Bọc vô lăng ô tô 5 năm, chủ xe xót xa hối hận
Nếu không vệ sinh và chăm sóc bọc vô lăng đúng cách, bạn có thể sẽ gặp phải những rủi ro không ngờ tới, có thể làm hỏng cả chiếc vô lăng nguyên bản của xe.
Hốt hoảng khi gỡ vỏ bọc ra khỏi vô lăng
Bọc vô lăng (hay còn gọi là ốp vô lăng) là một loại phụ kiện ô tô khá phổ biến mà nhiều chủ xe ở Việt Nam trang bị nhằm tăng tính thẩm mỹ cho khoang nội thất cũng như tạo cảm giác cầm lái tốt hơn. Thế nhưng, nếu sử dụng không đúng cách, bọc vô lăng có thể phản tác dụng.
Cách đây hơn 5 năm, anh Nguyễn Văn Thành (quận Tây Hồ, Hà Nội) lần đầu tiên mua ô tô. Một trong những phụ kiện mà anh ưu tiên “nhồi” lên xe là chiếc bọc vô lăng. Nhiều người bạn của anh khuyên rằng, phụ kiện này sẽ giúp cho vô lăng to, cầm chắc tay hơn. Ngoài ra, phần nhựa bên trong sẽ sẽ được bảo vệ, nâng cao tuổi thọ, không bị xước xát và tăng tính thẩm mỹ của chiếc xe.
Thời gian đầu, anh Thành cảm thấy rất hài lòng bởi vô lăng được trang bị thêm một lớp bọc khá vừa tay. Chiếc vô lăng trông cũng thẩm mỹ hơn với màu sắc bắt mắt, ăn nhập với nội thất chứ không phải màu đen đơn điệu như nguyên bản.
Chiếc vô lăng bị “mốc xanh mốc đỏ” sau khi bỏ bọc vô lăng ra. (Ảnh: Hoàng Hiệp)
Tuy vậy, sau nhiều năm sử dụng, chiếc bọc vô lăng bằng da của anh có dấu hiệu bị sờn và bong tróc da, không còn đẹp như lúc đầu. Khi quyết định bóc ra và thay thế bằng một chiếc bọc khác, anh Thành hốt hoảng nhìn thấy bên trong vô lăng của mình đã bị “mốc xanh mốc đỏ”, bề mặt phần tay cầm xuống cấp nghiêm trọng.
Sau đó, anh Thành đã phải đi khắc phục nhưng bề mặt vô lăng xe vẫn không thể nào trở lại như lúc đầu. Thấy xấu quá, anh Thành lại quyết định bọc lại chiếc ốp khác và thỉnh thoảng lại phải bóc ra để kiểm tra, vệ sinh vô lăng của mình.
Việc vô lăng bị xuống cấp, nấm mốc do bọc vô lăng như trường hợp trên không phải hiếm gặp. Điều này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, tính thẩm mỹ của nội thất ô tô mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính người lái và hành khách trên xe.
Khi nào nên bọc vô lăng?
Trên thực tế, đa số các dòng xe phổ thông đời cũ tại Việt Nam đều có thiết kế vô lăng khá mảnh, thường nhỏ hơn so với tay người lái và bề mặt cũng khá trơn. Chính vì thế, nhiều tài xế gặp khó khăn khi điều khiển vô lăng, đặc biệt là những người có mồ hôi tay. Ốp thêm một chiếc bọc vô lăng được cho là giải pháp tốt giúp tăng cảm giác lái cho tài xế.
Nhiều chiếc xe, chủ yếu là xe đời cũ được chủ nhân bọc thêm một lớp “bảo vệ” cho vô lăng.
Trao đổi với VietNamNet, ông Dương Trung Kiên – Giám đốc Trung tâm chăm sóc xe hơi Kiên Phong (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, theo thống kê thì phải đến 70-80% số xe từng đến trung tâm này có sử dụng bọc vô lăng.
“Vô lăng nguyên bản thường được các hãng xe làm khá mảnh dẻ, do đó nhiều nam tài xế sẽ phải bọc thêm một lớp nữa cho chắc tay. Ngoài ra, những chiếc bọc vô lăng có nhiều màu sắc, kiểu dáng nên chúng còn mang ý nghĩa trang trí cho xe”, ông Kiên nói.
