Bóc mẽ công ty mình từng mơ ước được vào làm, nàng công sở nhận phản ứng bất ngờ từ dân mạng
“Sống trong chăn mới biết chăn có rận”, những phù phiếm và hoa mỹ chúng ta thấy đôi khi chỉ là vẻ bên ngoài của một công ty.
Chắc hẳn, đối với dân công sở, ai cũng có cho mình một chỗ làm việc mơ ước từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường. Thông qua những thông tin trên các phương tiện truyền thông, chúng ta vẽ ra trong đầu muôn vàn viễn cảnh tươi đẹp mà bản thân mình sẽ có khi có cơ hội làm việc trong các công ty này.
Tuy nhiên, như ông ba ta vẫn thường hay nói, “sống trong chăn mới biết chăn có rận”, những phù phiếm, hoa mỹ dù có cũng chỉ là một phần của công ty và công việc. Bên cạnh đó, có không ít những khó khăn, vất vả cũng như tồn động mà chỉ khi làm việc trong môi trường đó, chúng ta mới có thể hiểu hết được.
Vỡ mộng trong trường hợp này là cảm giác khó có thể tránh khỏi. Đơn cử, vừa mới đây, trong một hội nhóm trên mạng xã hội, nơi có đông đảo thành viên là dân văn phòng, một cô nàng công sở đã có dịp chia sẻ câu chuyện bất mãn về những thứ trong công ty hiện tại nơi mà cô đã từng rất ao ước được làm việc:
“Xin chào các anh chị em.
Em hiện đang là nhân viên văn phòng cho 1 công ty cũng gọi là khá lớn. Công ty em là công ty bên xây dựng cơ điện (cho phép em được dấu tên công ty).
Ngày mới ra trường, em cũng ước được vào công ty này. Cho tới năm 2019 vừa qua, em nghỉ ở công ty cũ nên cũng mạnh dạn gửi CV vào công ty mới này, may thay là em được vào làm việc. Lúc nhận việc, em thấy mọi quy định và chế độ đều ổn cho tới khi càng làm lâu, thì mọi chuyện mới vỡ lẽ ra.
I. Nữ nghỉ sinh chỉ được 3 tháng, nếu muốn nghỉ hơn thì nghỉ việc luôn. Rõ là lúc mới vào, em có học 1 lớp đào tạo và thấy rõ nghỉ sinh 6 tháng và hưởng chế độ bảo hiểm. Nếu tình hình như này thì ai nghỉ sinh 3 tháng mà bị bắt đi làm, liệu có kiện được công ty không ạ?
II. Ngày khai xuân, dân văn phòng không được hưởng lương (còn dân công trường thì vẫn hưởng lương bình thường). Coi như nghỉ không lương và cũng không có thông báo từ ban lãnh đạo hoặc công văn từ ban lãnh đạo. Bọn em đi khai xuân xong được lì xì 200 nghìn. Vậy đó coi như là tiền lương của bọn em không ạ?
Video đang HOT
III. Công ty không có đợt tăng lương cho nhân viên, nhân viên tự đề xuất thì qua rất nhiều vòng, và hầu như là không được.
IV. Ngày nghỉ phép năm, nếu không nghỉ hết cũng coi như mất. Với những điều trên, em hy vọng mọi người cho em xin chút lời khuyên ạ”.
Ngay sau khi được đăng tải, câu chuyện của cô gái đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm, kèm theo đó là những bình luận bày tỏ sự đồng cảm cũng như chia sẻ:
“Điều số 4 mình thấy thường ở đâu cũng vậy. Ngày trước, công ty mình cũng thế nhưng năm nay thì được dồn sang năm sau kèm theo điều kiện phải sử dụng hết trong 3 tháng đầu năm, nếu không thì coi như mất”.
“Điểm 1 thì công ty sai lè rồi, điểm 2 thì tùy do công trường là tiền tuyến, văn phòng là hậu phương, công trường kiếm tiền về nuôi văn phòng đó, đừng so bì chi tội bạn ơi. Điểm 3 và 4 thì bình thường, tùy quy định công ty”.
“Điểm số 4 giống công ty mình, không nghỉ hết phép năm thì coi như mất, nên lúc nào cũng phải cố gắng nghỉ. Nhân tiện, mọi người cho mình hỏi, nếu công ty có ý định không đóng BHXH, mà cộng phần tiền đó vào lương luôn thì mình có nên đồng ý không?”.
Mỗi công ty đều có những quy định riêng mà người lao động cần tìm hiểu kỹ trong quá trình phỏng vấn để tránh khỏi cảm giác bỡ ngỡ và bất mãn trong quá trình làm việc. Còn về phần mình, nếu cảm thấy những bất cập không quá lớn, chị em văn phòng có thể “chín bỏ làm mười” vì chẳng phải đó là nơi chúng ta từng mong muốn và ao ước được vào làm việc hay sao?
Theo Trí Thức Trẻ
Gia nhập công ty toàn "lão làng", nàng công sở trở thành "người ngoài hành tinh" vì một lý do phổ biến
Nếu công ty là "trái đất" thì nàng công sở trong câu chuyện dưới đây đích thị là "người ngoài hành tinh".
Phúc phần của mỗi dân công sở trẻ đôi khi chỉ là được làm việc trong một môi trường mà đồng nghiệp xung quanh toàn những cá nhân nhiều năm thâm niên trong nghề. Hó có thể dạy ta rất nhiều bài học hay, cũng như là chỉ giáo ta rất nhiều kinh nghiệm quý báu trên con đường sự nghiệp.
Tuy nhiên, vạn sự ở đời đều công bằng, muốn được các tiền bối yêu quý giúp đỡ, mỗi dân công sở trẻ đều phải vượt qua rào cản giao tiếp, hòa nhập để kéo mối quan hệ đồng nghiệp tương kính xích lại gần nhau hơn.
Thoạt nghe tưởng dễ nhưng "làm sao để hòa nhập được với những đồng nghiệp khác thế hệ với mình?" vẫn luôn là một câu hỏi khiến không ít người trẻ đau đầu. Nàng công sở trong câu chuyện dưới đây cũng thế, thậm chí, sự hòa nhập khó đến mức khiến cô tưởng như mình đang là "người ngoài hành tinh".
Cụ thể, cô viết như sau:
"Chào mọi người, em năm nay 24 tuổi. Sau khi nghỉ ở công ty cũ, em mới vào làm ở công ty cũng lớn. Mọi thứ đều ổn, ngoại trừ một vấn đề khiến em hơi đau não.
Các anh chị đồng nghiệp ở đây đều là người làm có thâm niên, số lượng người làm từ 8-9 năm còn nhiều hơn những người 2-3 năm. Và các anh chị đa số đều là thế hệ 8x. Chị sếp trực tiếp của em mà đáng ra em phải gọi bằng cô nếu ở bên ngoài, vì chị lớn hơn em tận 23 tuổi, thiếu điều đẻ luôn được em.
Và ngay từ khi bước vào công ty, em nghiễm nhiên soán ngôi nhân viên trẻ nhất công ty, mặc dù nay đã 24 tuổi. Chính vì khoảng cách tuổi tác nên em rất khó để hòa nhập cũng như bắt được tần số nói chuyện của các anh chị, trong mỗi câu chuyện em như người từ sao Hỏa. Khi mà những chuyện công sở nay là chuyện chồng, chuyện con, rồi nhà ở, phong thủy,...
Mặc dù có đồng nghiệp làm thâm niên, nhiều kinh nghiệm là cơ hội để mình học hỏi nhưng vấn đề làm thân và hòa nhập thật sự khiến em đau đầu, vì em cũng là đứa không mấy chủ động lắm trong những chuyện như thế này. Có anh chị nào có chung cảnh ngộ share cho em ít tips được không ạ? Em cảm ơn".
Câu chuyện sau khi đăng đàn ít lâu vào trong một hội nhóm chuyên "tám" chuyện công sở trên MXH đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng thành viên. Và với tính chất là một đề tài thuộc diện muôn thuở, nàng công sở nhân vật chính đã có cơ hội nhận về rất nhiều lời khuyên hay như sau:
"Đọc sách, lên mạng search thêm thông tin để có thêm kiến thức chung có thể nói chuyện với các anh chị ý, vụ chồng con chưa kết hôn không biết thì thôi, cơ mà nhà cửa, phong thủy tìm hiểu xíu là biết được đôi chút, lúc nói chuyện không đến nỗi ù ù cái gì cũng không rõ.
Nói chuyện với các anh chị ý tuy chủ đề chung không nhiều, nhưng chỉ nghe thôi cũng học hỏi được kha khá thứ sau này cần thiết đấy, ví dụ như việc chọn trường cho con sau này, các chi phí nuôi dạy con các kiểu,... Nghe để biết mà chuẩn bị kiến thức cho tương lai".
"Đúng thật là chuyện hòa nhập với đồng nghiệp lớn tuổi tưởng dễ mà không dễ chút nào, chị đây từng lâm vào trường hợp tương tự vì không thể nói chuyện cùng ai, muốn tham gia lắm mà vẫn không thể nào bắt nhịp được.
Nhưng lâu dần sẽ quen thôi, cái quan trọng là đừng chán nản, cứ nghĩ tích cực về những kinh nghiệm cuộc sống mà người lớn chia sẻ tự nhiên sẽ chăm chú lắng nghe, lâu dần sẽ thấy mình sâu sắc hơn đôi chút vì cái gì cũng biết".
"Hồi lần đầu đi làm mình 19 tuổi nên vẫn không bắt kịp nhịp với các anh chị 8x 7x từ chuyện nội ngoại họ hàng, đến chi tiêu vật giá, bói toán tử vi,... Nhưng chịu khó chút, từ từ cũng trở thành một phần trong số họ. Sau này đi qua mấy công ty nữa, gặp kiểu gì cũng nói được, không khéo còn làm leader team buôn chuyện ấy chứ".
Thế đấy, câu chuyện thuộc chủ đề được đánh giá là khá nhạt nhưng thực chất nó lại là vướng mắc của rất nhiều người trẻ hiện nay một khi bước chân vào môi trường công sở. Do đó, hy vọng rằng, qua các bình luận trên, các bạn trẻ sẽ ít nhiều có thêm được động thực trong chuyến hành trình vượt qua gian khó mang tên "hòa nhập với đồng nghiệp cách biệt thế hệ".
Theo Trí Thức Trẻ
Dân công sở tranh cãi nảy lửa vì câu nói: "Công ty là quan trọng nhất, nhân viên không có người này sẽ thay người khác!" Chị em công sở sẽ phản ứng thế nào khi nghe quản lý công ty nói câu đó với mình? "Việc cần người hay người cần việc?" - đây có lẽ là câu hỏi kinh điển trong cộng đồng dân công sở từ nhiều năm nay mà chưa ai có thể tìm ra đáp án chuẩn xác nhất để làm hài lòng tất...