Bóc trần ngàn lẻ một trò lừa đảo đội lốt “cái bang”
Có đến cả ngàn lẻ một cách giả làm ăn xin để trục lợi trên lòng nhân ái của người khác. Tình trạng này diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới. Họ xuất hiện trước mặt người qua đường với bộ dạng thê thảm của những người tàn tật khốn khổ mang trên người vết thương lở loét, những phụ nữ có bầu với con nhỏ nheo nhóc hay những thầy tu đi khất thực…
Bắt cóc trẻ em để ép đi ăn xinHiện tượng bắt cóc trẻ em rồi đánh đập, ngược đãi, thậm chí làm cho trẻ bị tàn phế để đi ăn xin là một thực trạng vô cùng đau lòng ở một số nước đang phát triển trên thế giới, đặc biệt là Ấn Độ.
Theo thống kê, đất nước có hơn 1,2 tỉ dân này có tới gần 300.000 trẻ ăn xin. Các băng nhóm quá độc ác và vô đạo đức. Chúng thậm chí còn bắt cóc cả trẻ sơ sinh trong các bệnh viện hay tạt axit lên người các em tạo thành những vết lở loét để gợi lòng trắc ẩn của người qua đường.
Hiện tượng bắt cóc trẻ em rồi đánh đập, ngược đãi, thậm chí làm cho trẻ bị tàn phế để đi ăn xin là một thực trạng vô cùng đau lòng đang là vấn nạn ở một số nước đang phát triển trên thế giới.
Theo các nhà chức trách địa phương, ăn xin đã trở thành nghề kinh doanh béo bở của bọn tội phạm có tổ chức ở Ấn Độ hiện nay. Bọn mafia đánh cắp trẻ sơ sinh chỉ để đi ăn xin và những đứa trẻ chơi thơ thẩn quanh các khu nhà ổ chuột cũng trở thành mục tiêu của chúng.
Nhưng đơn tố cáo của họ đến cảnh sát không có sự phản hồi. Chỉ riêng ở Mumbai, bọn “mafia ăn xin” đã bỏ túi được hơn 20 triệu bảng Anh/năm và một số cảnh sát biến chất trở thành người đỡ đầu cho chúng. Theo số liệu thống kê chính thức, có đến 44.000 trẻ rơi vào bẫy của “mafia ăn xin” ở Ấn Độ mỗi năm và trong đó có hàng trăm đứa trẻ bất hạnh bị cắt cụt tay hoặc chân.
Tuy nhiên, một số tổ chức từ thiện đánh giá con số đó có thể đến 1 triệu. Phần đông nạn nhân dưới 10 tuổi. Không những thế, đội quân ăn xin này hầu hết nghiện rượu và charras (một loại ma túy) do các băng nhóm cung cấp như một cách để khống chế, sai bảo. Tufhaar, 9 tuổi, bị chặt đứt cánh tay trái nói: “Những thứ đó giúp chúng em quên đi cảnh ngộ của mình”.
Sự thật khủng khiếp về mạng lưới “mafia ăn xin” bị phơi bày khi một nhóm phóng viên đã quay được cảnh một bác sĩ đồng ý cưa đứt chân tay của một em nhỏ khỏe mạnh chỉ với giá 100 bảng Anh. Không chỉ khai thác trẻ em ăn xin moi tiền du khách các băng nhóm còn buộc các em phải bán đĩa DVD lậu và đủ loại chất ma túy. Theo các tổ chức nhân quyền, một số các em bị cưỡng bức vào con đường kinh doanh thân xác, trở thành nô lệ tình dục.
Đóng giả người tàn tật để gợi lòng trắc ẩn
Việc đóng giả người tàn tật để gợi lòng trắc ẩn của khách qua đường đã là một chiêu lừa phổ biến của giới ăn mày rởm. Mới đây, cảnh sát tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã bắt giữ một đối tượng chuyên hóa trang một cách tinh vi thành người tàn tật nhằm xin tiền tại các tuyến phố đông đúc.
Li nằm bẹp trên chiếc ván trượt được thiết kế khá công phu với hệ thống đàn guitar cho phép vừa di chuyển vừa chơi những bản nhạc “mủi lòng”
Video đang HOT
Tuy nhiên, hành vi lừa đảo của Li cuối cùng đã bị phát hiện
Tại đồn cảnh sát điều tra, Li Yousheng (40 tuổi) đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình. Ngày này qua ngày khác, Li nằm bẹp trên chiếc ván trượt được thiết kế khá công phu với hệ thống đàn guitar cho phép vừa di chuyển, vừa có thể &’chơi’ những tình khúc “mủi lòng” nhằm tranh thủ “lòng nhân ái” của những người qua đường. Với bộ dạng tàn tật đáng thương như vậy, Li thừa nhận y trở thành tâm điểm trên phố ngay cả những lúc giao thông đông đúc.
