“Bóc tem” thêm một địa điểm cắm trại mới toe, check in độc đáo sát xịt Sài Gòn
Núi đá chữ thập là địa điểm du lịch Đồng Nai đang hot rần rần bởi vừa được “khai quật” bởi các bạn trẻ đam mê du lịch.
Chẳng phải là một địa điểm du lịch lớn hay quá nổi tiếng, nhưng núi đá chữ thập sẽ là địa điểm cắm trại hoàn hảo cho bạn dịp cuối tuần đó. Nếu đã quá quen với không khí thị thành thì đổi gió dành ngày cuối tuần để tận hưởng sự an nhiên này thôi.
Đường tới núi đá chữ thập?
Đồng Nai là điểm đến khá quen thuộc với các bạn trẻ đang sinh sống và làm việc tại Sài Gòn cũng như các tỉnh lân cận. Đồng Nai có sức hút đặc biệt bởi tại đây vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi lại có cả suối thác, rừng cây,… Bên cạnh đó, tại du lịch Đồng Nai cũng có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn như: khu du lịch Bửu Long, Nam Cát Tiên, Suối Mơ… thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách thập phương.
Nếu khó khăn trong việc tìm kiếm, bạn sẽ hỏi người dân bản địa nha
Mới đây, dân tình vừa có cơ hội “bóc tem” thêm một địa điểm cắm trại, check in mới toe hoàn toàn hoang sơ, thuần khiết. Núi đá chữ thập chính là địa điểm mình muốn nhắc tới. Cách trung tâm TP.HCM chừng 120km, tọa lạc tại ấp 7, xã Phú Điền, huyện Tân Phú, Đồng Nai, nơi đây hứa hẹn là địa điểm hấp dẫn cho giới phượt lượn đó.
Đôi nét về điểm cắm trại – núi “con voi”, mới toe
Núi đá chữ thập hay còn được gọi với cái tên thân thương là núi đá “con voi”. Sở dĩ có cái tên này bởi núi có hình dáng giống một chú voi lớn, nằm giữa cánh đồng, xung quanh bao bọc bởi những núi. Xa xa là đầm sen của người dân địa phương trồng phục vụ du khách tới check in, chụp ảnh. Cảnh sắc ở đây vô cùng độc lạ và ấn tượng.
Là địa điểm dã ngoại cực xịn, sát xịt Sài Gòn đó!
Vào những dịp cuối tuần, núi đá chữ thập thu hút rất đông các bạn trẻ đổ tới cắm trại, vui chơi, hát hò. Với những anh em thích chinh phục, leo lên trên đỉnh núi cũng là hoạt động rất thú vị đó! Cũng nằm trên cug đường này, ban có thể kết hợp tham quan một số điểm du lịch tại Đồng Nai như: hồ Đa Tôn, thác Mai – Bàu Nước Sôi, thác Đá Hàn, thác Giang Điển, thiền viện Phước Sơn hay nhà thờ giáo xứ Đông Vinh, Phúc Nhạc nhé… Kết hợp đi các địa danh trên, chuyển đi của bạn sẽ trở nên thú vị và ý nghĩa hơn nhiều đó.
Núi đá chữ thập có những hoạt động vui chơi gì hấp dẫn?
Núi đá chữ thâp vừa trong lành, bình yên lại ít người biết tới nên cảnh sắc rất hoang sơ, vốn có. Từ trên đỉnh núi đá, phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ thấy bức tranh ruộng đồng, mây núi với làng quê của huyện Tân Phú đẹp vo cùng. Với những bạn thích chụp choẹt thì đây là cơ hội lý tưởng để lấp đầy album ảnh check in của mình đó.
Video đang HOT
Background như này đã đủ xịn chưa quý dzị?
