Bóc trần thủ đoạn “tuồn” game online lậu vào thị trường Việt
Ông Nguyễn Phan Phúc, Phó trưởng phòng Báo chí và Xuất bản, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, qua một thời gian theo dõi game lậu, một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng không có giấy phép kinh doanh đã lọt vào “tầm ngắm” của cơ quan chức năng.
Vào nửa cuối tháng 3, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an) triệt phá nhiều ổ game online lậu đang “xưng hùng, xưng bá” tại thị trường Việt Nam.
Vạch mặt, chỉ tên
Trao đổi với phóng viên Vietnam , ông Nguyễn Phan Phúc, Phó trưởng phòng Báo chí và Xuất bản, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, qua một thời gian theo dõi game lậu, một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng không có giấy phép kinh doanh đã lọt vào “tầm ngắm” của cơ quan chức năng.
Kết quả thanh tra đột xuất cho thấy, các doanh nghiệp này cung cấp game online lậu cho công ty của Trung Quốc là Lemon Game và Koramgame vào thị trường Việt Nam.
Tiếu Ngạo Tây Du, một trong những game trái phép của Koram Game.
Cụ thể, tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Afoo, Đoàn thanh tra đã triệu tập ông Lê Ngọc Anh Tuệ đứng tên chủ sở hữu Afoo và làm giám đốc từ tháng 9/2012-5/2013. Giám đốc của Afoo thời điểm hiện tại là ông Yang Zhuo-cũng là đại diện của Công ty Lemon Game (Trung Quốc).
Tuy nhiên, nhân vật Lê Ngọc Anh Tuệ chỉ là “bù nhìn” bởi ông Yang Zhuo tham gia trực tiếp vào việc thành lập và hiện đang giữ con dấu, các giấy tờ liên quan đến hoạt động của Công ty Afoo; trực tiếp ký kết các Hợp đồng thuê máy chủ và thực hiện việc đối soát thanh toán.
Qua kiểm tra các Hợp đồng thuê máy chủ, đoàn thanh tra ghi nhận 2 Hợp đồng thuê máy chủ được Công ty Afoo ký kết với Công ty Viễn thông Quốc tế FPT có thể hiện chữ ký của ông Lê Ngọc Anh Tuệ với chức danh Giám đốc Công ty Afoo. Tuy nhiên, ông Tuệ khẳng định không phải chữ ký của ông và hoàn toàn không biết việc này.
Video đang HOT
Hàng tháng, ông Tuệ chỉ được hưởng lương giống như các nhân viên khác trong Công ty Afoo.
Ở trường hợp game của Công ty Koramgame, đơn vị này đã thỏa thuận để ông Nguyễn Nam Tiến đứng tên thành lập 3 Công ty gồm: Công ty Cổ phần 36 Asia, Công ty Cổ phần truyền thông và công nghệ 3G và Công ty Cổ phần mạng xã hội di động Việt Nam (Vinamoney) để cung cấp 4 game online của Koramgame vào Việt Nam.
Trong đó, ông Tiến trực tiếp làm Giám đốc Công ty Cổ phần truyền thông và công nghệ 3G và Công ty Cổ phần mạng xã hội di động Việt Nam (Vinamoney).
Máy chủ các game của KoramGame có liên quan đến VDC (Ảnh ICTNews).
Quá trình cung cấp dịch vụ, ông Tiến trực tiếp ký kết các Hợp đồng thuê máy chủ với Công ty Viễn thông Quốc tế FPT và Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng, Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC; trực tiếp đối soát thanh toán với Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT; trực tiếp thực hiện việc báo cáo và giao dịch với Công ty Koramgame (Trung Quốc).
Để cung cấp trò chơi điện tử trên mạng tại Việt Nam, Công ty Cổ phần truyền thông và công nghệ 3G đã ký Hợp đồng với Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng (VDC Online) để thuê chỗ đặt máy chủ.
Thu bạc tỷ từ game lậu
Theo thực tế, dù Công ty Lemon Game và Koramgame cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng vào Việt Nam đều thông qua các Công ty được thành lập trong nước để thực hiện việc đặt máy chủ và đối soát doanh thu, nhưng đội ngũ nhân viên vận hành và marketing đều được hoạt động tại Trung Quốc.
Các Công ty thành lập tại Việt Nam không được trực tiếp tham gia vận hành, kiểm soát các trò chơi điện tử trên mạng và được hưởng tỉ lệ phần trăm doanh thu theo hợp đồng (từ 20-22% doanh thu).
Chỉ tính riêng với Công ty Cổ phần truyền thông và Công nghệ 3G, để thu tiền từ người chơi với 3 game online (Vùng đất Thủ lĩnh rồng; Hoa Sơn luận kiếm; Demon Slayer), đơn vị này đã ký hợp đồng thanh toán điện tử với Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT (VNPT- Epay) thông qua các thẻ cào của Vinaphone, MobiFone, Viettel, FPT và một số thẻ khác.
Game lậu đã kiếm bạc tỷ tại Việt Nam.
