Boeing gạ bán phi cơ tàng hình cho Hàn Quốc với giá “phải chăng”
Giữa lúc các cuộc đàm phán về kế hoạch của Seoul nhằm mua 60 máy bay chiến đấu sắp kết thúc, tập đoàn Boeing hôm nay đã đưa ra lời chào hàng cạnh tranh với cam kết bán phiên bản tàng hình của dòng máy bay chiến đấu F-15 cho Hàn Quốc với giá hợp lý.
Các chiến đấu cơ F-15.
Boeing có thể “cung cấp các máy bay chiến đấu Silent Eagle đa năng, ít rủi ro và giá cả hợp lý theo lộ trình phù hợp với các yêu cầu của Hàn Quốc”, Bob Ciesla, phó chủ tịch chương trình máy bay chiến đấu F-15 và F-22 của Boeing cho biết với hãng tin Yonhap.
Chiến đấu cơ F-15 Silent Eagle (SE) của Boeing đang cạnh tranh quyết liệt với F-35 của Lockheed Martin (Mỹ) và Eurofighter (châu Âu) để thay thế các phi đội máy bay chiến đấu cũ của Hàn Quốc.
Cơ quan quản lý chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc hiện đang trong các cuộc đàm phán cuối cùng nhằm lựa chọn một nhà thầu thích hợp cho thỏa thuận trị giá 8,3 nghìn tỷ won (7,2 tỷ USD).
Video đang HOT
F-15SE của Boeing là một phiên bản nâng cấp của F-15. Dự kiến, F-15SE sẽ được trang bị các tính năng tàng hình, mặc dù nó công nghệ tàng hình của nó không bằng các chiến đấu cơ F-35 đang được phát triển.
“Silent Eagle ra lò từ một chương trình sản xuất ít rủi ro, giúp chúng tôi đảm bảo được bài toán giá cả cạnh tranh và phải chăng thông qua tiến tình mua bán thương mại trực tiếp”, ông Ciesla nói.
Ông Ciesla nói thêm rằng Boeing có thể cung cấp các máy bay chiến đấu “trong phạm vị ngân sách bị cắt giảm”, nhưng không tiết lộ chi tiết tiến trình đàm phán.
Các bình luận của ông Ciesla dường như là nhằm ám chỉ dòng máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của hãng Lockheed Martin, vốn đối mặt với nhiều chỉ trích tại Mỹ trong những tháng gần đây về chuyện chi phí tăng vọt và các sự cố kỹ thuật được phát hiện trong quá trình thử nghiệm.
Mặc dù F-35 đã làm nảy sinh các tin đồn rằng nó không thể đáp ứng yêu cầu về ngân sách của Seoul, nhưng dòng máy bay được chế tạo cho quân đội Mỹ vẫn có lợi thế hơn trong cuộc tìm kiếm của Hàn Quốc về một máy bay tàng hình có thể qua mặt các radar của Triều Tiên.
Hàn Quốc có kế mua 60 máy bay chiến đấu hiện đại để thay thế cho các phi đội máy bay F-4 và F-5 đã cũ của không quân nước này. Seoul dự kiến sẽ công bố hãng trúng thầu sớm nhất là vào tháng 6 tới.
Theo Dantri
Hàn Quốc ráo riết đòi nợ Triều Tiên
Ngày 24/5, Hàn Quốc một lần nữa lại đòi Triều Tiên trả hàng triệu USD trong số các khoản cho vay dưới hình thức viện trợ lương thực từ năm 2000.
Người phát ngôn Bộ thống nhất Hàn Quốc Kim Hyung-suk cho hay ngày 23/5, Ngân hàng Xuất Nhập khẩu của Seoul đã gửi một lời nhắn tới Ngân hàng Ngoại thương Bình Nhưỡng yêu cầu trả 5,83 triệu USD. Đây là lời nhắc nợ lần thứ 5 của Hàn Quốc gửi cho Triều Tiên.
Hàn Quốc đã cho Triều Tiên vay dưới dạng viện trợ khoảng 2,4 triệu tấn gạo và 200 nghìn tấn ngô tương đương 724 triệu USD trong vòng 7 năm (từ năm 2000 đến năm 2007). Ngày 7/6/2012 là hạn thanh toán đợt đầu với một phần tiền gốc và lãi là 5,83 triệu USD. Tuy nhiên, sau nhiều lần bị thúc, Bình Nhưỡng vẫn chưa hoàn trả khoản tiền này.
Phát ngôn viên Bộ thống nhất Hàn Quốc Kim Hyung-suk
Cùng ngày, ngân hàng phía Hàn Quốc cũng gửi một tin nhắn thông báo với Triều Tiên việc sắp đến hạn thanh toán nợ đợt 2 là ngày 7/6/2013 với phần gốc và lãi là 5,78 triệu USD.
"Triều Tiên phải tuân thủ những gì mà trước đây họ đã cam kết với Hàn Quốc", ông Kim nói. Theo thỏa thuận, tới năm 2037, Triều Tiên phải hoàn trả tổng cộng 875,32 triệu USD cho Hàn Quốc.
Ngày 24/5, phát ngôn viên Bộ thống nhất Hàn Quốc Kim Hyung-suk tuyên bố Hàn Quốc vẫn giữ nguyên những biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng liên quan tới vụ việc ngư lôi Triều Tiên đánh chìm tàu hộ tống Cheonan trong vùng biển Hoàng Hải hồi 26/3/2010 khiến 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng.
Theo ông Kim, sau khi điều tra lại vụ việc, Hàn Quốc kết luận Triều Tiên phải chịu trách nhiệm cho những hành động khiêu khích trên. Hình thức trừng phạt của Seoul là cấm tất cả các tàu thuyền Triều Tiên đi vào vùng biển Hàn Quốc, ngừng tất cả các hoạt động thương mại qua biên giới, cấm các chuyến viếng thăm từ Hàn Quốc tới Triều Tiên. Ngoài ra, Hàn Quốc sẽ hạn chế những hoạt động đầu tư mới và ngừng các chương trình viện trợ tới Triều Tiên.
Theo Dantri
Triều Tiên bổ nhiệm tổng tham mưu trưởng quân đội Cựu Bộ trưởng quốc phòng Triều Tiên Kim Kyok-sik, người bị thay thế cách đây vài ngày, vừa chính thức được công bố là tân tổng tham mưu trưởng quân đội nước này. Truyền thông Triều Tiên đưa tin. Ông Kim Kyok-sik Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, thông tin trên được hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố...