Bóc mẽ những nghề “chém gió” ăn tiền
Những dạng nghề “làm chơi ăn thật” mà PV cất công tìm hiểu dưới đây, đôi khi cũng thật bi hài: Chỉ cần giỏi nói, giỏi mày mò, hoặc thậm chí chỉ cần có cặp đùi đẹp là có thể hái ra tiền.
Nghề “chém gió” ăn tiền
Được hình thành từ khá lâu nhưng mãi đến khi “đế chế” Facebook lên ngôi, một nghề mới xuất hiện, hấp dẫn nhiều bạn trẻ. Trong dòng trào lưu sử dụng mạng xã hội, nghề quản lý cộng đồng trực tuyến (online community manager) đang trở thành nghề hot. Đơn giản vì ngày càng có nhiều người tham gia các trang mạng xã hội này, biến nơi đây thành mảnh đất vàng cho thương mại điện tử.
Ảnh minh hoạ
Nói về công việc của mình, admin Nguyễn Thế Quân chia sẻ: “Mọi người đừng nghĩ đây là một việc nhàn hạ. Phải thật sự yêu thích công việc của mình thì mới có thể truyền cảm hứng đến cho người khác. Công việc này cần sự kiên nhẫn và cả lì đòn. Tôi thường xuyên phải lang thang khắp “hang cùng ngõ hẻm” trên mạng để tìm một hình ảnh đẹp và moi những thông tin về chúng, cố gắng truyền tải hết những ý nghĩa của nó đến các thành viên. Tôi xem đó là một cách vừa để kiếm tiền vừa thỏa mãn niềm đam mê của mình. Tuy vậy, nhiều thành viên lại không coi trọng những cố gắng của mình, không ít người chỉ biết ngồi xem và chê này chê nọ, thậm chí chửi bậy vô cớ, nhiều lúc tôi rất nản”.
Quân cho biết, làm admin không chỉ giỏi chém gió mà cần có kiến thức xã hội phong phú, kiến thức chuyên môn sâu rộng và sự sáng tạo. Khiếu hài hước cũng là một điều không thể thiếu. Khi nhu cầu tương tác của thị trường tăng lên, đòi hỏi người quản lý phải giỏi nhiều thủ thuật, và để tồn tại họ sẽ phải cạnh tranh rất quyết liệt. Tuy nhiên, nghề này không có trường lớp bài bản và cũng không có thầy dạy, tất cả đều tự mày mò. Khi được hỏi về thu nhập của mình, admin này cho biết, trung bình mỗi tháng anh kiếm được 7-11 triệu đồng.
Sở hữu fanpage đình đám bậc nhất Việt Nam, một admin chia sẻ: “Tôi đem niềm vui và tiếng cười đến cho mọi người, và đặc biệt là cả những hoạt động từ thiện. Trước đây tôi có tình cờ gặp 1 cụ bà, hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, cụ gần như là trụ cột chính của cả gia đình. Cuộc sống của cụ cũng không mấy dễ chịu. Khi về tôi nảy ra ý định lập fanpage giúp đỡ cụ bà Phan Thị Yến. Fanpage đã được mọi người ủng hộ rất nhiều, và tôi cũng đã quyên góp được 1 số tiền nho nhỏ cho cụ. Giờ thì thi thoảng vẫn có các bạn qua thăm hỏi, động viên và giúp đỡ cụ”.
Còn Nguyễn Huyền Trang, sinh viên Trường Đại học Hà Nội, một thành viên tích cực fanpage “Hội không đỡ nổi những người khó đỡ” chia sẻ: “Mình tham gia vào các fanpage để có một chút thư giãn vì admin rất chăm cập nhật những hình ảnh ngộ nghĩnh cùng bình luận buồn cười, rồi mọi người có thể thả ga mà chém gió, xả stress rất tốt. Nhưng cũng phải thừa nhận đang tồn tại nhiều fanpage có nội dung xấu, không lành mạnh, gây phản cảm, chuyên đăng những bức hình mà mình nhìn còn nóng mắt, nói gì đến các em học sinh”.
Cũng từ sự phát triển của fanpage, một loại hình kinh doanh mới phát triển: Mua bán fanpage. Gần đây, sau thông tin nhiều công ty lớn liên lạc với các admin fanpage Facebook “nổi tiếng” để thu mua các trang này với giá cao khiến cộng đồng admin trở nên sôi sục, nhiều admin “nuôi mộng” triệu phú với fanpage của mình. Theo tìm hiểu thì chuyện các fanpage được chào mời mua lại từ các công ty hay các nhà quảng cáo là có thật.