Video đang HOT
Theo vị chuyên gia này thì trên thị trường hiện nay, bọc vô lăng vô cùng dễ mua và cũng có nhiều chủng loại, từ bọc da, nỉ, silicon đến các chất liệu cao cấp hơn. Giá có thể dao động từ 200 nghìn đến cả vài triệu đồng, nhưng thông dụng nhất là loại giả da có giá khoảng 400-500 nghìn đồng.
Qua trao đổi, ông Kiên cho rằng, bọc vô lăng dù là loại tốt thì sau nhiều năm sử dụng cũng sẽ bị xuống cấp, chai cứng và phát sinh nhiều vấn đề. Việc vô lăng nguyên bản bên trong bị bụi bẩn, ẩm mốc như trường hợp của anh Thành ở trên cũng không phải hiếm.
“Trong quá trình sử dụng, hơi ẩm do mồ hôi tay, nước rơi vãi vào bên trong bọc vô lăng tích tụ lâu ngày, kết hợp với bụi bẩn hoàn toàn có thể khiến phần nhựa của vô lăng bị ẩm mốc. Thậm chí sẽ lan sang cả các bộ phận khác nếu chiếc xe lâu ngày không sử dụng”, ông Kiên giải thích.
Với kinh nghiệm chăm sóc xe của mình, ông Kiên cho biết thêm, nhiều chiếc ốp vô lăng sau một thời gian sử dụng còn bị lỏng, gây trượt trên bề mặt dẫn đến việc đánh lái không chính xác. Tuy vậy, ông Kiên vẫn cho rằng, việc bọc vô lăng vẫn được đông đảo cánh tài xế lựa chọn bởi nhiều ưu điểm.
Trên thị trường xe mới, các hãng xe hiện nay cũng rất chú trọng đến chiếc vô lăng. Với các dòng xe tầm trung, vô lăng thường được các hãng bọc sẵn da với kích thước khá dày dặn, vừa tay. Điều này giúp chủ xe không cần thiết phải bọc thêm một lớp vỏ ra ngoài vô lăng nữa mà vẫn đảm bảo sự chắc chăn, thật tay và tính thẩm mỹ cao.
Nhiều hãng xe đã bọc sẵn các chất liệu cao cấp lên vô lăng những mẫu xe mới.
Trong trường hợp chưa hài lòng và vẫn muốn “khoác” thêm cho chiếc vô lăng của mình một lớp vỏ bảo vệ, hãy lưu ý những lời khuyên sau đây:
- Kích thước vô lăng của mỗi dòng xe là khác nhau, do đó hãy chọn một chiếc vỏ bọc vừa vặn với kích thước vô lăng xe mình;
- Không nên chọn loại bọc vô lăng quá dày, sẽ mang tới cảm giác cục mịch, chật chội và kém sang;
- Nên chọn bọc vô lăng chất liệu tốt, tạo cảm giác lái chắc chắn, thoải mái cho người sử dụng, độ bền cao;
- Nên chọn một chiếc bọc vô lăng có màu sắc tương đồng với nội thất, đồng thời phù hợp với phong cách chiếc xe mà chủ nhân sở hữu như xe thể thao, xe địa hình, xe gia đình…
- Cũng giống như các phụ kiện hay bộ phận khác, bọc vô lăng ô tô cần phải được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, đặc biệt với điều kiện thời tiết ẩm, nóng như ở Việt Nam.
Những phụ kiện xấu 'không thể tả' gắn trên xe bán tải
Để tăng độ "ngầu", nhiều chủ xe bán tải không tiếc tiền độ lên mình những món phụ kiện, thay đổi cơ cấu chiếc xe. Thế nhưng, không phải món đồ hay sự thay đổi nào khi "nhồi" lên xe cũng phù hợp.
Dưới đây là những phụ kiện khiến chiếc xe trông mất cân đối, thậm chí còn kệch cỡm đến mức "không thể tả" được độ lên những chiếc bán tải:
Chắn bùn cỡ lớn
Chắn bùn cỡ lớn khiến chiếc xe có cảm giác bị tù túng
Chắn bùn là bộ phận không thể thiếu trên các xe bán tả khi đi trời mưa hoặc hoặc đường xấu, lầy lội. Tuy nhiên, khi những chiếc chắn bùn được độ quá to khiến những chiếc xe cực kỳ cục mịch. Không chỉ xấu, chúng có thể sẽ làm giảm hiệu suất của xe bởi sức cản gió quá lớn.
