“Bóc” bí mật quan hệ Dương Chí Dũng và đối tác bán ụ nổi 83M
Cáo trạng truy tố Dương Chí Dũng của VKSND Hà Nội thể hiện, Dũng quan hệ thân thiết với ông Goh Hoon Seow (GĐ Cty AP mà Vinalines mua ụ nổi 83M với giá chênh hơn 6 triệu USD) từ năm 2000. Con gái Dũng sang Singapore học cũng qua ông Goh.
Về hành vi lập, phê duyệt Dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam, cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng thừa nhận đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam (tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) với tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng, trong đó có hạng mục lắp đặt ụ nổi, quyết định nâng tổng mức đầu tư dự án lên 19,5 triệu USD là trái ý kiến chỉ đạo của Chính phủ. Tổng GĐ Vinalines Mai Văn Phúc cũng khai nhận việc ký trình, đề nghị HĐQT TCty phê duyệt chủ trương đầu tư dự án khi chưa được Chính phủ phê duyệt quy hoạch là cố ý làm trái.
Phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng sẽ chính thức diễn ra vào ngày mai (12/12)
Trong việc đầu tư, tổ chức đấu thầu, khảo sát, ký hợp đồng mua ụ nổi Dock No 83M, VKS viện dẫn lời khai của Dương Chí Dũng, bị cáo đã ký các quyết định phê duyệt dự án đầu tư mua ụ nổi không tuân theo nguyên tắc chào hàng cạnh tranh, không thực hiện nguyên tắc đấu thầu. Khi Phó Tổng GĐ Vinalines kiêm Trưởng BQLDA nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam Trần Hữu Chiều đến phòng làm việc báo cáo các thông tin sau khi khảo sát ụ nổi 83M tại Nga (ụ nổi của công ty Nakhodka, công ty AP – Singapore chỉ là nhà môi giới, ụ nổi già quá tuổi, hư hỏng nhiều, không còn hoạt động, đã bị Nga dừng phân cấp từ năm 2006, chủ sở hữu đưa giá đàm phán chỉ dưới 5 triệu USD…), Dũng vẫn chỉ đạo làm thủ tục để Dũng ký quyết định mua ụ nổi này qua công ty AP.
Tương tự, Mai Văn Phúc cũng được báo cáo nội dung này nhưng vẫn ký tờ trình đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư mua ụ nổi từ 14,1 triệu USD lên 19,5 triệu USD, ký hợp đồng mua bán ụ nổi này với công ty AP.
Bị cáo Trần Hữu Chiều khai bản thân báo cáo đủ thông tin nắm được và nhận được chỉ đạo của Dũng, Phúc “các anh hoàn thiện báo cáo là mua được ụ nổi 83M và phải mua qua công ty AP” nên đã yêu cầu Trần Hải Sơn (Phó Trưởng BQLDA), Mai Văn Khang (Phó trưởng ban đóng mới tàu biển Vinalines) lập báo cáo khảo sát với nội dung sai lệch “ụ nổi ở trạng thái hoạt động bình thường, công ty AP là người bán ụ”.
Với hành vi này, Dũng, Phúc, Sơn, Chiều bị VKS truy tố về tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 3, Điều 156 BLHS với tình tiết phạm tội gây thiệt hại trên 1 tỷ đồng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, khung hình phạt từ 15-20 năm tù giam.
Ngoài ra, các bị cáo có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc công việc nhất định từ 1-5 năm.
Quyết mua ụ nổi từ… “bạn thân”
Video đang HOT
Về hành vi tham ô tài sản, cáo trạng của VKSND Hà Nội dẫn lại lời khai của Dương Chí Dũng. Cựu Chủ tịch Vinalines không thừa nhận được chia 10 tỷ đồng trong số 1,66 triệu USD công ty AP chuyển về cho Trần Hải Sơn thông qua công ty Phú Hà của em gái Sơn. Dũng cũng phủ nhận việc thỏa thuận trước với ông God Hoon Seow (GĐ Công ty AP) về việc mua bán ụ nổi 83M. Dũng chỉ thừa nhận có nhận lời giúp ông God Hoon Seow về việc giao dịch bán ụ nổi cho Vinalines tại cuộc hội thảo “giới thiệu công nghệ ụ nổi” tại TPHCM khi đó.
Về mối quan hệ với ông Goh, quá trình tạm giam, lúc đầu Dũng khai không quen biết, chưa bao giờ gặp người này. Sau đó Dũng lại khai biết, quan hệ thân thiết với ông Goh từ năm 2000 thông qua việc giao dịch mua bán tàu cuốc (khi Dũng là GĐ Cty nạo vét và xây dựng đường thủy I). Năm 2003, 2 con gái của Dũng học ở Singapore cũng nhờ ông Goh giới thiệu tìm thuê nhà, nhờ thăm kiểm tra việc sinh hoạt. Có 2 lần vợ chồng Dũng sang Singapore thăm con đã đến nhà công Goh chơi. Ông này cũng từng đến nhà bố mẹ đẻ Dũng tại Hải Phòng.