Video đang HOT
Tuy nhiên theo nhiều admin thì giá của những thương vụ này không cao như những gì cộng đồng đồn thổi. Trên thực tế, tại các trang quảng cáo, nội dung này đang được rao bán với giả rẻ bất ngờ: “Tôi đang cần bán fanpage Yeucaidep có 7000 người like với giá: 250.000 VNĐ.
Khoe thân cũng ăn tiền
Trào lưu hot girl xâm nhập vào thế giới teen như một căn bệnh. Điều đó khiến cho nghề người mẫu ngày càng phổ biến. Trong suy nghĩ của các teen girl thì đây là công việc thú vị mà lại đúng sở trường, không tốn quá nhiều thời gian công sức và mang lại một khoản thu nhập kha khá. Làm mẫu ảnh đang được xếp vào list những công việc làm thêm hạng A . Hầu hết những cô gái tuổi teen đều thích làm mẫu chụp ảnh, vừa có cơ hội được tạo dáng, lại vừa có những bức ảnh xinh lung linh mà lại được tiền, một công ba việc.
Nguyễn Thùy Linh, sinh viên năm nhất đại học Kinh doanh công nghệ, hồ hởi chia sẻ về công việc của mình: “Trung bình một ca làm mẫu chừng 2 – 3h, được lựa chọn thời gian phù hợp, nếu thích có thể làm nhiều ca cho đến lúc muốn nghỉ thì thôi. Chỉ việc mặc váy áo xinh xinh, make up nhẹ nhàng một chút và tạo dáng cười tươi là được. Vừa được làm công việc mình yêu thích, có “xiền” rủng rỉnh, lại còn tích lũy được kỹ năng để chắp cánh ước mơ tỏa sáng sau này. Còn thù lao thì phụ thuộc vào độ nổi tiếng và tùy theo khả năng của bạn, trung bình khoảng 30-50 nghìn đồng/1giờ. Và cũng như những loại hình kinh doanh khác, bạn hoàn toàn có thể ra giá và mặc cả”.
Theo một công ty đang đăng tuyển người mẫu trên mạng, tiêu chuẩn quan trọng nhất cần có đối với một người mẫu ảnh chính là vòng eo. Một vòng eo thắt cuốn hút cùng đôi chân dài thẳng tắp sẽ là lợi thế của các người mẫu khi tạo dáng chụp ảnh hay trình diễn thời trang. Không cần những số đo quá khủng, người mẫu cần có một thân hình săn chắc và đầy đặn ba vòng để tạo dáng tốt. Những lợi thế trời ban về nhan sắc, khuôn mặt lạnh lùng đầy cuốn hút, với ánh mắt miên man của người mẫu, là nhân tố tôn lên vẻ đẹp của bộ trang phục họ đang trình diễn. Bên cạnh đó, kĩ năng diễn, khả năng biểu cảm cũng là yếu tố quyết định tính chuyên nghiệp của một người mẫu ảnh.
Tuy nhiên, theo nhiếp ảnh gia Trung Hoàng, nhiều bạn nữ có hơi hướng ảo tưởng về bản thân, thừa tự tin. Khi chụp ảnh chỉ mải mê khoe thân mà quên đi nhiệm vụ làm nổi bật những bộ sưu tập mà mình đang diễn trên người. “Có bạn nữ sau khi chụp ảnh cho shop thời trang, xin số điện thoại rồi vài ngày sau giội bom điện thoại cho tôi nhờ chụp ảnh nuy để trả thù người yêu. “Tôi từ chối chụp thì cô ta quay ngoắt lại chửi tôi chảnh chó, làm thằng thợ mà còn chê tiền, thật không thể hiểu nổi”, anh Hoàng kể.
Nhiếp ảnh gia này cũng cho biết: “Nhiều bạn rất đẹp nhưng lại không biết diễn, ở ngoài thì tự tin, sắc sảo, đứng trước máy ảnh lại đơ như khúc gỗ, gượng gạo vô cùng”.
Nghề người mẫu bộ phận cũng đang nóng dần lên trong giới trẻ các nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam, dù sinh sau đẻ muộn nhưng nghề này đang phát triển rất nhanh. Và hiển nhiên, người mẫu bộ phận chỉ phù hợp với những cô nàng sở hữu thân hình mảnh dẻ, chân dài và để giữ tay, giữ đùi, họ không thể làm những công việc nặng nhọc hay việc nhà. Nhiều bạn trẻ đến với nghề mẫu đùi khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường và coi đó là một nghề làm thêm hái ra tiền.