Tuy nhiên, hành vi lừa đảo của Li cuối cùng đã bị phát hiện bởi một phóng viên. “Anh ta lẩn vào một ngõ vắng, lấy ra bộ quần áo tinh tươm trong chiếc túi mang theo và đi lại bình thường”. Người phóng viên thuật lại. Li đã bị cảnh sát Hồ Nam đưa về trại giáo dưỡng vài tháng như rất nhiều ăn mày “giả mạo” khác đã được đưa về đây.
Tự tạo ra các vết thương lở loét
Nếu bạn thấy ngoài đường những người ăn mày với vết thương lở loét vô cùng đáng sợ và thảm hại thì hãy dè chừng vì đó có thể là vết thương giả. Có cả một công nghệ tạo vết thương vô cùng tinh vi được những người ăn mày tạo ra chả kém gì diễn viên chuyên nghiệp.
Chỉ cần một chút mực đỏ (có thể sử dụng máu động vật thay mực), tăm hoặc que ngoáy tai, miếng bông, hồ dính là có thể tạo ra một vết thương như thật. Đầu tiên, dùng keo dính màu trắng để tạo một vết thương. Chờ cho keo khô, dùng que tăm tạo vùng vết thương. Dùng miếng rửa bát để làm lan vết thương. Dùng một giọt mực đỏ để tạo vùng ngoài xây xước. Dùng miếng bông thấm mực đỏ (không quá nhiều) bôi lên để làm vết thương trông giống thật. Khi mực khô, một nửa công việc đã hoàn tất. Dùng tăm vạch lên vết thương giả để nó giống như da bị nứt. Đổ mực đỏ vào phần da nứt (thực chất là phần keo đã khô) để giống như vết thương bị rỉ máu.
Sau đây là những hình ảnh minh họa cho công nghệ làm giả vết thương:
Đối với nhiều nước châu Á Phật giáo là tôn giáo được yêu chuộng, nên nhà chùa luôn được giữ vẻ tôn nghiêm và được bá tánh sẵn lòng cúng phật. Lợi dụng điều này, nhiều người đã sử dụng quần áo của thầy tu để ngụy trang cho những hành vi trục lợi bất chính.
Những nhà sư rởm bị cảnh sát bắt.
Những kẻ giả danh nhà chùa, nhà sư đi quyên góp, đêm về thoát xác là lên bàn nhậu… thậm chí, nhiều người chả phải sư sãi gì cả cũng mặc áo cà sa đi khất thực, thực chất là xin ăn hoặc lừa đảo”.
Đóng giả phụ nữ mang thai hay có con nhỏ
Hình ảnh người phụ nữ có bầu hay mang theo một đứa trẻ sơ sinh đang khóc ngằn ngặt vì khát sữa, thất thểu đi xin ăn ngoài đường có thể làm rơi lệ những người qua đường. Nếu ai đã từng một lần làm mẹ sẽ không khỏi động lòng trắc ẩn khi nhìn thấy những em bé phải chịu cảnh phơi mưa, phơi nắng ngoài đường như vậy.
Hình ảnh người phụ nữ có bầu hay mang theo một đứa trẻ sơ sinh đang khóc ngằn ngặt vì khát sữa, thất thểu đi xin ăn ngoài đường có thể làm rơi lệ những người qua đường.
Thế nhưng, thực chất thì những bà mẹ khốn khổ kia lại chính là “mẹ mìn” chuyên nghiệp.
Thế nhưng, thực chất thì những bà mẹ khốn khổ kia lại chính là “mẹ mìn” chuyên nghiệp. Bọn chúng bắt cóc trẻ em hay giả vờ độn bụng mang bầu rồi ngồi ăn xin ngoài phố với hi vọng lừa được những người tốt bụng nhẹ dạ. Thực chất các em bé đáng thương không phải là con của những bà mẹ ăn xin này và đến cuối ngày chưa chắc các em có nổi một ly sữa để lót dạ.
Bọn chúng còn dùng nhiều thủ đoạn tàn ác như gây thương tật trên mình đứa trẻ, cho chúng ăn mặc rách rưới, lộ vẻ gầy yếu để càng gây ra vẻ thảm thương càng tốt.
Theo VTC
Game không có Cái Bang, Thiếu Lâm thì vứt!?
Đó là phát biểu của không ít game thủ Việt khi nhận xét về các MMORPG lấy bối cảnh phương Tây mà nạn nhân gần đây nhất chính là Kiếm Tiên. Sự thật có đúng là như vậy?
