Bối cảnh lịch sử và diễn biến Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin.
Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 8-8-1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật. Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng minh hòng khôi phục địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đúng sau các thế lực này cũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương; những phần tử phản động, ngoan cố trong chính quyền tay sai Nhật đang âm mưu thay đổi chủ, chống lại cách mạng.
Bức tranh tái hiện Đại hội Quốc dân tại Đình Tân Trào ngày 16-8-1945 để chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Ảnh: Tư liệu
Ở trong nước, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao. Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4-1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.
Từ tháng 4-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật, cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức. Đầu tháng 5-1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước. Tháng 8-1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: Tập trung, thống nhất, kịp thời. 23 giờ ngày 13-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18-8, cuộc tổng khời nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam… Ngày 19-8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu… Ngày 25-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn – Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre… Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.
Video đang HOT
Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịch sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Từ đó, ngày 2-9 là Ngày Quốc khánh của nước ta.
Theo Dũng Hà Thắng (tổng hợp)
Quân đội Nhân dân
Tình trạng lạm dụng bản sao công chứng tăng mạnh
Theo Bô Tư phap, việc giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch ở một số địa phương vẫn còn sai sót, thậm chí có trường hợp cố ý làm sai để trục lợi. Trong khi đó, tình trạng lạm dụng bản sao có chứng thực không những không giảm mà còn tăng mạnh.
Tinh trang lam dung ban sao công chưng tăng manh 6 thang đâu năm 2015 (Anh minh hoa).
Bô Tư phap cho biêt 6 thang đâu năm 2015, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện đăng ký khai sinh mới cho gân 1 triêu trương hơp, đăng ký kết hôn cho 451.437 cặp, trong đó co gân 7.500 trường hợp có yếu tố nước ngoài (tăng 11,93% so với cung ky năm trươc). Nhiều địa phương đã giải quyết kịp thời yêu cầu đăng ký hộ tịch của người dân, không để xảy ra tình trạng tồn đọng.
3.367 hô sơ xin thôi quôc tich Viêt Nam
Những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình thực hiện Luật Quốc tịch Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành đa đươc Bô Tư phap hương dân giai quyêt. "Tính đến ngày 30/4/2015, Bộ Tư pháp đã rà soát, xử lý 3.383 hồ sơ (trong đó: 3.367 hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam, 5 hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam và 11 hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam); trả lời 868 trường hợp tra cứu, xác minh theo đề nghị của các cơ quan"- Bô Tư phap cho biêt.
Bao cao cua Bô Tư phap cung nhân đinh công tác con nuôi trong nước đang thực sự thể hiện quan điểm đúng đắn và nguyên tắc cơ bản của Công ước Lahay cũng như tinh thần của Luật Nuôi con nuôi trong vấn đề ưu tiên con nuôi trong nước. Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tư pháp đã xây dựng kế hoạch đẩy mạnh việc thực hiện đăng ký nuôi con nuôi thực tế và đến nay, tại các địa phương, việc triển khai kế hoạch đã bước sang giai đoạn cuối. Trong đo ngành Tư pháp đã giải quyết đăng ký nuôi con nuôi trong nước cho 1.249 trường hợp (giảm 129 trường hợp so với 6 tháng đầu năm 2014); số trường hợp trẻ em làm con nuôi người nước ngoài được giải quyết la 245 trường hợp.
Tuy vây trong công tác hộ tịch vẫn còn tình trạng một số địa phương không nghiên cứu kỹ quy định pháp luật, chưa chủ động giải quyết các vụ việc cụ thể mà chờ hướng dẫn của Bộ Tư pháp; một số trường hợp đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ vượt cấp (Phòng Tư pháp, UBND cấp xã không phản ánh qua Sở Tư pháp mà trực tiếp gửi công văn tới Bộ Tư pháp) gây chậm trễ trong quá trình giải quyết các việc về hộ tịch cho người dân, đồng thời gây quá tải trong công việc đối với đơn vị quản lý hộ tịch. Việc giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch ở một số địa phương vẫn còn sai sót (An Giang, Thanh Hoá ...), thậm chí có trường hợp cố ý làm sai để trục lợi. Tình trạng lạm dụng bản sao có chứng thực không những không giảm mà còn tăng mạnh.