Sở hữu một cặp đùi hot, bạn Nguyễn Thu Hương chia sẻ: “Ban đầu làm việc này mình rất ngại nhưng dần dần rồi cũng quen. Được cái thu nhập dành cho người mẫu đùi cũng quả là một con số hấp dẫn vì nó có thể bằng cả một tháng lương của dân công sở cho vài ngày làm mẫu. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng người mẫu đùi không phải là nghề chính thống. Nhưng thực chất quan niệm này không chính xác, cũng giống như người mẫu phục trang, người mẫu đùi cũng là một nghề đang dần được chấp nhận. Nhưng với mình, đây cũng chỉ là công việc làm thêm vì nghề này rất bạc”.
Cơ hội mở cho nghề quản lý cộng đồng trực tuyến “Trong tương lai, khi số lượng người tham gia mạng xã hội ngày càng nhiều và các doanh nghiệp bắt đầu mở rộng thị trường sang lĩnh vực trực tuyến thì nghề quản lý cộng đồng trực tuyến là một nghề rất tiềm năng cho bạn trẻ, đặc biệt là bạn trẻ yêu công nghệ”, ông Đinh Tiến Nghiệp, nhà tư vấn và triển khai các dịch vụ trên Facebook, nhận định.
Theo NDT
Phát hoảng với "bệnh chém gió"
Nhiều người thích thể hiện đẳng cấp bằng việc được công nhận là "cử nhân chém gió", "tiến sỹ chém gió.
Bất cứ chỗ nào cũng có thể gặp "Trà chanh chém gió", "Trà đá chém gió" đến cơ quan thì gặp đồng nghiệp "chém", sếp "chém" vào internet thì gặp "chém gió bang", "góc chém gió", "CLB chém gió", "Hội những người thích chém gió", thậm chí có cả trang web chuyên về chém gió.
Nhiều cửa hàng trà tranh đặt tên là "chém gió"
Hội chứng khoe "tiền tấn"
Tôi có ông bạn, làm ở công ty tư nhân SPB trên đường Bưởi, giờ đã nghỉ việc mà vẫn chưa hết sợ khi kể về vị giám đốc cũ tên Thăng. Có lần, khi cùng sếp đi kí hợp đồng với đối tác là một đại gia ở Long Biên. Nhận tiền đặt cọc, Thăng cao hứng mời cả bọn vào nhà hàng ăn cá trình. Vừa ăn, Thăng vừa nói "chú mày là sướng nhất vì làm được với anh, không thì cả đời chắc chả bao giờ được ăn cá trình".
Lát sau, khi đã có chút men, ông sếp tiếp tục "Cái thằng vừa rồi kí hợp đồng, chẳng qua là mấy bọn giàu "xổi". Nhà của nó chỉ đáng bằng một phòng của nhà anh. Còn tiền, bọn nó làm sao "đua" được với anh, trên ô tô lúc nào anh cũng có đôi tỷ để tiêu vặt"?
Chưa hết, ông sếp này còn tiếp tục "nổ": Anh mở công ty này thực ra vì vợ, chứ nếu để tay anh, anh kinh doanh cái khác thì tháng kiếm vài trăm triệu ngon ơ! Con Attila của anh, anh cho mày đấy. À mà thôi, cho mày thì mày kiếm đâu ra tiền mà đổ xăng nuôi nó. Cái giống xe ấy hao xăng, lại làm khổ mày ra".
Không thua kém đẳng cấp chém gió của Thăng, Hòa - một nhân viên PR của một công ty có trụ sở tại Cầu Giấy, cũng "lòe" được không ít người nhờ vào tài ăn nói "một tấc tới trời" của mình. Không có năng lực, chuyên môn nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, nhờ "võ mồm" mà Hòa đã ngồi được vào chiếc ghế trưởng phòng.
Có lẽ như các cụ nói "miệng nhà quan có gang có thép", từ ngày lên trưởng phòng, khả năng ăn nói của Hòa cũng được "nâng trình". Cứ đến công ty, Hòa tra tấn mọi người bằng những lời "than vãn" như "cái áo này em mua 2,5 triệu, giờ nhìn lại thấy quê quá" "Hôm nọ buồn tay, em mới lôi về 2 cái túi xách Gucci, mỗi cái có ngàn rưởi (1500 đô la)" "Chồng mới vứt cho vài chục ngàn đô bảo không tiêu hết thì đừng có trách. Biết sao bây giờ".
Đồng nghiệp mới mua được chiếc máy tính xách tay, hí hửng khoe, Hoà trề môi xuỳ: "Cái này con bé nhà em dùng làm máy đồ chơi lâu rồi..." Cứ như vậy, ngày nào các đồng nghiệp cũng bị Hòa nhai đi nhai lại một điệp khúc tiền và tiền. Nhiều chị em nhìn thấy Hòa đến gần đã phải tìm cách đi "lánh nạn". Chưa biết người ta nể phục đến đâu, chỉ biết rằng đồng thời với việc lên level (cấp) về chém gió thì Hòa ngày càng ít bạn.
