Bóc gỡ đường dây “phù phép” sữa Ensure lậu
Sau một thời gian lập chuyên án đấu tranh, Công an TP.Huế đã bước đầu bóc gỡ đường dây nhập và “ phù phép” sữa Ensure lậu có quy mô liên tỉnh với sự tham gia của hàng loạt đối tượng.
“Phù phép” sữa lậu
Sau một thời gian theo dõi, Công an TP.Huế phát hiện trên địa bàn thành phố có nhiều điểm bán sữa thương hiệu Ensure nhập lậu, nhãn hiệu được “phù phép”. Xác định đường dây vận chuyển, tiêu thụ loại sữa này có mắt xích tại TP.Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành với sự tham gia của hàng loạt đối tượng, Công an TP.Huế đã lập chuyên án để đấu tranh triệt phá.
Chỉ sau một thời gian ngắn, lực lượng công an đã bắt quả tang 4 cơ sở chuyên “phù phép” nhãn hiệu sữa Ensure nhập lậu quy mô lớn trên địa bàn. Cơ sở đầu tiên bị phát hiện và bắt quả tang có địa chỉ tại 8/358 Phan Chu Trinh, phường An Cựu, do các đối tượng Tôn Nữ Cẩm Dung (SN 1959) và Nguyễn Thị Kim Chi (SN 1965) trực tiếp thực hiện.
Cơ quan công an thu giữ lượng lớn sữa Ensure nhập lậu đang được các đối tượng “phù phép” nhãn mác để tuồn ra thị trường.
Video đang HOT
Tại đây, lực lượng công an thu giữ hơn 7.300 lon và 50 thùng sữa Ensure lậu loại 237ml/lon đã và đang bị “phù phép” nhãn mác. Thủ đoạn của những đối tượng này là lột nhãn của những lon, chai sữa có nhãn màu vàng rồi dán nhãn màu xanh vào.
Tiếp đó, tại nhà Nguyễn Quang Sanh (SN 1950, ngụ 35 Nguyễn Thiện Thuật, phường Phú Hòa) và Phan Văn Bé (SN 1964, ngụ 95 Trần Nguyên Đán, phường Thuận Hòa), lực lượng công an thu giữ 84 thùng sữa Ensure lon và chai loại 237ml. Tại thời điểm bị bắt quả tang, hai đối tượng này không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh xuất xứ, nguồn gốc của số sữa trên. Tất cả số sữa lậu này đã được các đối tượng đánh tráo nhãn mác.
Đến ngày 22.5, Công an TP.Huế đã làm rõ thêm 2 đối tượng khác trong đường dây vận chuyển, “phù phép” và tiêu thụ sữa Ensure nhập lậu. Trong số này, có đối tượng là đầu nậu, là mắt xích quan trọng của đường dây.
Đường dây liên tỉnh
Thượng tá Trương Minh Tuấn – Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP.Huế, cho biết, đây là đường dây nhập lậu và đánh tráo nhãn hiệu sữa Ensure lậu liên tỉnh. Đường dây này có hàng loạt đối tượng ở nhiều tỉnh thành tham gia và thủ đoạn được che giấu hết sức tinh vi.
Theo Công an TP.Huế, các loại sữa Ensure nhập khẩu vào nước ta hiện bán trên thị trường luôn có nhãn phụ nhỏ để chỉ dẫn cho người tiêu dùng. Trong khi đó, những lon, chai sữa Ensure nhập lậu không có nhãn phụ chỉ dẫn. Vì vậy, người tiêu dùng khi mua sữa Ensure cần đặc biệt chú ý đến thông tin này.
Theo thông tin bước đầu, thông qua đường dây này, một lượng lớn sữa Ensure nhập lậu đã được tuồn vào các tỉnh thành của nước ta rồi “phù phép” nhãn mác. Sữa này được nhập lậu từ Thái Lan vào Việt Nam qua các cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh), Lao Bảo (Quảng Trị)… Sau đó các đối tượng đánh tráo nhãn mác để dễ tiêu thụ, bởi hiện tại trên thị trường giá các lon, chai sữa Ensure có nhãn màu xanh cao hơn và được ưa chuộng hơn sữa có nhãn màu vàng.
Đặc biệt, ngoài các mục đích trên, việc thay đổi nhãn mác sữa lậu của đường dây này còn nhằm xóa dấu vết các lon, chai sữa đã hết hạn sử dụng.
Theo Dân Việt
Phù phép thịt thối, bánh kẹo hết hạn thành hàng mới
Kho hàng đông lạnh chứa các loại thịt hun khói, xúc xích, salami... đã hết hạn sử dụng, bốc mùi, mốc đen thế nhưng lại được biến thành hàng mới bằng cách thái lát đóng vào các túi nhỏ hoặc dán đè hạn sử dụng mới.
Đây là thực trạng tại kho hàng của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Bách Hợp (Nguyễn Văn Cừ, Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội) khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra chiều 29/12. Đội Kinh tế thương mại Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an Hà Nội phối hợp Đội Quản lý thị trường số 7 và Công an Quận Long Biên phát hiện công ty này có dấu hiệu gian lận thương mại.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện một loạt các mặt hàng thực phẩm gần hoặc đã hết hạn sử dụng đang được công ty phù phép thành hàng trong hạn sử dụng và thay đổi nhãn mác xuất xứ.
Cơ quan chức năng phát hiện nhiều loại bánh kẹo, mứt, thịt đã hết hạn từ lâu. Ảnh: CTV.
Chẳng hạn, mứt gừng, mứt dâu tây đóng thùng, ghi xuất xứ Thái Lan, đã hết hạn từ ngày 9/1 nhưng đã được công ty đóng gói lại vào hộp nhựa, nhãn mác ghi xuất xứ Đức, ngày sản xuất 6/2011 và hạn sử dụng lên đến một năm. Hay mỳ ống của Italia hết hạn từ tháng 3 nhưng đã được đóng gói sang bao bì mới, in hạn sử dụng tới tận năm 2014.
Bên cạnh đó, nhiều loại bánh kẹo, mứt hoa quả khác được đóng gói túi nilon, không có bao bì, nhãn mác, xuất xứ được cho vào những hộp nhựa, hộp sắt có hình thức khá bắt mắt, với nhãn mác giấy ghi hàng nhập khẩu từ Đức, Pháp...
Cơ quan chức năng đã tạm giữ một số chứng từ về việc công ty đã phân phối các sản phẩm này vào hệ thống siêu thị của Hà Nội để tiêu thụ. Đồng thời sẽ tiếp tục kiểm tra, làm rõ các mặt hàng khác trong kho.
Theo
Xét xử đường dây "phù phép" xe ô tô lậu: Các bị cáo kêu "oan" Những chiếc xe nhập lậu qua "bàn tay" của Ngô Doãn Phúc (SN 1977, trú ở phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) đã nhanh chóng biến thành những "xế hộp" sang trọng và hợp pháp. Cường, Phúc và Thuỷ (từ trái qua phải, hàng trên) tại phiên toà Biến xe gian thành "xế xịn" Phải đứng trước vành móng ngựa tại phiên...