Bốc mùi chung cư Thủ đô: Nước tiểu đựng ống bơ, đi thang máy
Đến chung cư ở Định Công, không ít người vừa tò mò vừa buồn cười khi đọc quy định được dán ngay cửa thang máy của toà nhà: “Đề nghị không mang nước tiểu vào thang máy”.
Nháo nhào mùi khai
Sự xuất hiện của quy định này bắt nguồn từ một sự việc cách đây khoảng 6 tháng. Sáng nào, dậy đi làm, không ít cư dân phàn nàn vì sặc mùi khai của nước tiểu trong khắp hành lang và thang máy.
Lúc đầu, người dân cho qua bởi nghĩ rằng cháu nhỏ nào bậy ra thang máy hay có thể do nhân viên vệ sinh vận chuyển rác xuống dưới tầng 1. Nhưng, mùi khai ngày nào cũng xuất hiện. Thang máy của chung cư chật hẹp, giờ cao điểm đông đúc giờ cộng thêm mùi khai khiến người dân càng cảm thấy ngột ngạt.
Một cuộc họp bàn của cư dân ngay lập tức đã diễn ra để truy tìm nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ trực đêm là quan sát xem có nhân vật nào say xỉn về muộn có thể là thủ phạm.
Thang máy nhanh chóng hoen rỉ vì ý thức của cư dân
Sau một ngày, hai ngày,… đội nhân viên bảo vệ trực đêm căng cả mắt cũng không thấy hiện tượng nào đáng khả nghi. Thậm chí, những ai về khuya đều bị dò hỏi nhưng mọi manh mối đều không thấy. Nghi vấn về một nhân vật bí ẩn có hành vi không đẹp ở thang máy vào ban đêm đã bị xoá bỏ.
“Quái lạ, một chung cư như này mà sặc mùi nước tiểu vào buổi sáng sớm. Không lẽ tự nhiên có ma tè ra thang máy”, đội trưởng bảo vệ thắc mắc.
Hướng điều tra chuyển sang thời điểm sáng sớm. Đội bảo vệ đã phát hiện ra sự thật bất ngờ. Một bà cụ trên tầng 15 đã mang xô nước tiểu qua thang máy xuống dưới mặt đất để tưới cây. Tận dụng khoảng đất bỏ hoang trước chung cư, bà làm trồng ít rau sạch. Thỉnh thoảng, để chăm cây, bà đã tận dụng nước tiểu để mang xuống tưới.
Tuy nhiên, khi phát hiện ra bí mật này, lần theo chủ nhân của những vườn rau quang chung cư, người ta còn phát hiện ra nhiều nhà dùng cả ống bơ, xô nhựa, bình tưới… để tận dụng nguồn phân bón tự nhiện này để trồng rau.
Và nếu không phát hiện ra, có lẽ cả chung cư còn phải ngửi mùi không được dễ chịu vào sáng sáng và lại nháo nhào truy tìm nguyên nhân.
Vại dưa muối làm khổ hàng xóm
Video đang HOT
Cư dân một chung cư ở Hoàng Mai cũng đã từng kêu ca về một cụ bà vì đã vận chuyển đồ “có mùi” trong thang máy. Bà ở tầng 8, từng bán tạp hoá ở chợ nên khi chuyển về chung cư này, bà cũng tận dụng khoảng không dưới tầng 1 để bán dưa cà.
Quy định cấm tại một chung cư
Món dưa cà bà làm rất ngon, được cư dân ở đây rất ủng hộ. Thế nhưng, điều mà ai cũng không đồng tình là cứ mỗi buổi chiều mang dưa cà xuống bán, bà để rơi vãi nước dưa ra sàn thang máy.
“Chiều về đã mệt mỏi, bước vào thang máy sộc mùi dưa chua, đúng là khủng khiếp. Mình khoẻ thì còn tý nôn nữa là mấy người yếu”, một cư dân cho hay.
Thậm chí, có lần nước muối dưa cải chảy ra lênh láng, bốc mùi khiến ai bước vào thang máy cũng phải nín thở. Người thì cảm thông cho bà đã già yếu, người thì phản đối quyết liệt vì nước dưa muối sẽ làm thang máy hoen rỉ. Cuối cùng, vì cộng đồng chung, bà chỉ được phép bán hàng ở nhà, ai có nhu cầu phải lên căn hộ của bà mua và nghiêm cấm rơi vãi nước dưa ra sàn nhà, thang máy.
Chị Nguyễn Thị Tuyết, nhân viên vệ sinh tại chung cư ở Linh Đàm, cho hay, làm việc tại toà nhà gần 1 năm, chị chứng kiến nhiều người dân thiếu ý thức mang không ít những thứ gây mùi hôi vào thang máy. Khổ nhất là buổi sáng vừa tới chung cư để làm, chưa kịp chuẩn bị đã được người dân tố trong thang máy có người nôn hay nước tiểu từ đêm qua là chuyện thường.