Quá trình cung cấp 3 trò chơi điện tử trên mạng, Công ty Cổ phần truyền thông và công nghệ 3G đã đối soát và thanh toán với Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT tổng số tiền là 2.978.816.690 đồng (từ tháng 5/2013-2/2014)…
Con số trên chỉ là bề nổi của ba trong tổng số khá nhiều game online đang được cung cấp trái phép vào Việt Nam. Chưa có thống kê chính xác với các tựa game mà Koramgame và Lemon Game tuồn vào Việt Nam, nhưng có lẽ con số không chỉ dừng lại ở vài tỷ đồng.
Hiện tại, cơ quan chức năng yêu cầu Công ty Viễn thông Quốc tế FPT và VDC phong tỏa và giữ nguyên hiện trạng của máy chủ cung cấp game lậu để chờ ý kiến chính thức từ cơ quan quản lý nhà nước. Hồ sơ của các đơn vị vi phạm đang tiếp tục được xử lý theo đúng trình tự của pháp luật./.
Dư luận đang trông đợi một chiến lược tổng thể của cơ quan chức năng để chấm dứt tình trạng game lậu. Nếu không, cuộc thanh tra sẽ chỉ là ném đá vào ao dầy đặc những bèo…
Theo VNE
Phong toả và niêm phong toàn bộ máy chủ của KoramGame
Thông tin từ Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, vào 17h00 chiều ngày 24/3, Bộ đã có công văn yêu cầu công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC phong toả và sau đó Đoàn Thanh tra đã xuống niêm phong toàn bộ máy chủ của KoramGame đặt ở đơn vị này.
Theo tin trên ICTNews, trong thời gian qua cơ quan chức năng đã tiến hành thanh tra kiểm tra các doanh nghiệp liên quan cũng như LemonGame và KoramGame. Đây là hai doanh nghiệp của Trung Quốc làm game không phép tại Việt Nam, gây ra rất nhiều hệ luỵ và ảnh hưởng xấu đến ngành game trong nước.
Qua quá trình thanh tra, kiểm tra, các game của LemonGame đã buộc phải đóng cửa tại thị trường trong nước.
Riêng KoramGame, theo kiểm tra vào thời điểm 15h00 ngày 24/3/2014 chỉ có game Hiệp Khách Tam Quốc là không còn hoạt động. Còn các game khác của KoramGame như Tiếu Ngạo Tây Du, Vùng Đất Thủ Lĩnh Rồng, Demonslayer và Hoa Sơn Luận Kiếm, theo kiểm tra, khi vào chơi, người chơi sẽ được chuyển sang một cổng game mới có tên xipoo.com, vẫn hoạt động bình thường và người chơi vẫn có thể chơi game.
Game của KoramGame đã ngừng hoạt động tại thị trường Việt Nam
Tuy nhiên, ngay sau khi có phản ánh từ ICTnews, thông tin từ Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, vào 17h00 chiều 24/3, Bộ đã có công văn yêu cầu VDC phong toả và cử Đoàn Thanh tra xuống trực tiếp tiến hành niêm phong toàn bộ máy chủ của KoramGame đặt ở công ty này.
Và ngay sau đó, toàn bộ các game của KoramGame được nêu ở trên đã chính thức không còn hoạt động. Cụ thể, người chơi không còn đăng nhập được vào trang chủ của các game này, cũng như tham gia chơi game.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, game của các doanh nghiệp Trung Quốc phát hành không phép tại Việt Nam đã bị cơ quan chức năng xử lí một cách triệt để. Toàn bộ các game có máy chủ đặt trong nước có các dải IP liên quan đến các doanh nghiệp là FPT và VDC đã bị xử lí.
Tuy nhiên, liệu các bên cung cấp các hình thức thanh toán cho những game trên như NgânLượng.vn, Bảo Kim, Megacard của VNPT, các loại thẻ di động của nhà mạng Viettel, MobiFone, VinaPhone hay thẻ GATE của FPT, có bị xử lí hay không đang là điều được nhiều người thắc mắc. Bởi các game của doanh nghiệp Trung Quốc tồn tại được ở thị trường trong nước có sự "tiếp tay" rất lớn từ các bên cung cấp hình thức thanh toán này. Nếu doanh thu game của KoramGame và LemonGame như nhiều nguồn tin cung cấp, có thể nói hàng trăm tỉ đồng đã được các công ty thanh toán chuyển cho các doanh nghiệp game đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên những đồng tiền "trái phép" đã được chuyển giao như thế nào, là vấn đề các cơ quan chức năng liên quan cần điều tra làm rõ.
Theo ICTNews
Làng game online Việt đầu tháng 3 có gì hot? Điểm lại những tin tức nóng hổi tại làng game online Việt Nam tuần từ 03/03 đến 09/03/2014. Koram Game kiếm lợi tại Việt Nam chủ yếu bằng quảng cáo đồi trụy Như chúng tôi đã đưa tin, với khoản tiền béo bở lên đến 2 triệu USD ~ 40 tỷ VNĐ mỗi tháng, Koram Game đang sống khỏe tại Việt Nam và...