“Bóc mẽ” công nghệ nâng mũi Sline-3D “ồn ào” nhất hiện nay
Các bước nâng mũi Sline-3D dưới đây sẽ giúp bạn biết được, phương pháp này có mới lạ như đang được quảng cáo rầm rộ hay không.
Với kỹ thuật nâng mũi 3D, khách hàng có thể nhìn thấy trước dáng mũi sau khi nâng và ra quyết định để thay đổi chiếc mũi như ý hoặc có tiếp tục thực hiện nâng mũi hay không.
Trước tiên, khách hàng sẽ được thăm khám và tư vấn. Bác sĩ tiến hành thăm khám vùng mũi và lựa chọn vùng lấy sụn cho phù hợp.
Đo vẽ dáng mũi cần tạo. Các bác sĩ sẽ tiến hành đo vẽ các phần đầu mũi, sống mũi, trụ mũi để xác định độ dài của sụn đưa vào mũi.
Gây tê. Bác sĩ sẽ gây tê vùng mũi để đảm bảo bạn sẽ không đau hay khó chịu trong quá trình tiến hành phẫu thuật.
Video đang HOT
Tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ tiến hành những kỹ thuật lấy sụn để bọc sụn đầu mũi và sụn vách ngăn sau đó chích một nốt nhỏ nằm trong lỗ mũi nhằm đưa sụn vào mà không để lại sẹo, lộ sẹo thẩm mỹ về sau.
Đóng kín vết mổ. Kết thúc quy trình, các bác sĩ sẽ tiến hành đóng kín vết mổ bằng chỉ khâu thẩm mỹ.
Nếu chăm sóc đúng cách và đảm bảo các khâu sau phẫu thuật, chắc chắn bạn sẽ có dáng mũi 3D như ý.
Tuy nhiên, đây không phải là công nghệ cao siêu gì, nhiều thẩm mỹ viện vẫn quảng cáo quá lời để thu lợi nhuận cao. Bạn có thể hiểu đơn giản, trước khi phẫu thuật, khách hàng được xem các kiểu mũi trên khuôn mặt mình. Khi thấy mẫu nào thích hợp thì bác sĩ tiến hành phẫu thuật. Để chiếc mũi đẹp đúng như hình 3D còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu sử dụng cho nâng mũi, quan trọng hơn cả là trình độ, tay nghề của bác sĩ.
Theo Alobacsi
Cách chăm sóc sau khi phẫu thuật nâng mũi
Sau khi phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi, bạn cần lưu ý chăm sóc đúng cách để tránh biến chứng và giữ được kết quả tốt nhất.
Tuân theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Chị em nên uống thuốc theo sự tư vấn của bác sĩ để mũi chóng lành hơn.
Đặt túi chườm lạnh (không ướt) lên mũi thường xuyên trong 48h đầu để làm giảm sưng, chống tụ máu. Sau đó, tiếp tục chườm lạnh sẽ giúp bạn giảm bớt đau nhức, khó chịu.
Tránh cúi người xuống hay nâng vật nặng trong 2 tuần đầu tiên. Bởi làm như vậy có thể khiến tình trạng sưng tấy tệ hơn, tăng huyết áp và tăng nguy cơ xuất huyết.
Tránh cọ xát, va chạm vào mũi và vùng mặt. Tránh làm ướt mũi, đồng thời chú ý rửa và thay băng thường xuyên để chống viêm nhiễm, bởi giai đoạn này, mũi sẽ tiết ra nhiều chất dịch và nhầy, bám dính trong, bên ngoài mũi.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu trong 4 tháng đầu tiên.
Không nên hỉ mũi hay hít thở bằng mũi khi bạn cảm thấy nghẹt mũi để tránh làm hở vết thương hay bật thanh sụn.
Sau hai tuần, bạn nên vận động nhẹ hàng ngày như đi bộ, tập thể dục để cho máu lưu thông tốt hơn, giúp cơ bắp thư giãn và cơ thể bạn khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, tránh làm các hoạt động mạnh hoặc các môn thể thao dưới nước có thể gây ảnh hưởng đến mũi.
Bạn có thể đeo kính (kính cận, kính râm...) khi mà thanh hỗ trợ mũi vẫn còn được gắn,. Nhưng sau đó, trong 2 tháng, bạn không được đeo kính, bởi áp lực từ sức nặng của kính có thể khiến cho chiếc mũi đang yếu của bạn bị lệch, thay đổi dáng mũi. Bạn có thể đeo kính áp tròng ngay sau khi phẫu thuật.
Theo Alobacsi
Giải pháp chỉnh sửa mũi an toàn của Hàn Quốc Nhiều khán giả Việt Nam đã bị mê hoặc và chinh phục bởi vẻ đẹp hoàn hảo của các ngôi sao ca sĩ, điện ảnh Hàn Quốc. Nhiều ngôi sao Hàn tỏa sáng một phần quan trọng là họ được sự giúp đỡ của các bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ Hàn Quốc, những người am hiểu nhất về cái đẹp và luôn...