Boeing đứng trước nỗi lo mới
Hiệp hội Thợ máy và Nhân viên Hàng không vũ trụ Quốc tế ( IAM) ngày 17/7 thông báo hàng nghìn công nhân làm việc theo giờ của công ty sản xuất máy bay Boeing (Mỹ) đã bỏ phiếu ủng hộ tổ chức đình công, nếu các cuộc đàm phán hợp đồng hiện nay thất bại.
Biểu tượng Boeing tại nhà máy ở Renton, Washington, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Sự kiện đã diễn ra tại sân vận động T-Mobile Park ở thành phố Seattle (bang Washington) với sức chứa lên tới 48.000 người. IAM cũng đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc diễu hành có sự tham gia của khoảng 800 xe mô tô, nhằm thể hiện sự đoàn kết của các thành viên, đồng thời gửi đi thông điệp yêu cầu Boeing nghiêm túc xem xét đề xuất của họ.
IAM đại diện cho hơn 30.000 công nhân tại các nhà máy của Boeing ở hai thành phố Renton và Everett, bang Washington, nơi lắp ráp các mẫu máy bay 737 và 777. Một cuộc đình công sẽ làm đình trệ hoạt động ở cả hai nhà máy này.
Chủ tịch IAM Jon Holden đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Boeing thực hiện các đề xuất và tham gia vào các cuộc đàm phán một cách nghiêm túc. Ông kêu gọi tăng lương ít nhất 40% cho người lao động, bên cạnh các yêu cầu về trợ cấp chăm sóc sức khỏe, trợ cấp hưu trí và đảm bảo việc làm.
Video đang HOT
Ngoài việc tăng lương, IAM mong muốn Boeing sẽ cam kết triển khai lắp ráp mẫu máy bay mới tại Seattle. Đây sẽ là cơ sở để đảm bảo việc làm tại khu vực này trong 50 năm tới. Bên cạnh đó, IAM cũng kêu gọi việc có ít nhất một đại diện trong Ban Giám đốc của Boeing, mặc dù yêu cầu này sẽ khó lòng đạt được.
Boeing tuyên bố tôn trọng quyền tham gia bỏ phiếu của nhân viên, đồng thời cho phép giờ làm việc linh hoạt để tạo điều kiện cho họ tham dự. Boeing cũng bày tỏ tin tưởng vào việc đạt được thỏa thuận giúp cân bằng nhu cầu của nhân viên với thực tế kinh doanh của công ty. Tại phiên điều trần trước Thượng viện vào tháng trước, Giám đốc điều hành Boeing Dave Calhoun khẳng định các công nhân của hãng chắc chắn sẽ được tăng lương.
Các cuộc đàm phán giữa IAM và Boeing đã bắt đầu vào tháng 3/2024, nhằm đạt thỏa thuận mới thay cho hợp đồng sắp hết hiệu lực vào tháng 9 tới. Cuộc bỏ phiếu trên được thực hiện trước khi các thành viên công đoàn xem xét hợp đồng mới được đề xuất. Dự kiến cuộc bỏ phiếu tiếp theo về đình công sẽ diễn ra vào ngày 12/9, nếu IAM bác hợp đồng này.
Boeing cho biết, họ chỉ bán được 14 máy bay phản lực mới trong tháng Sáu vừa qua, phần lớn là bán máy bay chở hàng. Và một trong số đó là thay thế chiếc đã bị bung cánh cửa giữa lúc bay chỉ hơn sáu tháng trước.
Cụ thể, Boeing chỉ bán được 3 chiếc máy bay phản lực 737 Max, hai chiếc cho một khách hàng không rõ danh tính và một chiếc cho hãng hàng không Alaska Airlines để thay thế chiếc máy bay bị bung cửa trong chuyến bay ngày 5/1. 11 máy bay phản lực còn lại là mẫu 777 chuyên chở hàng.
Chiếc máy bay được bán cho Alaska Air cũng là chiếc 737 Max 10 để thay thế chiếc bị lỗi bung cửa. Boeing đã đồng ý mua lại chiếc máy bay đó, sau khi nó có thể hạ cánh mà không gây thương tích nghiêm trọng cho phi hành đoàn hoặc hành khách. Boeing từ chối cho biết kế hoạch của họ đối với chiếc máy bay này sau khi họ đã thu hồi nó.
