Boeing 777 được chọn là “Air Force One của Nhật Bản”
Nhật Bản ngày 12-8 đã quyết định lựa chọn dòng máy bay Boeing 777 để phục vụ các chuyến công du nước ngoài của Thủ tướng và các thành viên trong gia đình Hoàng gia.
Máy bay Boeing 777
Boeing 777 được chọn vì đáp ứng một số điều kiện do Chính phủ Nhật Bản đặt ra như khả năng bay liên tục tới bờ biển phía đông nước Mỹ, đủ lớn cho các yếu nhân và đoàn tháp tùng cũng như được trang bị thiết bị tối tân giúp xử lý thông tin nhạy cảm.
Chính phủ Nhật Bản cho biết, hai chiếc máy bay Boeing 777-300Ers sẽ bắt đầu được đưa vào sử dụng trong năm tài khóa tính từ tháng 4-2019, thay thế hai chiếc Boeing-747.
Video đang HOT
Hãng All Nippon Airways Co., đã vượt qua đối thủ Japan Airlines Co. để giành được quyền bảo trì máy bay được xem như “ Air Force One của Nhật Bản” này. Trong khi đó, lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản sẽ chịu trách nhiệm vận hành máy bay.
Theo An Ninh Thủ Đô
Mỹ thừa nhận sử dụng mạng xã hội điều tra MH 17
Các thông báo trên mạng xã hội đã đóng vai trò quyết định trong việc điều tra nguyên nhân rơi Boeing 777 của Malaysia ở miền Đông Ukraine.
Dù các cơ quan tình báo Mỹ có tin tức của các hệ thống có căn cứ trên vũ trụ, chính thông tin từ các mạng xã hội đã cho phép họ "nhanh chóng kết tội" dân quân can dự tới vụ máy bay chở khách Malaisia rơi, báo Wall Street Journal viết.
Người đứng đầu Cục tình báo bộ Quốc phòng Mỹ RUMO Michael Flynn tuyên bố, là các thông báo trên mạng xã hội đã đóng vai trò quyết định trong việc điều tra nguyên nhân rơi Boeing của Malaysia ở miền Đông Ukraine, báo Wall Street Journal dẫn lời ông Michael Flynn đưa tin
Mảnh vỡ máy bay MH17 ở miền đông Ukraine.
Trung tướng Michael Flynn tuyên bố khi trả lời phỏng vấn của tờ báo này: "Những tin tức đầu tiên về việc ai bắn rơi máy bay, bắn rơi bằng vũ khí gì, máy bay bị rơi lúc nào và ở đâu,- tất cả đều là từ mạng xã hội. Việc này thực chất đã được thực hiện trong mấy phút sau khi vụ việc xảy ra".
Tờ báo này cho biết, mấy phút sau khi máy bay Boeing chở khách gặp nạn ở miền Đông Ukraine ngày 17/7, một nhà phân tích biết tiếng Nga của cục thấy mục tin trong mạng xã hội "VKontakt" từ một người tự nhận là dân quân, trong đó người này dường như tuyên bố đã bắn rơi máy bay vận tải Ukraine.
Tờ báo nhấn mạnh, là tuy các cơ quan tình báo Mỹ có thể truy cập tin tức của các phương tiện rađa và các hệ thống có căn cứ trên vũ trụ, chính tin tức từ các mạng xã hội và thiết bị cho phép theo dõi các mục tin trên internet đã cho phép họ "nhanh chóng kết tội" dân quân can dự vào vụ việc vừa xảy ra.
Trong khi đó, như tờ báo ghi nhận, không phải tất cả các quan chức Mỹ cho rằng có thể hoàn toàn tin vào những tin tức nhận được từ mạng xã hội. Một nguồn tin dấu tên trong chính quyền Mỹ tuyên bố với tờ báo: "Độ tin cậy và tính chính xác- đó là những vấn đề của mạng xã hội. Mạng xã hội cho anh không gian tìm kiếm, nhưng không được coi chúng là tiêu chuẩn vàng".
Trước đây các đại diện của Mỹ đã thông báo, là một phần thông tin về việc rơi máy bay ở Ukraine họ đã nhận từ các mạng xã hội và các băng ghi hình do chính quyền Ukraine đưa ra.
Máy bay chở khách Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị rơi ngày 17/7 ở tỉnh Donetsk. Trên máy bay có 298 người, trong đó có 182 người Hà Lan, tất cả đều thiệt mạng. Kiev kết tội dân quân gây ra thảm họa, nhưng những người này tuyên bố, rằng họ không có các phương tiện khả dĩ cho phép bắn rơi máy bay ở độ cao như vậy.
Theo Kiến Thức
Giải mã hộp đen MH17: Giọng nói cuối cùng không phải của phi công Dữ liệu thu được từ việc phân tích ban đầu hộp đen máy bay MH17 của Malaysia Airlines cho thấy giọng nói cuối cùng không phải của phi công và không có gì bất thường trước khi máy bay bị rơi ở miền đông Ukraine hôm 17/7. Hộp đen máy bay MH17. Tờ New Straits Times (NST) của Malaysia ngày 3/8 đã dẫn...