Vị GĐ Cty môi giới bán ụ nổi này thì xác nhận bản thân có mối quan hệ thân thiết với Dương Chí Dũng. Trước khi ký hợp đồng mua ụ nổi từ Nga, ông Goh đã dang Việt Nam, trực tiếp đàm phán, giao dịch với BQLDA nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam, đã gặp riêng Dũng và Tổng GĐ Mai Văn Phúc, được Dũng “đồng ý giúp đỡ”. Trước khi Vinalines lý hợp đồng mua ụ nổi này với công ty AP thì AP đã ký hợp đồng với chủ sở hữu ụ nổi (công ty Nakhodka, Nga) mua ụ nổi chỉ với giá 2,3 triệu USD để sau đó bán cho Dũng với giá 9 triệu USD.
Bị cáo Trần Hải Sơn cũng khai, trước khi Vinalines ký hợp đồng mua ụ nổi 83M với công ty AP, khoảng đầu tháng 3/2008, ông Goh Hoon Seow gặp Sơn tại trụ sở Vinalines nói “ông chuẩn bị tiếp nhận khoản tiền lại quả (kickback), tôi đã thống nhất với đông Dũng và ông Phúc rồi. Các ông ấy nói là giao cho ông nhận số tiền lại quả là 1,666 triệu USD”. Thời gian thống nhất trước khi ký hợp đồng khoảng 1 tháng.
Theo Sơn, ông Goh còn nói lại theo yêu cầu của Dương Chí Dũng thì công ty AP phải chuyển lại 20% giá trị hợp đồng mua bán ụ nổi 83M, Mai Văn Phúc cũng đồng ý phải chuyển lại 20% cho phía Việt Nam.
Sau cuộc gặp này, Trần Hải Sơn đến phòng làm việc của Dương Chí Dũng nói lại nội dung ông Goh đã trao đổi, Dũng xác nhận là đúng, giao cho Sơn nhận khoản tiền này. Dũng còn dặn &’chia theo tỷ lệ 10 tỷ đồng cho anh, 10 tỷ đồng cho Phúc, còn lại cho em. Sơn cũng đến phòng làm việc gặp Phúc thuật lại nội dung này, Phúc nói “anh đồng ý, em xúc tiến nhanh nhé”.
Mai Văn Phúc cũng xác nhận với CQĐT đã gặp ông Goh một lần tại văn phòng Vinalines trước khi ký hợp đồng mua ụ nổi từ công ty AP. Phúc biết việc ông Goh và Dương Chí Dũng có gặp nhau.
Kết quả điều tra xác minh, đối chất như tài liệu tương trợ tư pháp, tài liệu thu nhập tại công ty Phú Hà của em gái Trần Hải Sơn, kết quả xác minh tại các ngân hàng và kết quả đối chất giữa các bị cáo, người liên quan thể hiện sự phù hợp diễn biến về việc thực hiện nhận, chia 1,666 triệu USD. Vì vậy, dù Dũng, Phúc không thừa nhận việc “ăn” 10 tỷ đồng mỗi người từ thương vụ mua bán ụ nổi 83M, nhưng cơ quan công tố cho rằng, đủ cơ sở kết luận hành vi chia nhau 28 tỷ đồng của Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều, Trần Hải Sơn đã phạm tội “tham ô tài sản”.
Cả 4 bị cáo bị truy tố theo khoản 4, Điều 278 của BLHS về tội danh này với khung hình phạt kên đến 10 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình vì các tình tiết (chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác).
Phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc và 8 bị cáo khác bắt đầu tại TAND Tp.Hà Nội vào sáng mai, 12/12, dự kiến kéo dài ít nhất 3 ngày. PV sẽ cập nhật liên tục diễn biến phiên tòa đến bạn đọc.
Theo Dân tri
Dương Chí Dũng chủ mưu vụ tham ô hàng triệu đô
Ngày 4/11, Viện KSND Tối cao đã ký cáo trạng truy tố 10 bị can trong vụ án tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế xảy ra tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Các bị can gồm: Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines; Mai Văn Phúc, nguyên Tổng giám đốc Vinalines; Trần Hữu Chiều, nguyên Phó tổng giám đốc kiêm Trưởng ban quản lý dự án mua ụ nổi 83M; Bùi Thị Bích Loan, nguyên Kế toán trưởng Vinalines;
Lê Văn Dương, đăng kiểm viên; Mai Văn Khang, cán bộ Ban quản lý dự án Vinalines; Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng và Huỳnh Hữu Đức, đều là cán bộ Chi cục Hải quan Tân Phong, tỉnh Khánh Hòa; Trần Hải Sơn, nguyên Giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines.
