Bội chi ngân sách Nhà nước tháng 8 ước đạt 30,63 nghìn tỷ đồng
Bô Tai chinh vưa co bao cao vê Tinh hinh kinh tê – xa hôi va thưc hiên dư toan ngân sach Nha nươc thang 8 năm 2015. Theo đo, bội chi ngân sach Nha nươc (NSNN) tháng 8 ước 30,63 nghìn tỷ đồng.
Theo Bô Tai chinh, bội chi ngân sach Nha nươc tháng 8 ước 30,63 nghìn tỷ đồng (Anh minh hoa)
Về thu ngân sách nhà nước: Tổng thu cân đối NSNN thực hiện tháng 8 ước đạt 57,37 nghìn tỷ đồng; lũy kế 8 tháng ước đạt 618,14 nghìn tỷ đồng, bằng 67,8% dự toán, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó: Thu nội địa tháng 8 ước đạt 38,9 nghìn tỷ đồng, bằng 46,5% (giảm khoảng 44,7 nghìn tỷ đồng) so tháng 7, chủ yếu do một số khoản thuê và thu ngân sách phát sinh trong quý II/2015, đã tập trung kê khai, thu nộp trong tháng 7 theo chế độ quy đinh, sang tháng 8 phát sinh không đáng kể. Lũy kế 8 tháng ước đạt 459,45 nghìn tỷ đồng, bằng 71,9% dự toán, tăng 16,5% so với cùng kỳ (không kể tiền sử dụng đất thì tăng 15%), đạt khá so với cùng kỳ một số năm gần đây.
Nhờ có điều chỉnh chính sách thu đối với một số tài nguyên khoáng sản và thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên nhiều khoản thu nội địa tiến độ đạt khá (trên 70% dự toán năm), có khoản đã hoàn thành dự toán năm, như: thuế bảo vệ môi trường đạt 110,2%, thuế sử dụng đất nông nghiệp đạt 103%,…; các khoản thu về nhà, đất đạt 97,8% dự toán; lệ phí trước bạ đạt xấp xỉ 90% dự toán…
Thu từ dầu thô tháng 8 ước đạt 4,7 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 0,8 nghìn tỷ đồng so với tháng trước. Lũy kế 8 tháng ước đạt 47,1 nghìn tỷ đồng, bằng 50,7% dự toán, giảm 34,1% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng dầu thanh toán 8 tháng ước đạt 11,22 triệu tấn, bằng 76,2% kế hoạch năm, tăng 12,7% so với cùng kỳ; tuy nhiên do giá dầu giảm mạnh (bình quân gần 60 USD/thùng, giảm trên 40 USD/thùng so với giá dự toán), nên số thu từ dầu thô đạt thấp cả về tiến độ dự toán và so với cùng kỳ năm trước.
Bội chi NSNN tháng 8 ước 30,63 nghìn tỷ đồng; lũy kế 8 tháng ước 115,18 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ 51% dự toán năm
Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu tháng 8 ước đạt 13,5 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 8 tháng ước đạt 167,95 nghìn tỷ đồng, bằng 64,6% dự toán, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2014. Sau khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ 59 nghìn tỷ đồng, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 108,95 nghìn tỷ đồng, bằng 62,3% dự toán.
Về thực hiện chi ngân sách nhà nước: Chi NSNN tháng 8 ước đạt 88 nghìn tỷ đồng. Luỹ kế thực hiện chi 8 tháng đạt 733,3 nghìn tỷ đồng, bằng 63,9% dự toán, tăng 8,2% so cùng kỳ năm 2014.
Video đang HOT
Trong đó, chi đầu tư phát triển: thực hiện tháng 8 ước 11,46 nghìn tỷ đồng; luỹ kế thực hiện chi 8 tháng đạt 110,9 nghìn tỷ đồng, bằng 56,9% dự toán, tăng 7% cùng kỳ năm 2014. Riêng về thực hiện vốn đầu tư XDCB, đến hết tháng 8 vốn giải ngân cho các dự án ước đạt 107,7 nghìn tỷ đồng, bằng 56,5% dự toán, xấp xỉ mức thực hiện cùng kỳ năm 2014. Vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân 8 tháng ước đạt 48% kế hoạch và thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (đạt 59% kế hoạch).
Chi trả nợ và viện trợ: thực hiện tháng 8 ước 10,15 nghìn tỷ đồng; luỹ kế thực hiện chi 8 tháng đạt 104,55 nghìn tỷ đồng, bằng 69,7% dự toán, tăng 15,3% so cùng kỳ năm 2014, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết.
Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính: thực hiện tháng 8 ước 65,59 nghìn tỷ đồng; luỹ kế thực hiện chi 8 tháng đạt 511,65 nghìn tỷ đồng, bằng 66,7% dự toán, tăng 5,8% so cùng kỳ năm 2014. Các nhiệm vụ chi NSNN được đáp ứng kịp thời theo dự toán giao và tiến độ thực hiện của các đơn vị sử dụng ngân sách, đảm bảo kinh phí cho công tác quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội.
Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, từ đầu năm đến nay, Bộ Tài chính đã xuất cấp trên 77 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân và hỗ trợ cho học sinh vùng khó khăn.
Về cân đối NSNN, bội chi NSNN tháng 8 ước 30,63 nghìn tỷ đồng; lũy kế 8 tháng ước 115,18 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ 51% dự toán năm.