Co tinh trang "gia cô", "chê biên" sô liêu thông kê
Bộ Tư pháp cho biêt đã hoàn thành phân hệ I của Phần mềm báo cáo thống kê nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thống kê của ngành Tư pháp giai đoạn 2014-2018; hoàn thành việc xây dựng danh mục hệ thống chỉ tiêu thống kê Ngành Tư pháp để đưa vào dự thảo Luật thống kê (sửa đổi). Việc xây dựng phương án phân bổ dự toán ngân sach nha nươc, bao gồm kinh phí chi thường xuyên và vốn đầu tư phát triển, nhất là cho các dự án đầu tư được thực hiện đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên cơ quan nay cung thưa nhân việc gửi báo cáo thống kê còn chậm so với quy định; chất lượng báo cáo thống kê vẫn chưa cao, nhiều báo cáo vẫn còn mắc các lỗi bất hợp lý về nội dung số liệu nên phải đính chính, điều chỉnh nhiều lần. Tại các địa phương, công tác thanh tra, kiểm tra của nhiều Sở Tư pháp chưa mang lại hiệu quả cao.
"Một số thủ trưởng cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm về công tác thống kê; kỷ luật trong công tác thống kê chưa cao. Một số cơ quan, đơn vị còn nặng về "bệnh thành tích" nên có tình trạng "gia cố, chế biến" số liệu thống kê; nhận thức, tinh thần trách nhiệm và kỹ năng thống kê số liệu của một số cán bộ làm công tác tổng hợp số liệu của một số Sở Tư pháp địa phương, một số cơ quan, đơn vị còn hạn chế"- Bô Tư phap đanh gia.
Ngoai ra, 6 thang đâu năm các Bộ, ngành, địa phương đã thụ lý giải quyết 71 vụ việc (trong đó có 26 vụ việc thụ lý mới), đã giải quyết xong 30/71 việc vơi số tiền Nhà nước phải bồi thường trong các quyết định giải quyết bồi thường, bản án, quyết định về giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật trên 7,18 ty đông, tăng 4,61 ty đông so với cùng kỳ năm 2014. Về công tác bồi thường Nhà nước trong lĩnh vực thi hanh an dân sư, đã thụ lý, giải quyết 5 vụ việc (có 2 vụ việc thụ lý mới), trong đó môt vụ việc đã giải quyết với số tiền bồi thường là 655,466 triêu đông; hiên còn 4 vụ việc đang trong quá trình giải quyết.
"Số lượng cán bộ, công chức cơ quan thi hanh an dân sư vi phạm pháp luật, kỷ luật tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2014 nhưng vẫn còn khá nhiều trường hợp bị phát hiện, xử lý (6 tháng đầu năm 2015, phát hiện và xử lý 33 trường hợp vi phạm). Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành ở một số cơ quan, đơn vị thi hanh an dân sư còn hạn chế, nhiều việc còn chậm"- Bô Tư phap nêu ro.
Kha Xuân Lôc
(thekha@dantri.com.vn)
Theo Dantri
Bệnh nhân tại bệnh viện Bạch Mai nhảy lầu tự tử Sáng 7/6, một bệnh nhân đang điều trị tại khoa Hô hấp (BV Bạch Mai) đã nhảy lầu từ tầng 6 xuống đất tự tử và đã tử vong. TS.BS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng KHTH cho biết, bệnh nhân là ông T.C.Đ (53 tuổi ở Hà Nội) bị ung thư phổi giai đoạn cuối đã xạ trị cách đây 4 tháng. Bệnh...