Bóc mác thời trang hàng hiệu của Dương Mịch trong phim hot
Khi phim “ Người phiên dịch” ngày càng hot cũng là lúc gu thời trang của nữ chính được quan tâm. Trong phim, cô sở hữu nhiều bộ trang phục của các thương hiệu lớn.
Tại Trung Quốc, không phải nữ sinh nào cũng có điều kiện mặc hàng hiệu. Nhưng nhân vật Kiều Phi dù hoàn cảnh gia đình khó khăn vẫn có dịp diện trang phục đắt tiền. Trong tấm ảnh này, cô đội mũ DXC, áo khoác của thương hiệu Michael Kors, váy caro cũng của Michael Kors.
Chiếc áo len dệt tay màu xanh khi cô sinh viên Dương Mịch ngồi nghe giảng thuộc thương hiệu cao cấp DKNY.
Khi Kiều Phi đọc bài phát biểu khi tốt nghiệp, cô ghi điểm bởi vẻ đẹp dịu dàng. Nhưng khi nói về mác của trang phục, nhiều người đã phải giật mình. Chiếc áo sơ mi trắng là thiết kế của Valentino còn quần short màu đen là thương hiệu DXC.
Khi là thực tập sinh, Kiều Phi làm việc bán thời gian ở một quán rượu. Kinh tế khó khăn phải làm thêm nhưng gu thời trang của nhân vật này không hề giảm sút. Chiếc váy làm việc là sản phẩm của Stella McCartney.
Kiều Phi thướt tha, trẻ trung trong chiếc áo sọc ngang của DXC và chân váy xếp ly đơn giản của COMME MOI – thương hiệu thời trang Trung Quốc được ưa chuộng.
Trên phim không ít lần, Dương Mịch xuất hiện với thiết kế của Marc Jacobs.
Đơn giản và tinh tế, không kém phần sang trọng.
Video đang HOT
Chiếc áo sọc Massimo Dutti và chân váy chiết eo dáng đuôi cá của DXC được Dương Mịch mặc ở nơi làm việc được cho là…hiếm gặp. Theo nhiều ý kiến, bộ trang phục này phù hợp với các sự kiện trang trọng.
Áo sơ mi trắng Uniqlo và áo ngoài gile ngoài Lily giúp Dương Mịch khoe được vẻ trẻ trung, năng động.
Khi dạo phố, cô ghi điểm với áo khoác ngoài của Alexander Wong, áo Penny Black và quần short DXC. “Trẻ trung, đơn giản nhưng sành điệu, đó là Kiều Phi”, một cư dân mạng bình luận.
Hình ảnh trên poster của Dương Mịch thu hút sự chú ý bởi chiếc áo khoác Chanel và đôi giày Zara.
Tổng biên tập Vogue – Anna Wintour từng nhận định “nhân viên công sở quanh năm suốt tháng toàn màu đen thì chẳng khác gì công nhân”. Nhưng Dương Mịch luôn khéo tạo ra sự hài hòa. Ví dụ như chiếc áo khoác ngoài của Gucci được tô sáng với chiếc áo xanh buộc nơ Celine.
Sự khéo léo kết hợp giữa áo cao cổ Tory Burch và chân váy xen màu Marc Jacobs.
Cô duyên dáng trong chiếc áo khoác ngoài của thương hiệu Gucci.
Theo Zing
Thêm lỗi ngớ ngẩn khiến phim hot của Dương Mịch thất thế
Đang thắng lợi về tỷ lệ người xem nhưng phim cũng vấp phải vô số ý kiến phê bình đến thời điểm này.
Người phiên dịch đang tạo nên cơn sốt trên màn ảnh nhỏ ở thời điểm hiện tại, khi rating phim vượt qua 2,3%. Đây cũng là bộ phim thành công nhất từ đầu năm của đài Hồ Nam, Trung Quốc. Khán giả chia sẻ nhờ phim, họ hiểu hơn về nghề phiên dịch, cảm động với chuyện tình của nữ tập sinh Kiều Phi cùng thầy hướng dẫn - Trình Gia Dương do Dương Mịch và Hoàng Hiên đảm nhận.
Phim đã đi quá nửa chặng đường, nhưng cũng lúc này, những sạn về nội dung đã khiến Người phiên dịch mất điểm trong lòng khán giả. Bên cạnh đó, mô-típ quen thuộc cùng dự đoán kết phim khiến không ít khán giả lo lắng Người phiên dịch sẽ mất đi lượng lớn người xem.
Những sạn logic lớn
Tên gốc của phim là Thân ái phiên dịch quan, chuyển thể từ tiểu thuyếtPhiên dịch quan của tác giả Kỷ Mậu Quyên. Tuy nhiên, thực tế, đây là chức danh không tồn tại. Tại Trung Quốc, người làm nghề phiên dịch sẽ được giới thiệu là "dịch giả" hoặc "phiên dịch", không có cách xưng hô "phiên dịch quan". Sự sai sót này sẽ khiến nhiều người có hiểu biết chưa chuẩn về nghề.
Vai của Dương Mịch vấp khá nhiều phản ứng trái chiều. Ảnh: Ifeng.
Thêm vào đó, Sina cho rằng, khán giả quá say mê câu chuyện về "nam chính soái ca, lạnh lùng có phần khắc nghiệt và nữ chính nhu mì, ngây thơ" nên đã bỏ qua những tình tiết sơ đẳng.
