Bối cảnh nước Nga và cơ hội cho Việt Nam
Làm việc với lãnh đạo và một số doanh nghiệp Nga, cả hai bên đều nhận thấy chưa phát huy hết tiềm năng to lớn trong mối quan hệ lâu dài, gắn bó giửa VN và Nga. Điều này cần được bổ sung và khắc phục ngay!
LTS: …. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm chính thức Liên bang Nga. Nhân dịp này, Tuần Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với ông Đào Văn Hồ, GĐ Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp thuộc Bộ NN – PTNT về kế hoạch đưa hàng hóa nông sản Việt trở lại “mái nhà xưa” Liên bang Nga.
Ông Đào Văn Hồ cho biết, ông vừa trở về từ hội chợ chuyên ngành nông nghiệp của Nga. Bối cảnh năm nay khiến tình hình xuất nhập khẩu nông lâm sản thay đổi rất nhiều.
Xin ông có thể giải thích rõ hơn?
- Vì cuộc khủng hoảng Ukraina nên châu Âu và Nga đang căng thẳng, cấm vận qua lại. Các mặt hàng nông sản thực phẩm từ châu Âu đã bị cấm vào Nga khiến thị trường to lớn này đang rất cần nguồn bổ sung.
Các mặt hàng mà VN đem tới triển lãm được đặc biệt chú ý. Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev sau khi tham gia lễ khai mạc đã đến thăm gian hàng VN cùng rất nhiều DN Nga. Nhiều hợp đồng đã được ký kết ngay tại đây như hợp đồng của công ty chế biến hạt điều phía Nam đã ký với DN của Nga trị giá 500.000 USD.
Ông Đào Văn Hồ (áo đen) đang giới thiệu hàng nông sản với khách Nga (ảnh: Nhân vật cung cấp)
Gần như các mặt hàng nông lâm thủy hải sản của VN có mặt đều được nhiều đối tác Nga quan tâm và sẵn sàng ký ngay. Tuy nhiên, tiếc rằng do đây là lần đầu tiên nên trong công tác chuẩn bị của chúng ta chưa được chu đáo cho lắm.
Nhiều DN đưa hàng hóa qua nhưng không có người đủ thẩm quyền để ký hợp đồng nên đành phải hẹn làm việc sau. Tiếc nhất là nhiều DN Nga kỳ vọng sẽ mua được gạo của VN nên đến tìm để ký kết. Song lần này lại không có DN chế biến kinh doanh lương thực nào của VN tham gia cả. Tiếc quá!
Vậy thị trường Nga có tiềm năng đến đâu, thưa ông?
- Theo thông báo của Liên bang Nga, hiện Nga đang thiếu nguốn cung nông lâm thủy sản khoảng 15% so với nhu cầu. 15% này trị giá khoảng 20 tỷ USD chứ không ít đâu.
Nếu chúng ta chỉ cần đáp ứng được 1/10 nhu cầu này thì cũng là tốt lắm. Đây là cơ hội lớn cho các sản phẩm nông nghiệp.
Video đang HOT
Chính phủ Nga yêu cầu DN phải tìm nguồn cung và nhập mỗi tháng 30 container cá tra để cung cấp cho bán đảo Crimea do trong nước chưa thể có nguồn thực phẩm chế biến nào khá. Toàn thể nước Nga đang tập trung lo cho bán đảo Crimea nên ngoài cá tra còn rất nhiều sản phẩm khác họ đang cần.
Liên bang Nga có dân số khá đông, diện tích rộng lớn. Nhưng yêu cầu về chất lượng không quá khắt khe như thị trường Mỹ, Nhật và châu Âu. Rất phù hợp với khả năng và năng lực của phần lớn DN Việt hiện nay.
Truyền thông Nga cũng quan tâm đặc biệt tới gian hàng Việt Nam và các loại hàng hóa của chúng ta. Báo chí Nga khẳng định, dù có thăng trầm, gián đoạn nhưng giữa VN và Liên bang Nga vẫn là đối tác tốt, cần thiết cho nhau.
Làm việc với lãnh đạo và một số doanh nghiệp Nga, cả hai bên đều nhận thấy chưa phát huy hết tiềm năng to lớn trong mối quan hệ lâu dài, gắn bó giửa VN và Nga. Điều này cần được bổ sung và khắc phục ngay!