Cửa "cắt kéo"
Một chiếc bán tải được độ cửa dạng "cắt kéo"
Chủ xe sẽ mất kha khá tiền nếu độ sang cơ cấu cửa "cắt kéo" giống như một chiếc siêu xe Lamborghini. Thế nhưng, với một chiếc xe với dáng vẻ đồ sộ, cánh cửa vuông vức như xe bán tải thì thực sự kiểu độ này là "không nuốt nổi".
Kiểu độ này còn khiến hệ thống khung xe của chiếc bán tải bị ảnh hưởng bởi nó không được thiết kế để nâng cửa kiểu "cánh chim" như vậy.
Đèn Led gầm xe
Đèn Led độ dưới gầm xe
Hệ thống đèn xung quanh xe đối với nhiều người vẫn là không đủ. Nhiều người độ cả những bóng Led siêu sáng dưới gầm xe để chiếc xe trở nên "chói lọi" khi đi đến mọi nơi. Tuy vậy, việc độ đèn Led gầm lại gây ra những khó chịu với nhiều phương tiện khác và ở một số nơi là bất hợp pháp.
Nâng gầm
Những phụ kiện xấu 'không thể tải' gắn trên xe bán tải
Một xu hướng kỳ lạ ở một số xe tải là gầm được độ nâng lên một cách bất thường bằng cách dùng những giảm sóc dài. Điều này không những làm chiếc xe khó di chuyển hơn mà còn làm cho dáng vẻ của chiếc bán tải trở nên xấu xí.
Lốp xe đua
Một chiếc bán tải sử dụng lốp của xe đua
Rất nhiều xe bán tải hiện đại có tốc độ đáng kinh ngạc và thậm chí có thể chạy trên đường đua. Nhưng ngay cả khi đó, việc thay những chiếc lốp xe đua vào một chiếc xe thiên về địa hình là điều khó có thể "nuốt trôi".
Lốp xe bán tải được thiết kế để phù hợp với kích thước của xe, đặc biệt là để sử dụng hệ dẫn động 4x4. Việc độ lốp xe đua có thể làm hỏng phần gầm và "khai tử" khả năng vượt địa hình của xe bán tải.
Xì khói
Hệ thống ống xả của xe bị thay đổi, "phun" thẳng khói đen lên trời.
Thú chơi rất "dị" của một số chủ xe bán tải, đó là cố gắng thay đổi hệ thống xả thải khiến chiếc xe có thể xì ra thật nhiều khói đen cho "ngầu" hơn mỗi khi nhấn mạnh ga. Thế nhưng, những cột khói đen chẳng khác gì những nhà máy gây ô nhiễm, không chỉ khiến chiếc xe trông phản cảm mà chủ xe cũng có thể bị phạt nặng bởi hành vi trên.
Mạ Crom
Quá nhiều chi tiết Crom được gắn lên xe
Những chi tiết bằng Crom sẽ giúp chiếc xe trở nên sang trọng, tinh tế hơn. Thế nhưng việc trang bị quá nhiều phụ kiện mạ Crom trên ô tô khiến chiếc xe thật "đồng bóng".
Cánh lướt gió phía sau
Những phụ kiện xấu 'không thể tải' gắn trên xe bán tải
Một cánh lướt gió làm tăng hiệu quả khi chạy với tốc độ cao và khiến chiếc xe trông thể thao hơn. Nhưng đó là đối với các xe đua và các loại xe gầm thấp. Còn với một chiếc bán tải, việc gắn thêm cánh lướt gió không những không giúp ích gì cho việc vận hành mà còn làm cho chiếc xe bị vướng víu hơn.
Độ thêm đèn Led bar có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Nhiều chủ xe không tiếc tiền trang bị Led bar để giúp xế hộp của mình trở nên "ngầu" hơn. Tuy nhiên, việc lắp thêm thiết bị này có thể khiến chủ xe bị phạt nặng. Hiện nay, tình trạng độ thêm phụ kiện như đèn pha, đèn sương mù, đặc biệt là thanh gồm nhiều đèn Led (Led bar) nhằm tăng độ...