“Bóc tem” cầu treo mạo hiểm ở Việt Nam, thái độ tung tăng của anh chàng đi cuối khiến ai cũng trầm trồ
Cây cầu treo ở khu du lịch gần Sapa đã bắt đầu cho những người đầu tiên trải nghiệm thử thách mạo hiểm này.
Như các thông tin đã đưa từ trước đó, tại khu du lịch Cầu Kính Rồng Mây (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) nằm ngay gần thị trấn Sapa đang chuẩn bị ra mắt trò chơi cầu treo mạo hiểm.
Theo những hình ảnh được chia sẻ trên rất nhiều fanpage, group thì đây là một dạng cầu treo với các tấm gỗ được nối cách nhau, tạo nên một cây cầu treo bắc giữa vách núi cheo leo. Đây là một trò chơi mạo hiểm khá phổ biến tại các khu du lịch ở Trung Quốc. Tại Việt Nam, mặc dù trò chơi này cũng từng xuất hiện tại một vài địa điểm nhưng ở độ cao như thế này thì gần như chưa từng có.
Cây cầu treo này nằm ngay bên dưới cầu kính Rồng Mây – với độ cao khoảng 2.200m so với mực nước biển, nghĩa là độ cao của cầu treo này cũng rất đáng nể đó!
Sau rất nhiều hình ảnh “nhá hàng”, mới đây, đoạn clip một số người đi thử trên cây cầu treo mạo hiểm này đã được đăng tải trên một group về du lịch. Giữa núi rừng bao la, hình ảnh đi trên cây cầu treo lắc lư quả thật khiến nhiều người “khiếp vía” và có lẽ không phải ai cũng đủ can đảm để tham gia thử thách này.
Những người đầu tiên được đi thử trên cầu treo mạo hiểm ở khu du lịch Cầu Kính Rồng Mây (Nguồn: Bùi Quyết – group SAPA Tất Tần Tật).
Đáng chú ý hơn cả, trong số 3 người đang đi trên cầu, thành viên tham gia đi cuối cùng không hề tỏ ra sợ hãi, trái lại còn có vẻ rất hào hứng, bước những bước rất nhanh, nhún nhảy, tung tăng một cách vui vẻ. Điều này nhanh chóng thu hút được sự chú ý của rất nhiều người xem.
- Tú Linh: Chỉ buồn cười cái ông đi sau cùng.
- Bùi Quyết: Nhoi nhoi, nhoi nhoi rung hết cả cầu.
- Chi Nguyễn: Ông áo đen đi như chó đuổi.
- Hoàng Khánh Linh: Xem cái ô mặc bộ đen đi sau mà cười.
- Ngọc Ánh Nguyễn: Anh đi cuối tung tăng cute thế!
Hiện tại, thông tin về cây cầu này đang thu hút sự chú ý của rất nhiều tín đồ du lịch. Nhiều người đã lên kế hoạch để có thể trải nghiệm tại đây.
Xuất hiện clip du khách đi trên chiếc cầu treo giữa vách núi cheo leo tại một khu du lịch ở Việt Nam: trông còn đáng sợ hơn các cây cầu từng thấy ở Trung Quốc
Được biết, đây là một cây cầu treo mới xuất hiện tại khu vực gần Sapa.
Thời gian gần đây, thông tin về một chiếc cầu treo mạo hiểm xuất hiện tại một khu du lịch ở Việt Nam đang khiến cư dân mạng vô cùng sôi sục. Đây là một dạng trò chơi mạo hiểm thường xuất hiện tại các khu du lịch ở Trung Quốc mà ở đó, người chơi sẽ đi trên các cây cầu treo chông chênh với các thanh gỗ gắn cách nhau tạo nên các khe hở lớn trên chiếc cầu, bên cạnh sẽ có dây bám và bảo vệ bằng dây bảo hiểm gắn vào người. Dù việc bảo vệ được đảm bảo nhưng quả thật, đi trên chiếc cầu như vậy vẫn không khỏi khiến người chơi tim đập chân run, nhất là khi độ cao thường rơi vào vài trăm, thậm chí là cả nghìn mét.
Trò chơi cầu treo mạo hiểm xuất hiện tại khá nhiều khu du lịch của Trung Quốc.
Cầu treo kiểu này cũng từng xuất hiện ở nhiều khu vui chơi ở Việt Nam nhưng thường ở độ cao thấp, chỉ khoảng vài chục mét. Việc một cây cầu treo nằm ở vách núi cheo leo, độ cao lên đến vài trăm mét, thậm chí là hàng nghìn mét so với mực nước biển như vậy là cực kỳ hiếm. Đặc biệt, hình ảnh một người đàn ông đi thử trên cây cầu này cũng đủ khiến nhiều người cảm thấy... tim đập chân run.
Xuất hiện clip du khách đi trên chiếc cầu treo giữa vách núi cheo leo tại một khu du lịch ở Việt Nam: trông còn đáng sợ hơn các cây cầu từng thấy ở Trung Quốc (Nguồn: tiktok @interbuslines).
Được biết, cây cầu treo mạo hiểm này nằm bên trong khu du lịch Cầu Kính Rồng Mây, cách thị trấn Sapa khoảng 13km. Cây cầu treo này nằm ngay phía dưới cây cầu kính Rồng Mây (cầu kính cao khoảng 2.200m so với mực nước biển).
Theo thông tin trên trang page Khu Du Lịch Cầu Kính Rồng Mây, cầu treo mạo hiểm dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới đây.
Dông lốc quật đứt cầu treo, mưa đá dày đặc lại xuất hiện ở Lào Cai Dông lốc kèm mưa đá trên địa bàn tỉnh Lào Cai đêm 24, rạng sáng 25-3 làm một cây cầu treo bắc qua sông Chảy bị quật đứt. Thiệt hại nhà cửa và cây trồng đang được rà soát, thống kê. Cầu treo bắc qua sông Chảy, nối 2 xã Long Phúc và Việt Tiến (huyện Bảo Yên), sập xuống sông sau cơn...