Sau khi tham gia Hội chợ triển tại Moscow vừa rồi, qua đó tìm hiểu sâu hơn về thị trường này, chúng tôi đã họp lại cùng lãnh đạo Bộ NN – PTNT.
Có thể nhận thấy, thị trường Nga rất tiềm năng để VN đưa hàng hóa vào. Từ đây chúng ta đa dạng hóa được thị trường. Tránh trường hợp bị phụ thuộc vào thị trường cố định có nhiều rủi ro và không bền vững như thị trường TQ.
Để hàng nông lâm thủy sản VN vào được Nga, Bộ NN – PTNT và Trung tâm xúc tiến thị trường nông nghiệp có chính sách và biện pháp như thế nào?
- Bộ NN – PTNT đã quyết định sắp tới sẽ tham gia Hội chợ thực vật đồ uống lớn nhất của Nga. Trung tâm chúng tôi được giao nhiệm vụ tổ chức giao thương cho doanh nghiệp của VN và doanh nghiệp Nga.
Thị trường này sẽ được chú trọng hơn, có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia XK hàng hóa cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nga đầu tư vào VN.
Có một số doanh nghiệp phía Nam biết nhu cầu thị trường Nga rất lớn song họ vẫn e ngại sự khác biệt giữa phong cách làm ăn giữa 2 nước. Bằng chứng là Nga đã mở Trung tâm xúc tiến thương mại tại TP.HCM song việc liên lạc để gặp người có trách nhiệm lại rất khó?
- Đúng là có một số khác biệt. Hiện tượng như anh nói thì cũng có. Nhưng là trước đây. Có lần lãnh đạo của Bộ NN – PTNT qua Nga vẫn không gặp được cơ quan có trách nhiệm của họ để làm việc.
Nhưng hiện nay đã có sự thay đổi khác hẳn. Chính sách hướng Đông và những cải cách thủ tục của họ đang triển khai rất nhanh và mạnh mẽ. Phong cách làm việc đã thay đổi rất nhiều.
Vừa rồi chúng ta gửi danh sách hơn 40 DN chế biến thủy sản qua. Chỉ mấy ngày sau họ đã cử đoàn qua kiểm tra và cấp code ngay. Nhanh lắm, tôi cũng không ngờ!
Thủ tướng Nga đến thăm quan gian hàng của VN
Chúng ta cũng nên biết thêm đặc điểm của thị trường Nga, đó là, thị trường này chưa mở hoàn toàn. Cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và cấp code cho doanh nghiệp muốn đưa hàng vào Nga là Cục kiểm dịch động và thực vật trực thuộc phủ Tổng thống Liên Bang Nga. Tuy nhiên, cơ quan này hiện nay đang thay đổi theo hướng năng động và mau lẹ hơn nhiều.
Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp VN phàn nàn, khâu thanh toán và phương thức thanh toán với Nga hiện đang rất khó khăn và gặp nhiều rủi ro? Ông thấy điều này thế nào?
- Phải hiểu mặt khó khăn hiện nay. Đó là, đồng Rúp của Nga có lúc bị mất giá rất nhanh. Sau đó Ngân hàng Trung ương Nga phải tung ngoại tệ dự trữ ra để giữ giá trị cho đồng rúp.
Nhưng theo như tôi được biết, sắp tới đây Chính phủ hai nước sẽ đưa Ngân hàng Việt – Nga vào cuộc để giúp DN hai bên vượt trở ngại này.
Nếu mở ra được thị trường Liên bang thì đó là cơ hội vô cùng tốt cho VN. Theo ông, doanh nghiệp phải bắt đầu từ đâu để đưa hàng hóa vào Nga?
- Cơ quan Cục kiểm dịch động vật và thực vật của Nga là cửa đầu tiên. Doanh nghiệp VN nên gửi hồ sơ đến Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản thuộc Bộ NN – PTNT. Để thuận lợi, trước khi làm hồ sơ thì hãy vào website của cơ quan này tìm hiểu trước. Sau khi có hồ sơ, phía Nga sẽ qua kiểm tra và cấp code cho hàng hóa vào.
