộc theo Kết luận số 65 ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị; Những nội dung cơ bản của Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030...
Đại diện Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khẳng định, việc tổ chức hội nghị tập huấn sẽ góp phần giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kịp thời cập nhật những kiến thức mới về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc. Từ đó nâng cao hiệu quả tham mưu, triển khai hiệu quả công tác dân tộc tại địa phương, đơn vị công tác.
Dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Nghệ An có đại diện cán bộ làm công tác Mặt trận và các già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh. Ảnh: Thanh Quỳnh
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, tính đến cuối năm 2019, vùng dân tộc, miền núi đã có 98,4% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% xã được tiếp cận với điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện đạt 93,9%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các địa phương vùng dân tộc và miền núi đạt tỷ lệ khá cao, bình quân trên 7%, cao hơn bình quân chung của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bình quân khoảng 3% - 4%/năm.
Công tác giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ: 96,6% số xã có trường mẫu giáo/mầm non ; 100% số xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học; 93,2% số xã có trường trung học cơ sở; 99,39% số xã có trạm y tế; 77,8% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Nghệ An là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc và đưa các chính sách dân tộc đi vào thực tiễn. Đồng hành với cấp ủy, chính quyền, MTTQ tỉnh đã triển khai nhiều cuộc vận động, chương trình thiết thực hướng đến hộ nghèo, gia đình chính sách tại vùng DTTS. Ảnh tư liệu: Đình Tuân
Bên cạnh những thành quả đạt được, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Cụ thể, đến nay còn 118 văn bản chính sách liên quan đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi (trong đó có 54 đề án, chính sách còn hiệu lực), do nhiều cơ quan chủ trì xây dựng, quản lý, tổ chức thực hiện nên nguồn lực bị thiếu, phân tán, dàn trải, khó lồng ghép, khó xác định rõ trách nhiệm.
Việc tuyên truyền Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và vai trò của người có uy tín tiêu biểu, các Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa phát huy hiệu quả.
Để thực hiện tốt công tác dân tộc của Mặt trận Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay, đồng chí Vũ Dương Châu - Trưởng ban Dân tộc Ủy ban MTTQ Việt Nam nhấn mạnh 5 nội dung, mục tiêu cơ bản gồm: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; Phối hợp triển khai, thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Phối hợp thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách về dân tộc và công tác dân tộc; Tham gia thực hiện công tác đối ngoại nhân dân của Mặt trận ở vùng dân tộc thiểu số; Phối hợp thực hiện, tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, phát huy vai trò người có uy tín tiêu biểu, nâng cao năng lực cán bộ Mặt trận vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngành VHTTDL Lai Châu tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thông tin lưu động; Nâng cao vai trò của gia đình, cộng đồng trong thực hiện nếp sống văn minh, phòng, chống dịch Covid-19 là những thông tin văn hoá tiêu biểu tại các tỉnh Lai Châu...