Tới đây, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm các hoạt động như:
Cắm trại trên lưng núi “con voi”
Một chuyến cắm trại, tổ chức một bữa tiệc BBQ, ăn uống, hát hò vào dịp cuối tuần tại đây là kế hoạch hoàn hảo đó. Nếu chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thì bạn hãy cùng hội chị em bạn dì cắm trại qua đêm tại đây. Lưng của núi đá chữ thập có nhiều góc rất bằng phẳng, có độ cao chừng 150m nên bạn có thể thoải mái dựng lều trại để ngủ qua đêm.
Cắm trại trên lưng voi sẽ là trải nghiệm thú vị cho du khách tới đây đó!
Còn gì tuyệt với hơn một bữa tiệc giữa đồng bát ngát, gió thổi lồng lộng còn hơn gió điều hòa, được nằm trò chuyện, tâm sự, cùng nhau đếm sao…Chắc chắn những hoạt động này sẽ giúp bạn lấy lại nguồn năng lượng tích cực sau những ngày làm việc mệt mỏi đó.
Check in nữa nè…
Không chỉ vậy, nếu có cơ hội cắm trại qua đêm, bạn sẽ còn có cơ hội được thức giác, đón bình minh trên đỉnh núi đá chữ thập trong chuyến dã ngoại của mình đó. Cũng là một trải nghiệm ra gì trong tuổi thanh xuân của mình đúng không?
Check in cánh đồng sen đẹp nhất Tân Phú vào mùa hạ
Vào những dịp đầu tháng 6 hằng năm là thời điểm đẹp nhất để đến check in tại các đầm sen. Bởi vào khoảng thời gian này, sen bắt đầu nở rộ khắp mặt hồ. Tại đầm sen Phú Điền, Tân Phú, không chỉ có vẻ đẹp của bông sen mà còn có điểm nhấn là những núi đá lớn nhỏ.
Tại đầm sen Phú Điền còn trồng cả giống sen Đài Loan nữa đó
Núi đá nằm xen kẽ ruộng sen, những cánh đồng lúa trải dài vô tận, tạo nên cảnh quê vô cùng ấn tượng.
Đã đủ hấp dẫn để bạn tới đây chưa?
Sáng sớm, hít hà hương sen đã tạo cho du khách cảm giác đặc biệt thư giãn. Tại đây, du khách sẽ săn được những khoảnh khắc vô cùng đẹp vào lúc sương sớm. Không chỉ vậy mà còn có thể tạo dáng, check in bên cánh đồng sen cũng rất tuyệt nhé!
Chèo thuyền SUP trên dòng sông Mơ
Nằm dưới núi đá chữ thập là dòng sông Mơ chảy êm ru. Tới đây, du khách sẽ được thoải sức bơi lội, chèo thuyền.
Khung cảnh yên bình của sông nước, cùng màu sắc hài hòa của bức tranh đồng lúa sẽ giúp du khách quên đi những căng thằng
Nên đến thăm núi đá chữ thập vào thời điểm nào?
Mỗi mùa, núi đá chữ thập lại mnang trong mình một vẻ đẹp riêng
Có có hội tới đây vào mùa lúa trỗ đòng đòng, bạn sẽ được trở về với thiên nhiên trong trẻo cùng màu xanh mướt mát của cây, của lúa, của núi đồi,… hoàn toàn tách biệt với thành phố hoa lệ.
Vào mùa lúa chín, du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp ngọt ngào thơ mộng như một bức tranh của thiên nhiên nơi đây.
Vào mùa thu hoạch xong, người dân thường cuộn thành từng cục để trên đồng. Đây sẽ là đạo cụ để check in cực đẹp cho bộ ảnh núi đá chữ thập của bạn đó!
Lấp đầy album bằng những chiếc check in xịn sò tại núi đá chữ thập
Nếu bạn muốn có những bức ảnh đẹp lung linh, bạn nên tới đây vào buổi sáng khi mặt trời vừa ló rạng. Hoặc vào lúc chiều tà, khoảng 4 giờ trở ra. Khi ấy nắng cũng bớt dần, màu rám chiều cũng đẹp hơn, cho bạn nước ảnh ấn tượng hơn.