Chứng nhận "chém gió" được nhiều thành viên mạng thích thú.
"Nhậu với...toàn Thứ trưởng, Bộ trưởng"
Tuấn là Giám đốc một công ty chưa tạo được danh tiếng gì trong ngành xây dựng. Trên góc độ công việc, có lẽ không có mấy người biết Tuấn. Tuy nhiên, nói đến Tuấn "chém" thì bạn bè hoặc những ai từng nói chuyện đều công nhận Tuấn ở hạng "thượng thừa".
Theo những người bạn của Tuấn, mặc dù lúc nào Tuấn cũng than phiền công việc quá căng thẳng, ít có thời gian gặp gỡ bạn bè buôn chuyện, nhưng cứ đến quán bia, hay quán cà phê là biết ngay là có mặt Tuấn "chém". Có được nghe Tuấn tâm sự, mới thấy được công việc Tuấn bận thế nào: "Hôm rồi mình vừa ngồi với mấy anh bên Bộ, các anh bảo mình tham công tiếc việc vừa thôi". "Tối qua, vừa nhậu ở nhà anh T.N (Thứ trưởng Bộ xây dựng), nay mệt kinh khủng" "Mấy anh bên Tập đoàn Đầu tư phát triển hỏi mình có bán công ty không, mình từ chối ngay, vì đấy là tâm huyết của mình"...
Muốn dọa dẫm người nào về pháp luật là Tuấn lại tự nhận mình là người nhà ông T.Đ.Q (Thứ trưởng một Bộ). Người lạ mà nghe Tuấn nói chuyện thì cứ tưởng giữa Tuấn và ông Q thân thiết lắm. Thực chất, ngoài chuyện cùng quê thì Tuấn chẳng có quan hệ họ hàng gì với nhà ông Q. Nhưng ai cũng phải công nhận là Tuấn có trí nhớ tốt. Anh ta nhớ rành mạch họ tên, năm sinh, quê quán, địa chỉ nhà các VIP, cùng với các câu chuyện góp nhặt từ quán trà đá vỉa hè.
Người mới gặp thì "mắt tròn mắt dẹt", người quen rồi thì chỉ biết bấm bụng cười thầm. Sau một thời dài "khuấy đảo" tại các cuộc nhậu, quán trà đá...có lẽ cái mà Tuấn bị mất lớn nhất đó là niềm tin, là trọng lượng của lời nói, sự kính nể từ phía những người xung quanh.
"Chém gió" là hình thức lệch chuẩn Ths Trần Xuân Hồng, giảng viên khoa Xã hội học, Trường Đại học KHXN&NV Hà Nội cho rằng: Đây cũng có thể coi là một sự kiện xã hội, biểu hiện một mẫu số chung là những hành vi giống nhau của một nhóm người. So với hệ quy chuẩn chính thống hiện nay thì đó một hình thức lệch chuẩn. Đối với các bạn trẻ thì có thể xét ở góc độ tâm lý lứa tuổi, ít nghiêm trọng hơn nếu đối chiếu với hình thức lệch chuẩn. Ở lứa tuổi đó, người ta thường cóá nhiều hành vi bột phát, không kiểm soát được. Còn ở những người có học vấn, theo tôi thì đó lại là một vấn đề khác. Nhóm thứ nhất là những người "chém gió"á mang động cơ vụ lợi như: khoe quen người có chức có quyền để tạo cho mình vốn về quan hệ khoe của thì tạo ra vốn vật chất khoe bằng cấp để tạo vốn tri thức. Tất cả những điều này đều nhằm một mục đích cho người khác thấy ta có ưu thế "trội" hơn. Nhóm thứ 2 là những người từ nhỏ không được được giáo dục tốt về các chuẩn mực đạo đức, trong đó có tính khiêm tốn. Nhóm tiếp theo là những người a dua, chỉ bắt chước mà không biết được đó là lợi hay hại.
Theo NDT
Nước mắt của mẹ tên cướp hiệu vàng 16 tuổi Trái với sự lạnh lùng trước tội ác đến gai người của Lê Văn Luyện, Hà Văn Tỉnh, 1 trong 2 tên cướp hiệu vàng manh động ở thị trấn Bô Thời, huyện Ân Thi, Hưng Yên lại khóc tu tu vì sợ hãi và hối hận. Sự dại dột của Tỉnh - một thiếu niên "lành như cục đất" giờ đẩy những...