Boeing dừng sản xuất 737 MAX trong tháng 5
Tờ Wall Street Journal dẫn các nguồn tin thân cận cho biết, hãng sản xuất máy bay Boeing Co của Mỹ đã dừng sản xuất máy bay 737 MAX trong khoảng 10 ngày của tháng 5 do các vấn đề của chuỗi cung ứng.
Máy bay Boeing 737 MAX tại nhà máy của Boeing ở Seattle, Washington, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Việc chậm giao máy bay thân hẹp đã khiến các hãng hàng không thất vọng trong lúc muốn đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không gia tăng mạnh, trong khi cản trở những nỗ lực của Boeing trong việc huy động tiền mặt để thanh toán nợ.
Trong tháng 5, Giám đốc Tài chính của Boeing, Brian West, cho biết việc sản xuất và bàn giao máy bay 737 MAX bị ảnh hưởng do thiếu đầu nối điện.
Video đang HOT
Việc bàn giao máy bay 787 Dreamliners trở lại và giải phóng kho máy bay 737 MAX có ý nghĩa quyết định để Boeing vượt qua cuộc khủng hoảng kép là đại dịch và an toàn của máy bay, điều trở nên khó khăn hơn do các nút cổ chai về nguồn cung và xung đột tại Ukraine.
Cũng liên quan đến máy bay Boeing 737 MAX, hãng hàng không giá rẻ Air Shuttle (Na Uy) ngày 30/5 thông báo sẽ mua 50 chiếc máy bay này.
Trong một thông báo, Air Shuttle nêu rõ 50 máy bay mới sẽ được bàn giao trong khoảng thời gian từ năm 2025 – 2028, hay cùng thời điểm các thỏa thuận cho thuê máy bay của Na Uy hết hiệu lực.
Hợp đồng cũng bao gồm cả khả năng mua thêm 30 máy bay nữa của Boeing.
Ấn Độ cắt giảm 1/2 chương trình mua sắm chiến đấu cơ lớn nhất thế giới
Chương trình máy bay chiến đấu đa năng toàn cầu của Không quân Ấn Độ đã bị thu hẹp từ 114 máy bay chiến đấu xuống còn 57 chiếc trong bối cảnh New Delhi tập trung vào ngành công nghiệp trong nước.
Ấn Độ nhận chiếc đầu tiên trong tổng số 36 máy bay chiến đấu Dassault Rafale tại một buổi lễ ở Bordeaux, Pháp ngày 8/10/2019. Ảnh: Không quân Ấn Độ/Dassault
Theo trang tin Businessworld.in (Ấn Độ), Lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF) đang cắt giảm một nửa chương trình mua sắm máy bay chiến đấu lớn nhất của mình và đưa ra khả năng thay đổi mô hình mua sắm mới.
Cụ thể, chương trình mua sắm máy bay chiến đấu đa năng (MRFA) ước tính trị giá 20 tỷ USD cho 114 máy bay phản lực của nước ngoài đang được thu hẹp chỉ còn lại 57 máy bay.
Theo đó, đề xuất ban đầu về việc chế tạo các máy bay phản lực này ở Ấn Độ theo Mô hình Đối tác Chiến lược (SP) đầy tham vọng sẽ bị hủy và chương trình bị thu hẹp có khả năng được khởi động lại theo hạng mục Mua toàn cầu (Sản xuất tại Ấn Độ).
Tất cả 57 máy bay chiến đấu mới sẽ được sản xuất tại Ấn Độ với sự chuyển giao công nghệ từ nước ngoài cho một công ty Ấn Độ.
Việc cắt giảm chủ yếu là do chính sách Aatmanirbhar Bharat (Ấn Độ tự chủ) của Chính phủ nhằm giảm thiểu nhập khẩu quốc phòng và xây dựng một tổ hợp công nghiệp quốc phòng trong nước để đáp ứng các yêu cầu quân sự. Thậm chí, đề nghị của Hải quân Ấn Độ mua sắm 57 máy bay chiến đấu nhập khẩu triển khai trên tàu sân bay đã giảm xuống còn 26 chiếc.
Ấn Độ đã lên kế hoạch công bố một đấu thầu toàn cầu để mua 57 máy bay phản lực vào cuối năm 2022. IAF đã thăm dò thị trường toàn cầu để tìm mua 114 máy bay chiến đấu kể từ năm 2018 với các lựa chọn như F-21 của Lockheed Martin, F-15EX của Boeing và F/A-18 Super Hornet (Mỹ), Rafale của Dassault (Pháp), Saab của Gripen (Thụy Điển), Eurofighter của tập đoàn châu Âu, S-35 của Sukhoi và MiG-35 (Nga).
Ukraine nhận tên lửa diệt hạm Harpoon và lựu pháo M109, thề bảo vệ vững chắc Odessa Bộ trưởng Quốc phòng Reznikov tuyên bố tên lửa diệt hạm Harpoon do Đan Mạch cung cấp sẽ giúp Kiev giành lại vùng biển quan trọng ở Biển Đen và bảo vệ an toàn thành phố cảng chiến lược Odessa. Tên lửa Harpoon phóng từ đất liền. Ảnh: Navalnews Theo đài RT (Nga), Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov ngày 28/5 tuyên...