“Mình dọn thì không sao nhưng đang giờ cao điểm buổi sáng, chỉ cần dừng một chút là bao nhiêu người phải xếp hàng, ảnh hưởng tới công việc của họ”, chị chia sẻ. Tại chung cư chị đang làm việc, các biển cấm, nội quy dán khắp nơi nhưng tình trạng vi phạm vẫn xảy ra.
Duy Hải
Theo_VietNamNet
Việt Nam có nên nghĩ lại về việc 'thoát Trung'?
Tại sao TQ nhập gạo chính ngạch từ Thái Lan nhưng gạo VN lại chủ yếu nhập theo đường tiểu ngạch?...
Vì sao Việt Nam luôn nhận thiệt?
PGS.TS Đỗ Tiến Sâm - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế TQ cho rằng, TQ là thị trường béo bở đối với bất cứ một nhà sản xuất nào mà VN không phải là ngoại lệ. Ngược lại, VN cũng có rất nhiều lợi thế trên thị trường nước này, tuy nhiên, lâu nay, quan hệ thương mại Việt - Trung vẫn là cuộc mua-bán không cân sức giữa và phần thiệt luôn là phía VN.
Vấn đề của VN là, làm sao thoát khỏi quan hệ bất cân đối xứng với Trung Quốc nhưng vẫn tận dụng được lợi thế lân cận
Theo ông Sâm, một phần do VN chưa có được cái nhìn toàn diện, chỉ nhìn TQ như một thị trường đơn lẻ, thấy yếu thế là tìm cách thoát chứ không đặt ra vấn đề phải tận dụng lợi thế từ thị trường này thế nào? Và làm sao để phát huy được lợi thế của mình trên thị trường TQ?
Vì thế, dù đặt nỗ lực thoát Trung đặt ra cả năm nay nhưng không mang lại kết quả. Nông, thủy sản Việt Nam xuất sang TQ vẫn liên tiếp nếm trái đắng, tình trạng nhập siêu của VN từ TQ tăng mạnh, dự kiến năm 2015 nhập siêu TQ có thể lên tới 35 tỉ USD.
Thực tế, để giải quyết được bài toán này không hề đơn giản nhất là với nền kinh tế quá mạnh như TQ. Nhưng khó không phải là không làm được, vấn đề của Việt Nam là sẽ phải nhìn nhận mối quan hệ này từ góc độ nào và tận dụng, khai thác lợi thế này bắt đầu từ đâu?
Theo PGS.TS Đỗ Tiến Sâm, VN có rất nhiều lợi thế, nếu tận dụng tốt không những sẽ giúp nền kinh tế trong nước giảm bớt sự phụ thuộc vào một thị trường là TQ, nó còn là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển mạnh mẽ hơn.
Xét từ góc độ vị trí địa chính trị, VN có một vị trí chiến lược rất quan trọng, có thể thấy trên bản đồ địa chính trị khu vực như một cầu nối hai vùng kinh tế biển và kinh tế lục địa của châu Á. VN là cửa giao thương với các nền kinh tế biển khu vực, đồng thời cũng là cửa khẩu đi vào hệ thống giao thông đường bộ trên đất liền của các quốc gia Đông Nam Á và châu Á.
Với không gian biên giới đất liền, biển dài và hẹp, VN thực sự là trung tâm kinh tế thương mại trong khu vực Đông Nam Á, dễ dàng kết nối với biển Hoa Đông và với vùng Viễn Đông của Nga. Đồng thời từ Việt Nam qua Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Bangladesh bằng đường bộ, có thể tiếp cận vùng Nam Á. Một điểm thú vị nữa, Biển Đông chính là con đường vận tải thương mại lớn, kết nối với những nền kinh tế khổng lồ như TQ, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Tóm lại, VN có vị trí rất quan trọng trong mối quan hệ giao thương giữa TQ với các nước trong khu vực ASEAN. TQ cũng đã nhìn nhận vai trò, vị trí của Việt Nam theo hướng này và họ đang chứng tỏ sự chủ động và có xu hướng lái dần mối quan hệ theo hướng có lợi.
Về mặt kinh tế, có thể nói TQ là một thị trường rất lớn, gần gũi và đa dạng về nhu cầu. Chính vì vậy, thời gian vừa qua hàng hóa VN xuất khẩu sang TQ rất nhiều, đặc biệt là sản phẩm nông sản. TQ rất cần nhập khẩu gạo từ VN để đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Xét trên phương diện thương mại TQ là thị trường béo bở và mang lại nhiều cơ hội và VN cũng có nhiều lợi thế trên thị trường nước này. Hàng năm TQ vẫn nhập hàng tỉ tấn hàng hóa, nông sản khác nhau.