Do tác động khách quan và chủ quan, Nga đang thay đổi rất nhiều. Chúng ta đã gõ và cửa đã mở, nên mạnh dạn bước vào. Đây là cơ hội rất lớn và quý báu cho hàng hóa của VN…
Người Nga, thị trường Nga đang rất cần hàng hóa chúng ta. Nên nhanh chân bước vào.
Theo Duy Chiến
Công ty Đài Loan bác tin đồn trà VN nhiễm dioxin
Thông tin trà Việt Nam nhiễm chất độc da cam (dioxin) là tin đồn thất thiệt với ý đồ xấu xa - đó là khẳng định của công ty Đài Loan kinh doanh trà xuất khẩu Lâm Đồng.
Báo China Post đưa tin, Công ty Xí nghiệp thống nhất (Uni-President Enterprises Corporation) đã lên tiếng bác bỏ mọi cáo buộc trái phép liên quan đến nhãn hiệu trà King of Tea (Trà Lý Vương) nổi tiếng sau khi có tin nói công ty sử dụng trà nhiễm dioxin được trồng ở Lâm Đồng, Việt Nam.
Uni-President khẳng định không có bằng chứng nào chứng tỏ trà nhập khẩu ở VN nhiễm dioxin (ảnh: Focus Taiwan)
Phát ngôn viên Tu Chung-cheng của Uni-President cho biết hãng đang xem xét khởi kiện những người tung tin đồn chống lại công ty.
Trong những ngày gần đây, tin đồn lan rộng trên mạng Internet nói rằng các công tố viên đang định đóng cửa nhà máy trà của Uni-President ở Longtan (Taoyuan), thậm chí còn định đưa tất cả các sảm phẩm King of Tea ra khỏi các kệ hàng. Tin đồn này đã ảnh hưởng tiêu cực đến Uni-President, khiến giá cổ phiếu của ông ty tụt giảm.
Phát ngôn viên Tu Chung-cheng cho biết, Uni-President chỉ có hai nhà máy, một ở Yangmei (Taoyuan) và một ở Xinshi (Tainan) chứ không có cơ sở nào tại Longtan để các công tố viên đóng cửa.
Ông Tu cũng nhấn mạnh, trước khi bắt đầu bất kỳ quy trình sản xuất nào, công ty đều tiến hành kiểm tra xem nguyên liệu nhập khẩu có an toàn không và có đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn quốc gia hay không. Ông nói thêm rằng, không có gì chứng tỏ trà nhập khẩu từ Việt Nam có vấn đề.
"Tôi nghĩ người dân tin tưởng vào các khuôn mẫu nhất định khi nhắc đến trà Việt Nam. Vì không có bằng chứng nào chứng tỏ trà Việt Nam có vấn đề, mọi người đừng nên đi đến kết luận quá vội vàng".
Trong những ngày qua, hàng trăm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trà xuất khẩu Lâm Đồng đã khốn đốn vì tin đồn chè Việt Nam nhiễm dioxin lan truyền trên các trang mạng ở Đài Loan và Trung Quốc.
Chiều ngày 18/11, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam Đoàn Trọng Phương khẳng định chè Lâm Đồng không trồng trên vùng đất nhiễm dioxin. Ông Phương cho biết, Hiệp hội sẽ thông báo và phối hợp với Hiệp hội Chè Đài Loan để phản bác tin đồn vốn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất chè Oolong xuất khẩu.
Hiện Lâm Đồng có hơn 20 doanh nghiệp sản xuất chè Oolong xuất khẩu, trong đó có 15 doanh nghiệp do người Đài Loan đầu tư.
Trước đó, theo CNA, Trưởng đại diện Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Loan tại Việt Nam, ông Hoàng Chí Bằng, cho biết Chi hội Thương mại Đài Loan ở Lâm Đồng đã trích dẫn các báo cáo địa phương khẳng định trà Việt Nam không có chứa dioxin.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
USD giả từ Trung Quốc vào Việt Nam Một vụ vận chuyển 200.000 USD giả từ Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu Cốc Nam (Lạng Sơn) vừa được cơ quan chức năng phát hiện. Theo đánh giá của lực lượng Hải quan làm nhiệm vụ, đây là vụ vận chuyển đô-la giả lớn nhất từ trước đến nay. Thông tin ban đầu, khoảng 20h ngày 17/11, tại khu vực...