Thời gian gần đây, cộng đồng giới trẻ vẫn thường tỏ ra khắt khe với các trò chơi trực tuyến tới từ Trung Quốc, đặc biệt là khi món ăn có xuất xứ tại đây tràn ngập Việt Nam. Không ít chủ đề theo kiểu "tẩy chay game tàu" hay "ghét kiếm hiệp" được lập nên trên diễn đàn game trong nước và nhận được không ít ý kiến đồng tình.
Tuy vậy, phải chăng nhận định ấy chỉ là của một bộ phận nhỏ trong số hàng chục nghìn tín đồ ảo? Vì bằng chứng là hiện tại vẫn còn nhiều, rất nhiều người chơi cho rằng game online thần thoại hoặc lấy bối cảnh phương Tây đều chỉ đáng... vứt đi.
"Không thấy Cái bang, Thiếu Lâm đâu thì chơi làm gì"
"Nhìn là thấy kiểu game thần thoại, cho vàng cũng không thèm chơi rồi. Game gì mà chẳng thấy Cái bang. Thiếu lâm ... đâu, lại 1 phen đợi mòn mỏi VL3 rồi. Dù sao đây cũng là 1 game dành cho gà không chơi nổi các game hiện nay", game thủ có nickname Thần Cái phát biểu khi nhận xét về Kiếm Tiên, MMORPG 3D mới của VinaGame.
Suy nghĩ trên gần như ngay lập tức nhận được sự phản kháng quyết liệt từ người chơi xung quanh. Tuy vậy ngẫm cho cùng thì những hình ảnh Thiếu Lâm, Cái Bang đã ăn sâu vào tiềm thức giới trẻ nước nhà, họ sẵn sàng coi tất cả các sản phẩm không có chúng là "đồ bỏ" hoặc ít nhất cũng chẳng có hứng thú.
Một bộ phận lớn game thủ vẫn chưa thể dứt bỏ được MMO kiếm hiệp.
Điều trớ trêu ở đây là thị hiếu coi trọng kiếm hiệp có sự đóng góp không nhỏ từ chính các "con cưng" mà VinaGame từng phát hành. Chẳng nói đâu xa, thành công của Võ Lâm Truyền Kỳ và Kiếm Thế thể hiện rõ điều ấy và giờ đây chúng lại "quay mũi giáo" lại với Kiếm Tiên.
Trên thực tế, đã có quá nhiều tấm gương dành cho Kiếm Tiên như Chúa Tể Phục Sinh, Atlantica, Granado Espada tại Việt Nam và NPH lớn nhất miền Nam thừa hiểu điều này. Và họ chọn Thần Quỷ Truyền Kỳ để mua về là có lý do.
VinaGame đã tính toán kỹ trước khi mua Kiếm Tiên về nước.
"Về mặt mô hình thì Kiếm Tiên trông không chi tiết nhưng hiệu ứng về ánh sáng, môi trường và texture lại đặc biệt cao hơn hẳn. Đây chính là phong cách làm game hiện đại giống như của 1 số game 3D khóa góc nhìn của các nước phương Tây". game thủ nickname banana phát biểu sau khi theo dõi các clip quay màn hình thử nghiệm trò chơi.
Quay trở lại với nhận định "game không có Cái Bang, Thiếu Lâm thì chỉ đáng vứt đi", thực trạng này tuy đã tồn tại trong thời gian dài nhưng không phải là không có lối thoát cho các NPH trong nước. Đơn giản vì thị hiếu nào cũng có thời của nó, ví dụ như thời Trung cổ phụ nữ béo được yêu mến nhưng giờ thì ngược lại.
Giới trẻ Trung Quốc bắt đầu rời bỏ món ăn nội, còn chúng ta thì sao?
Xét cho cùng, đã tới lúc để giới trẻ nước nhà tiến thêm một bước trong tư duy, 5, 6 năm trời gắn bó với kiếm hiệp là quá đủ. Hãy nhìn game thủ Trung Quốc, họ đang đổ xô sang World of WarCraft đến nỗi chính phủ nước này phải "trù dập" thẳng tay, vậy thì sao người Việt ta không làm được điều đó?
"Thật buồn vì hiện nay vẫn còn quá nhiều suy nghĩ thiên về kiếm hiệp Trung Quốc trong cộng đồng game thủ, chính vì vậy mà nhiều MMORPG rất hay về nước vẫn thất bại, chúng ta còn chìm đắm trong cái ao tù này đến bao giờ nữa đây?", có thể tìm thấy rất nhiều bình luận tương tự trên các diễn đàn về game trong nước.
Theo Gamek