Về tình hình huy động vốn cho NSNN, tính đến ngày 25/8/2015, đã thực hiện phát hành trên 124,1 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ bù đắp bội chi NSNN và cho đầu tư phát triển, bằng khoảng 45,1% nhiệm vụ huy động vốn trong nước cả năm.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Tăng thuế 'tận thu' doanh nghiệp: Việt Nam học từ Trung Quốc?
Trung Quốc đã thực hiện cải cách chính sách thuế tài nguyên để thay thế cho thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải cắt giảm trong qúa trình hội nhập để tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết.
Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính). Ảnh: TL
Những dự kiến thay đổi mức thuế suất thuế tài nguyên đã gây ra những phản ứng mạnh mẽ từ phía doanh nghiệp.
Theo ông Vũ Hồng, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo, việc tăng thuế đợt này chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác hợp pháp, và kích thích khai thác trái phép.
Ông Nguyễn Cảnh Nam, đại diện Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam cho rằng, chính sách thuế, phí với khoáng sản ở Việt Nam ngày càng tăng cao, ở mức thuộc diện "cao nhất thế giới".
"Trong các thuế, phí, có những khoản thực chất là trùng lắp như tiền cấp quyền khai thác, cũng lên đến 2% tổng doanh thu nhưng nó không khác gì thuế tài nguyên do mục đích, tính chất thu giống nhau nên việc tăng thuế tài nguyên lần này, càng khiến mức thuế nên chót vót, khó doanh nghiệp nào chịu được", ông Nam nói.
Tăng thuế để hạn chế xuất khẩu khoáng sản
Trước những phản ứng mạnh mẽ từ các doanh nghiệp, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) dẫn ra hàng loạt Nghị quyết và cho biết, quyết định tăng thuế nhằm mục đích hạn chế tối đa xuất khẩu khoáng sản.
Đồng thời, đưa ra các giải pháp bảo vệ, quản lý tài nguyên như đổi mới cơ chế chính sách tài chính, theo đó người hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải có nghĩa vụ đóng góp để đầu tư trở lại cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Cũng theo ông Thi, quyết định điều chỉnh thuế tài nguyên giúp tăng thu ngân sách nhà nước, đảm bảo hài hoà lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người dân nơi có khoáng sản được khai thác.
Ông Thi nhấn mạnh, quyết định tăng thuế để góp phần đảm bảo đồng bộ hệ thống pháp luật về thuế, phí trong bối cảnh hội nhập khi phải thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế nhập khẩu.
Đặc biệt, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế cũng nêu, kinh nghiệm các nước cho thấy các nước đã sử dụng chính sách thuế nội địa trong đó thuế tài nguyên để thay thế cho thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải cắt giảm trong quá trình hội nhập quốc tế.
Ông Thi dẫn chứng, Trung Quốc đã thực hiện cải cách chính sách thuế tài nguyên, trong đó đã thay đổi cách tính thuế tài nguyên để tăng nguồn thu ngân sách khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Ngoài ra, Indonesia cũng đã tăng mức thuế suất thuế tài nguyên từ tháng 1/2015 khi dự kiến phải thực hiện cắt giảm thuế xuất khẩu theo cam kết quốc tế.
Thuế tài nguyên hiện tại và dự kiến của 1 số loại khoáng sản
Trước ý kiến trên, ông Thi cho biết, để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị để ổn định sản xuất, dự thảo Nghị quyết cũng đã đưa ra lộ trình áp dụng mức thuế suất thuế tài nguyên mới đối với một số loại khoáng sản hiện đang gặp khó khăn trong khai thác.
Mặt khác để tránh rủi ro khi đầu tư vào lĩnh vực khai thác khoáng sản, các doanh nghiệp thường đã phải tính toán kỹ lưỡng các chi phí đầu tư, sản xuất kinh doanh, trong đó có các chi phí về thuế theo mức thuế suất trần trong khung thuế suất do Quốc hội quy định.
Vụ trưởng Vụ chính sách thuế kết luận, việc điều chỉnh mức thuế suất thuế tài nguyên là cần thiết trong bối cảnh nước ta hiện nay nhằm góp phần đảm bảo thực hiện mục tiêu không khuyến khích khai thác tài nguyên không tái tạo có giá trị lớn, góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên và góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Dự kiến nếu biểu thuế tài nguyên mới được thông qua, số thu từ thuế tài nguyên tăng khoảng 3.367 tỷ đồng/năm và tổng số thu thuế tài nguyên (trừ dầu thô, khí thiên nhiên, khí than) đạt khoảng 14.159 tỷ đồng/năm.
Theo Bizlive
Khu đô thị mới Thủ Thiêm khiến TP.HCM phải trả lãi 2,9 tỷ đồng/ngày Trong tổng vốn đầu tư vào khu đô thị mới Thủ Thiêm có khoảng 12.000 tỷ đồng vốn vay thương mại từ các tổ chức tín dụng nên tiền lãi phát sinh khoang 2,9 ty đông/ngay. Phối cảnh khu đô thị mới Thủ Thiêm Mới đây, trong văn bản gửi Thủ tướng, UBND TP.HCM cho biết đến nay tổng vốn đầu tư vào...