Ví dụ, trong đơn xin việc của Kiều Phi, hồ sơ của cô viết rất sơ sài, sai lỗi chính tả. Cụ thể, khu Mẫn Hành bị ghi thành khu Mân Hành ở phần địa chỉ. Hành văn của Kiều Phi cũng ẩu, vắn tắt, dấu chấm phẩy không đúng. "Một lý lịch như thế này chỉ có thể vứt vào thùng rác chứ đừng nói đến việc được vào Viện phiên dịch cao cấp để làm việc", Sina nhận định.
Hay như các phân cảnh, Dương Mịch phải dịch trong cabin. Những phiên dịch viên hàng đầu khi làm việc này đều cần bút, tài liệu. Nhưng nhân vật Kiều Phi chỉ cần nhắm mắt lại đã xong toàn bộ văn bản giống như ghi âm chương trình phát thanh thay vì phiên dịch.
Kiều Phi dịch mà không cần bút, tài liệu, chỉ cần nhắm mắt như thu thanh. Ảnh: Sina.
Hãng tin Phượng Hoàng phát hiện ra tình tiết khác: "Kiều Phi tốt nghiệp trường ở Thụy Sĩ, trải qua xét tuyển khảo thí khó khăn, phỏng vấn vất vả. Nhưng Trình Gia Dương - một người không thuộc ban giám hiệu trường lại dễ dàng can thiệp vào kết quả của cô, giảm nửa số điểm. Đoàn phim nghĩ chúng tôi là những kẻ ngốc sao".
Trên People, rất nhiều khán giả còn thắc mắc tại sao một nữ sinh tốt nghiệp đại học Thụy Sĩ, có tài tiếng Pháp như Kiều Phi lại khó xin việc đến mức phải làm thêm ở quán bar, chịu đủ cảnh nhục nhã. "Để tạo ra yếu tố tình tiết lãng mạn, biên kịch đã thêm mắm thêm muối vào tác phẩm này", People ghi.
Dễ dàng kiêm được nghề tay trái nhưng cô lại chấp nhận đi hầu bàn ở quán bar và bị trêu chọc. Ảnh: Cắt màn hình.
Khẩu hình nhân vật trong phim bị loạn
Một lỗi lớn khiến Người phiên dịch mất điểm đó là khẩu hình của Dương Mịch. Trong những cảnh phải dịch tiếng Pháp, toàn bộ khẩu hình của cô và tiếng Pháp không ăn nhập. Thêm vào đó, trong đa số các cảnh quay, Dương Mịch đều mặc váy ngắn, đi giày cao gót, không hề có phong cách của một phiên dịch.
Trong phim, nhân vật Kiều Phi từng tâm sự rất hâm mộ phiên dịch cao cấp của Bộ Ngoại giao - Trương Lộ. Nhưng từ cung cách đến hình ảnh, cô khác hẳn Trương Lộ. Nhiều cư dân mạng trêu chọc: "Chắc chắn Kiều Phi chỉ là nói cho xong".
Chia sẻ về những sai sót này, Dương Mịch trong buổi phỏng vấn gần đây giải thích. Cô cho biết vì vai diễn này đã học tiếng Pháp chăm chỉ. "Tôi cũng xem điệu bộ, cách nói chuyện của các phiên dịch nữ. Ngay cả động tác giơ tay, chân của họ tôi cũng cố bắt chước. Khán giả hãy chờ đợi ở phần sau, tin rằng, Kiều Phi sẽ lớn dần lên".
Dương Mịch chuộng mốt váy ngắn, giày cao gót. Ảnh: Sina.
Sẽ là bi kịch nếu cuối phim nữ chính bệnh nặng
Rõ ràng với nhiều người, phim của Dương Mịch và Hoàng Hiên giống như tác phẩm tình yêu lãng mạn hơn là chuyện phiên dịch như nhan đề. Càng về sau, Gia Dương càng giống như ông chủ trong ấm, ngoài lạnh. Còn Dương Mịch đúng tuýp nhân vật ngây thơ, mơ mơ màng màng.
Đại diện nhà sản xuất cũng thừa nhận "đây là dự án phim truyền hình, không phải phóng sự. Vì thế, nội dung công việc cùng tình cảm phải diễn ra song song". Nhưng, việc lạm dụng những chiêu thức lãng mạn quen thuộc có thể khiến phim thất bại.
Khán giả mải mê với chuyện tình đẹp của hai nhân vật chính. Nhưng liệu phần sau có là chuỗi bi kịch? Ảnh: Phim.
Ở tập 19, rating phim giảm chỉ còn 1,5% và phải đến hai tập gần đây, chỉ số người xem mới cao trở lại. Tuy nhiên, trong tình tiết tập 24 khi nhân vật nữ Kiều Phi đột ngột ngất xỉu, truyền thông phỏng đoán, chuỗi ngày tới của cô không hề suôn sẻ. Bị gia đình người yêu phản đối, mẹ ốm nặng và bản thân có thể cũng di truyền bệnh nan y.
"Nếu sự phỏng đoán này là thật, Người phiên dịch khó có thể thành công hơn. Phim trở thành một bộ phim lãng mạn của Hàn Quốc", một ý kiến trên Sina viết.
Theo Zing
Lỗi ngớ ngẩn trong phim hot nhất hiện nay của Dương Mịch "Người phiên dịch" đang nắm giữ vị trí cao nhất trong các phim chiếu cùng khung giờ. Nhưng cũng vì thế, bộ phim bị cười vì không ít sạn ngớ ngẩn. Theo thông tin mới từ CSM50, Người phiên dịch của Dương Mịch có tỷ lệ người xem vượt 2,3% trong những tập gần đây, dẫn đầu tỷ lệ xem đài tại Trung...