Dương Chí Dũng bị bắt vào ngày 4/9/2012 sau gần 3 tháng lẩn trốn và bị truy nã quốc tế
Theo cáo trạng, từ đầu năm 2007 đến cuối năm 2008, Vinalines tiến hành triển khai dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam và quyết định việc mua ụ nổi 83M - một hạng mục quan trọng trong dự án - gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 366 tỉ đồng, tham ô hơn 28 tỉ đồng.
Cụ thể, ụ nổi 83M do Nhật Bản sản xuất từ năm 1965, chủ sở hữu là Công ty Nakhodka (Nga). Tính đến thời điểm Vinalines mua đưa về VN (tháng 6/2008), ụ nổi này có tuổi là 43 năm, bị hư hỏng nhiều và không còn hoạt động
Ụ nổi 83M đến giờ không thể đưa vào khai thác. Tình trạng hiện tại là đống sắt thép gỉ, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vinalines đã đề xuất phương án cuối cùng là bán thanh lý để thu hồi vốn nhưng đến nay không có đối tác nào chào mua.
Thiệt hại tính đến tháng 5/2012 là xấp xỉ 367 tỷ đồng. Sau thời điểm này, Vinalines vẫn phải tiếp tục chi trả lãi ngân hàng tiền vay mua ụ, thuê chỗ neo đậu, bảo quản, trực sự cố... nên số tiền thiệt hại do đầu tư dự án vẫn chưa dừng lại
Thời điểm mua, Nakhodka bán với giá 2,3 triệu USD (tương đương 37 tỉ đồng theo tỷ giá năm 2008), tuy nhiên Vinalines không mua chiếc ụ nổi này qua Công ty Nakhodka mà lòng vòng qua công ty môi giới có tên là AP (Singapore) với giá 9 triệu USD. Tổng mức đầu tư chiếc ụ nổi này do Dương Chí Dũng ký quyết định phê duyệt là gần 20 triệu USD.
Ụ nổi 83M hiện là 1 đống sắt gỉ vẫn đang ngốn tiền tỷ mỗi năm tiền lãi, tiền bảo dưỡng, thuê chỗ đậu...
Dương Chí Dũng và 9 bị can trong vụ án biết rõ chiếc ụ nổi này hư hỏng nhiều, không hoạt động được, không đủ điều kiện để lưu hành nhưng vẫn tìm cách móc nối với nhau để hợp thức hóa thủ tục đưa ụ nổi từ Nga về Việt Nam.
Hành vi trên của các bị can đã phạm vào tội cố ý làm trái các quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; trong đó, Dương Chí Dũng được xác định có vai trò chủ mưu, cầm đầu, các bị can có vai trò đồng phạm tích cực.
Theo cáo trạng, lợi dụng vào việc "thổi giá" ụ nổi 83M, các bị can Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều, Trần Hải Sơn đã được đối tác nước ngoài "lại quả" 1,66 triệu USD, khoảng hơn 28 tỉ đồng.
Trong đó, Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc được chia nhau mỗi người 10 tỉ đồng, Trần Hải Sơn hơn 7,8 tỉ đồng và Trần Hữu Chiều 340 triệu đồng. Các bị can phải chịu trách nhiệm về khoản tiền tham ô này và cùng các bị can còn lại liên đới bồi thường khoản thiệt hại gần 339 tỉ đồng.
Cáo trạng cũng xác định Bộ GTVT đã không làm tròn trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, đánh giá kết quả kinh doanh của Vinalines nên để sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó lãnh đạo Bộ GTVT cần phải kiểm điểm, có biện pháp xử lý nghiêm đối với những cán bộ có liên quan.
Trong quá trình điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã phát hiện một số tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có các hành vi bất minh nên đã đề nghị hỗ trợ tư pháp từ nước bạn để tiếp tục làm rõ.
Theo Đất Việt
Dương Chí Dũng: Từ đỉnh cao xuống vực sâu Xuất thân danh giá, đường quan lộ lên như diều gặp gió, nhưng sức mạnh của đồng tiền đã khiến Dương Chí Dũng liên tiếp mắc sai lầm, kéo theo cả anh em ruột vào đường tù tội. Danh gia vọng tộc Dương Chí Dũng (SN 1957) là con trai cả của cựu đại tá Dương Khắc Thụ, nguyên Giám đốc Công an...