Boeing cắt giảm hàng nghìn nhân sự để giảm chi phí
Để tiết kiệm chi phí và lo số đơn hàng giảm sút, hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới Boeing sẽ cắt giảm hàng nghìn nhân sự vào giữa năm nay.
Người phát ngôn của Boeing cho biết hãng sẽ giảm 4.000 nhân lực ở mảng máy bay thương mại và 550 ở mảng phòng thí nghiệm và bay thử. Hàng trăm người thuộc cấp lãnh đạo cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất việc.
Dự kiến, hãng Boeing sẽ cắt giảm hơn 4,500 nhân sự trong năm nay
Số nhân lực bị cắt giảm chiếm khoảng 3% nhân lực Boeing hiện tại – 161.000 người tính đến cuối năm ngoái.
Video đang HOT
Boeing cũng lo ngại nhu cầu giảm sau khi hãng máy bay Mỹ dần để mất thị phần vào tay đối thủ Airbus.
Năm ngoái, Boeing xuất xưởng kỷ lục 762 máy bay, vượt dự báo ban đầu. Tuy nhiên, số đơn hàng mới cũng giảm mạnh.
Các khách hàng từ Trung Đông và châu Á vốn chi tiêu rất mạnh tay, thì nay đang dần thắt hầu bao. Tính đến ngày 31/12/2015, số đơn hàng chưa hoàn thành của Boeing là 5.795 chiếc. Với tốc độ sản xuất hiện tại, thời gian hoàn thành số này là 7,5 năm.
Các nhà máy của cả Boeing và Airbus đều hoạt động tối đa công suất. Tuy vậy, các hãng hàng không lại lưỡng lự với việc khi chi hàng tỷ USD cho một chiếc máy bay mà phải vài năm nữa mới nhận được.
Theo_VOV
Nga-Ấn Độ giảm chi phí phát triển tiêm kích FGFA xuống 8 tỉ USD
Công ty Hindustan Aeronautics Ltd (HAL) của Ấn Độ và hãng sản xuất máy bay Sukhoi của Nga sẽ cắt giảm chi phí dự án phát triển chung máy bay thế hệ 5 (FGFA) từ 12 xuống còn 8 tỉ USD.
Vào năm 2008, 2 nước ước tính chi phí của dự án là khoảng 11 tỉ USD và mỗi nước sẽ đóng góp một nửa khoản tiền này, tuy nhiên, qua một vài năm, con số đã tăng lên 12 tỉ USD do lạm phát.
Đến nay, cả 2 nước lại cùng thống nhất cắt giảm chi phí toàn dự án xuống còn 8 tỉ USD và khoản tiền này sẽ được giải ngân trong vòng 7 năm tới. Moscow và New Delhi sẽ đầu tư 1 tỉ USD trong năm đầu, sau đó lần lượt 500 triệu USD những năm sau đó.
Máy bay FGFA sẽ dựa theo PAK FA của Nga
Dự án FGFA đã được đàm phán giữa Nga và Ấn Độ từ 18-10-2007. Đây là mẫu máy bay phát triển riêng cho Ấn Độ và dựa theo máy bay thế hệ 5 PAK FA, chuẩn bị đi vào sản xuất đại trà vào năm 2017.
Vào hồi tháng 1-2015, đã có thông tin cho biết, Nga và Ấn Độ thống nhất được về mặt kĩ thuật của dự án FGFA, tuy nhiên, vẫn đang thảo luận về thoả thuận thương mại.
Dự án hợp tác này sẽ nâng cao sức mạnh trên không của Ấn Độ bằng công nghệ của Nga và nguồn lực tài chính từ Ấn Độ. Giống với nguyên bản T-50, máy bay FGFA của Ấn Độ, sẽ có tính năng tàng hình và tác chiến điện tử hiện đại, cùng với đó là khả năng bay ở tốc độ 2.300 km/h với tầm hoạt động 3.800km.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, Manohar Parrikar, 2 nước đã đầu tư khoảng 230 triệu USD vào các công việc nghiên cứu bước đầu.
Theo_An ninh thủ đô
Đại gia dầu khí và ác mộng khi giá dầu giảm liên tục Giá dầu giảm sâu và kéo dài đã tác động mạnh tới doanh số và lợi nhuận của các tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới. Giá dầu giảm 2% trong phiên giao dịch biến động hôm thứ Năm (5/2), khi xuất hiện đồn đoán Venezuela đang "đi đêm" để các nước thành viên OPEC xét khả năng chung tay giảm sản...