"Nhưng lợi thế này đã không được VN tận dụng và khai thác tốt. VN dù xuất khẩu sang TQ nhiều nhưng lại luôn ở thế yếu, hoặc là bị chèn ép, ép giá hoặc thương lái lũng đoạn, hàng hóa sản xuất không bán được phải đổ đi. Nông dân thiệt.
Trong khi đó, các nước như Thái Lan, Philippines dù không có nhiều lợi thế như VN nhưng họ cũng đã nhìn nhận thấy và đã tận dụng rất tốt.
Cần phải đặt câu hỏi vì sao nước bạn nhập sản phẩm của nước khác mà không phải là VN?. Tại sao TQ nhập gạo chính ngạch từ Thái Lan nhưng gạo VN lại chủ yếu nhập theo đường tiểu ngạch? Rõ ràng là do cách làm ăn quá dễ dãi của người VN. Lỗi này không phải từ phía Trung Quốc" - PGS. TS Đỗ Tiến Sâm phân tích.
Việt Nam đang thiếu gì?
Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế TQ cho rằng, điều Thái Lan, Philippines làm được nhưng VN không làm được là do VN đang thiếu hẳn một chiến lược quản lý, tiếp thị, quảng bá thương hiệu, không hiểu được tâm lý người mua hàng, không biết họ cần gì để bán, và đi bán những thứ người ta không cần... dẫn tới chịu thiệt thòi.
"Không nên nhìn nhận thị trường TQ trong phạm vi của một nước. TQ là một nước nhưng thị trường rất đa dạng với nhiều nhu cầu khác nhau. Ví dụ, bán café phải mang tới Thượng Hải, trà phải bán ở Quảng Tây...", ông Sâm lưu ý.
Do đó, vị chuyên gia nhấn mạnh, chính sách quản lý trong thời gian tới phải thay đổi. Thời gian qua, chính sách điều hành vĩ mô cho thấy sự thiếu linh hoạt, không có sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý với doanh nghiệp và các nhà khoa học. Vì vậy, việc nắm bắt thông tin về thị trường chậm, dẫn tới chính sách điều hành cũng bị thụ động.
Trong khi đó, khâu tổ chức chưa tốt, chưa có được chiến lược đồng bộ, dài hạn. Nhà nước gần như bỏ rơi DN, DN tự làm tự chịu, tự sản xuất, tự tìm đầu ra cuối cùng người chịu thiệt chính là nông dân.
Nghiêm trọng hơn, do sản xuất chủ yếu cho một thị trường nên chất lượng, kỹ thuật, thói quen sản xuất cũng được hình thành và thay đổi phục vụ cho một thị trường đó. Tức là mặt trái đã học rất nhanh nhưng điểm tích cực chưa được tích lũy. Nếu nhìn từ góc độ này, VN rõ ràng đang ở thế yếu.
Ông Sâm lấy ví dụ, những sản phẩm rất có thương hiệu của Việt Nam như Biti's, bột giặt Omo hiện đã xây dựng được thương hiệu và từng bước đi vào những phân khúc khó tính của thị trường TQ một cách đàng hoàng. Nhưng những sản phẩm như vậy lại không được chú trọng đầu tư, phát triển trong khi lại doanh nghiệp, người dân mải miết chạy theo sản xuất những sản phẩm kém chất lượng.
"Tôi rất tiếc cho VN. VN đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội, không tận dụng được hết lợi thế của mình trên thị trường TQ. Trong khi thị trường trong nước gần như đã bị dâng hiến cho các nhà đầu tư nước ngoài thì việc tìm kiếm thị trường tiềm năng để phát triển VN lại làm chưa tốt", vị chuyên gia tiếc nuối.
PGS.TS Đỗ Tiến Sâm cho rằng, VN cần phải nhìn nhận lại, làm sao cân bằng được mối quan hệ giữa hai nước, đảm bảo đôi bên cùng có lợi. Để làm được như vậy, ngay từ bây giờ VN cần phải đặt vấn đề tiếp cận thị trường TQ thế nào và tiếp cận từ đâu thay vì hô hào khẩu hiệu sẽ phải thoát Trung thế nào?.
Theo vị PGS.TS, để tiếp cận được thị trường TQ, cần phải hiểu rõ văn hóa nước bạn, nhu cầu, thói quen tiêu dùng cảu người dân, quan trọng hơn là cách thức điều hành quản lý của nước bạn... để từ đó xây dựng chiến lược xâm nhập thị trường, chính sách bán hàng cho hợp lý.
Theo_Báo Đất Việt
Vụ đôi nam nữ chết lõa thể trên giường: Gia đình và hàng xóm nói gì? Anh Trần Văn Linh (em trai chị T.), người đầu tiên phát hiện ra thi thể anh rể và chị gái cho biết: "Cả hai anh chị đều là người hiền lành, chưa gây xích mích với ai bao giờ". Sau khi vụ việc đôi nam nữ lõa thể chết trên giường với nhiều vết đâm chém trên cơ thể tại căn nhà...