Một vài lưu ý khi tới tham quan núi đá chữ thập
Đường leo núi đá khá khó khăn nên bạn nhớ chuẩn bị những đôi dép lê hoặc giày thể thao để dễ dàng chinh phục hơn nha.Nếu muốn cắm trại qua đêm, bạn nhớ chuẩn bị đồ ăn, thức uống cần thiết nha. Ngoài đầu đường chỗ vào khu đá con voi có một chòi bán nước nhỏ của người dân, nếu lỡ không mang bạn có thể mua tại đây nha.Nếu đến với núi đá con voi vào một ngày mùa hạ, bạn nhớ mang thêm áo nắng, mũ, kính và nhiều nước hơn 1 chút nha.Là một điểm check in mới, chính vì vậy, tới đây cắm trại, check in du khách nhớ giữ gìn vệ sinh môi trường.
Mã Đề - ngôi chùa độc đáo trong lòng núi đá
Trương Dịch là một thành phố thuộc tỉnh Cam Túc (Trung Quốc). Nơi này chính là Cam Châu trong thời kỳ con đường tơ lụa cổ đại, nằm trên tuyến đường giao thương của các thương nhân từ Trường An tới Đôn Hoàng.
Chùa Mã Đề được khoét sâu trong lòng núi đá.
Nơi đây từng là trung tâm thương mại quan trọng trong triều đại nhà Tùy và nhà Đường. Ngày nay, tại Trương Dịch, có một địa điểm hết sức độc đáo không thể bỏ qua, đó là ngôi chùa Mã Đề nằm lọt thỏm trong lòng một ngọn núi đá.
Ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng
Mã Đề là ngôi chùa phật giáo Tây Tạng được dựng khoét sâu vào núi đá cheo leo, cách thành phố Trương Dịch khoảng 70km. Quãng đường từ Trương Dịch tới ngôi chùa đi qua bao nhiêu làng mạc, khung cảnh miền quê thanh bình, xa xa là dãy núi Kỳ Liên phủ tuyết trắng.
Khi nhìn thấy Mã Đề, tôi không tin vào mắt mình khi thấy ngọn núi đá cao vút thế kia lại có thể chứa được cả một ngôi chùa bên trong lòng nó. Dưới chân núi là những dãy cờ phong mã (lungta) - cờ cầu nguyện của Tây Tạng - rực rỡ dưới nắng vàng. Lungta thường được làm bằng vải hình vuông màu trắng, xanh dương, vàng, xanh lá, đỏ. Cờ được trang trí bởi những hình ảnh, câu thần chú và các lời cầu nguyện. Lungta sẽ mang những lời cầu nguyện của chúng sinh lên trời và mang những điều tốt đẹp từ trên trời xuống nhân gian.
Không ai biết, cũng không còn tài liệu ghi lại chính xác niên đại xây dựng, chỉ biết rằng chùa Mã Đề đã xuất hiện trong khá nhiều tác phẩm của các nhà thơ thời Đông Tấn (317 - 402), vì vậy, Mã Đề có thể đã được xây dựng cách đây khoảng 1.600 năm.
Truyền thuyết kể rằng, chùa được xây dựng trên dấu chân ngựa thần của King Gesar - vị anh hùng trong truyền thuyết của người dân Tây Tạng, người đã đánh bại ma quỷ và đem lại cuộc sống bình an cho dân chúng. Vì lịch sử lâu đời của nó, chùa Mã Đề, hang Mạc Cao và hang Ngọc Lâm ở Qua Châu được coi là ba hang động nghệ thuật của thánh địa Phật giáo Hà Tây.
Bức thangka của Phật giáo Tây Tạng ở Mã Đề.