Đây là một trong những tháng có doanh số bán hàng tốt nhất trong năm của Boeing, nhưng công ty vẫn kết thúc nửa đầu năm 2024 với tổng doanh thu giảm 70% so với cùng kỳ một năm trước. Doanh số đạt 14 máy bay của tháng Sáu tuy tăng so với 4 máy bay hồi tháng Năm và 7 máy bay trong tháng Tư, con số này đã giảm 95% so với tổng số 304 máy bay được bán ra vào tháng 6/2023.
Doanh số bán hàng của Boeing đã giảm mạnh sau sự cố Alaska Air, vì ngay cả các hãng hàng không đang muốn mở rộng đội bay cũng tạm dừng mua hàng trong khi Boeing đang giải quyết vô số vấn đề của mình.
Ngày 8/7, Boeing đã đồng ý nhận tội lừa gạt FAA trong quá trình chứng nhận ban đầu cho mẫu 737 Max. Công ty có thể phải đối mặt với cáo buộc hình sự tiếp theo liên quan đến vụ việc ở Alaska Air.
Mỹ: FAA yêu cầu kiểm tra 2.600 máy bay Boeing 737 nghi lỗi mặt nạ dưỡng khí
Ngày 8/7, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) thông báo đã yêu cầu kiểm tra 2.600 máy bay Boeing 737 sau khi tiếp nhận báo cáo về vấn đề của dây đeo các mặt nạ dưỡng khí dùng cho hành khách trong trường hợp khẩn cấp.
Máy bay Boeing 737 MAX thực hiện chuyến bay thử nghiệm tại Washington, Mỹ ngày 30/9/2020. Ảnh (tư liệu): Reuters/TTXVN
Cụ thể, các báo cáo chủ yếu liên quan các dòng máy bay 737 MAX và 737 NG, trong đó bộ phận cung cấp oxy của các mặt nạ bị phát hiện di chuyển khỏi vị trí ban đầu, có thể dẫn đến việc không có khả năng cung cấp bổ sung oxy cho hành khách trong trường hợp giảm áp suất.
Trước đó, ngày 17/6, Boeing đã gửi thông báo lưu ý các hãng hàng không kiểm tra trực tiếp bằng mắt thường các mặt nạ dưỡng khí trên máy bay. Đến ngày 8/7, Boeing thông báo đã đề nghị các hãng hàng không thay thế dây đeo cho mặt nạ dưỡng khí của máy bay 737, cho biết hãng bắt đầu sử dụng một loại keo mới cho các dây đeo này từ tháng 8/2019 và đã phát hiện trong một số trường hợp, các chi tiết lệch khoảng 1,9 cm. Boeing khẳng định đã quay lại sử dụng loại keo ban đầu cho tất cả các lô hàng mới để đảm bảo các bộ phận cung cấp oxy ở đúng vị trí theo tính toán.
Hãng cho biết thêm rằng việc kiểm tra các máy bay đang hoạt động và máy bay chưa bàn giao đều không phát hiện bất kỳ bộ phận nào hoạt động không đúng cách.
FAA cho biết đã yêu cầu các hãng lập tức triển khai hoạt động kiểm tra, khắc phục nếu cần thiết trong vòng 120 đến 150 ngày tùy theo từng mẫu 737. FAA cũng cấm các hãng hàng không lắp đặt các thiết bị có khả năng bị lỗi. Các hãng hàng không phải tiến hành kiểm tra tổng quát bằng mắt thường và nếu cần thiết phải thay mới các bộ phận cung cấp oxy hoặc thay bằng các bộ phận có thể sử dụng được.
Được biết, thông thường 1 chiếc 737 có 61 mặt nạ cung cấp oxy có 2 dây đeo.
FAA thừa nhận lơ là giám sát trực tiếp Boeing Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) ngày 13/6 thừa nhận đã lơ là công tác kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất của Boeing trước khi xảy ra sự cố hồi đầu năm. Biểu tượng của hãng Boeing. Ảnh: AFP/TTXVN Ông Mike Whitaker - Giám đốc FAA, đã thừa nhận như vậy tại phiên điều trần tại Ủy ban Thương...