Độc đáo và kỳ lạ
Quần thể chùa Mã Đề được chia ra làm bốn khu chính, vì vậy du khách phải mất cả ngày mới có thể tham quan hết các công trình. Nhìn bên ngoài chùa chỉ có ba tầng, nhưng khi đi sâu vào trong là hang đá 33 tầng trời. Lối lên các tầng ngoằn ngoèo, chật hẹp, chỉ đủ cho một người luồn lách mới lên được. Như vậy, khi các nhà sư mang tượng phật, đồ cúng dường sẽ phải hết sức cẩn thận.
Tôi không hiểu, con người cổ đại có thể mất bao mồ hôi, công sức để khoét sâu vào vách đá, dựng nên tầng tầng lớp lớp phòng thờ, hành lang ngoằn ngoèo như vậy. Tín ngưỡng phải lớn đến mức nào mới có thể kỳ công xây dựng nên công trình như thế?
Trong hành lang hun hút tối om thỉnh thoảng le lói ánh sáng, đó chính là ánh sáng từ những ngọn đèn bơ đặc trưng của Tây Tạng ở các gian thờ. Khi leo lên đến đỉnh cao nhất, đập vào mắt tôi là một dàn cờ phong mã đang tung bay trong gió, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Sâu bên trong hốc đá là các tượng Phật liên quan đến Phật giáo Tây Tạng như Thích ca Mâu ni, các vị hộ pháp... Xung quanh tượng là hàng đèn bơ cháy liên tục từ năm này sang năm khác. Một không gian đặc quánh Tây Tạng.
Trong quần thể chùa Mã Đề, điện thờ vua Gesar - King Gesar Palace (cũng là một chùa hang đá) ở xa nhất, hoang vắng nhưng khung cảnh hùng vĩ và thoáng đãng. Có thảo nguyên, có dãy Kỳ Liên tuyết phủ, có lungta sắc màu bao bọc. Từ bậc thềm, tôi đi dọc theo hành lang bằng gỗ tới cửa điện thờ. Bên trong điện là hai hàng tượng của vua Gesar và 36 vị tướng dưới quyền của ngài đang cưỡi ngựa, cầm các loại vũ khí trong tư thế sẵn sàng cho một cuộc chiến. Đi hết đại điện, khi bước ra cửa, tôi đã thấy mình ở mặt sau của quả núi. Hóa ra đi xuyên qua đại điện nghĩa là tôi đã xuyên qua ngọn núi.
Điểm cuối cùng trong quần thể Mã Đề là Thiên Phật Động - một ngôi chùa của người Hán, được xây dựng thời nhà Nguyên (1271 - 1368). Cũng là khoét vào hang đá cheo leo nhưng cấu trúc, tượng phật, mái vòm, tranh tường ở đây khác hẳn với chùa Mã Đề 33 tầng trời, không còn phong cách Tây Tạng nữa mà là phong cách của người Hán. Đi lên những bậc thang để tới được điện thờ cheo leo trên núi, trong tôi có cảm xúc thật đặc biệt.
Tôi tạm biệt Mã Đề trong một buổi chiều thu nhạt nắng. Ngôi chùa vẫn đứng đó, uy nghi và sừng sững như hàng ngàn năm nay. Cam Túc là một vùng đất được thiên nhiên ưu ái từ cảnh quan thiên nhiên tới các công trình do con người tạo ra. Trong đó, Mã Đề là nơi để lại nhiều ấn tượng nhất. Tôi hy vọng mình sẽ quay lại nơi này vào mùa đông, khi những bông tuyết trắng phủ khắp chốn linh thiêng này. Chắc chắn, đó sẽ là một cảnh tượng hoàn mỹ.
Độc đáo tu viện 'cheo leo' bên vách núi ở Montenegro Ostrog là một tu viện của Giáo hội Chính thống Serbia có một vị trí độc đáo, tựa vào một vách đá thẳng đứng trên ngọn núi đá lớn Ostroka Greda, ở Montenegro. Tu viện được thiết kế dành riêng cho vị Thánh Basil của Ostrog, Sveti Vasilije Ostroki, người thành lập nên tu viện và được chôn cất ở đây vào năm...