Bộ Y tế yêu cầu tìm nguyên nhân gây bệnh hoại tử ‘xương răng hàm mặt’
Bộ Y tế đề nghị thành lập hội đồng chuyên môn xem xét, xác định nguyên nhân gây bệnh hoại tử xương hàm mặt bị cho là có liên quan đến hậu COVID-19.
Thông tin trên được đưa ra trong văn bản do Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) gửi Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM và Bệnh Viện Chợ Rẫy chiều 14/7.
Văn bản nêu rõ, trong thời gian gần đây, trên một số phương tiện thông tin truyền thông đưa tin Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương TP.HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận khám và điều trị một số người bệnh bị hoại tử xương hàm mặt có liên quan tới bệnh lý hậu COVID-19.
Hai bệnh nhân được chẩn đoán hoại tử xương sọ, hàm ở TP.HCM. (Ảnh: Sức khỏe đời sống)
Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị hai bệnh viện trên khẩn trương chỉ đạo thực hiện báo cáo nhanh tình hình người bệnh đến khám, điều trị, kết quả điều trị bệnh hoại tử xương hàm từ tháng 2/2022 đến nay cho Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) trước ngày 16/7.
Video đang HOT
Đồng thời, các bệnh viện thành lập hội đồng chuyên môn để xem xét, xác định nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan đến bệnh lý trên, báo cáo về Cục Quản lý khám, chữa bệnh ngay sau khi thực hiện. Với những thông tin chính xác dựa trên cơ sở khoa học, các bệnh viện đề xuất biện pháp để người dân chủ động đề phòng, tránh làm hoang mang bất ổn trong xã hội.
Trước đó, thông tin từ các bệnh viện tại TP.HCM cho biết, những tháng gần đây đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị hoại tử xương hàm bất thường, trong đó có một số ca tử vong; các bệnh nhân đều có điểm chung là từng mắc COVID-19.
Cụ thể, Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương tại TP.HCM từ tháng 2/2022 đến nay tiếp nhận 16 bệnh nhân, trong đó 3 bệnh nhân hoại tử hàm trên lan lên đến sàn sọ và được chuyển qua Bệnh viện Chợ Rẫy hội chẩn, điều trị.
Còn tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong vòng 2 tháng cũng tiếp nhận 11 ca với tình trạng viêm xoang, viêm hoại tử vùng hàm mặt và xương sọ, trong đó 2 ca tử vong. Đặc điểm chung của bệnh lý này là xảy ra chủ yếu trên bệnh nhân có đái tháo đường, có dùng thuốc corticoid và hậu COVID-19.
Tuy vậy, các chuyên gia đều khẳng định, hiện chưa có bằng chứng nào để chứng minh những ca bệnh hoại tử xương hàm gần đây là do COVID-19 gây ra. Việc có hay không bệnh nhân bị hoại tử xương hàm có liên quan đến COVID-19 mới chỉ là suy đoán ban đầu, dựa trên các yếu tố lâm sàng, còn kết quả cuối cùng đang được giải mã.
Mới đây, Sở Y tế TP.HCM cho biết, đang trong quá trình thành lập hội đồng chuyên môn với 20 – 30 thành viên ở nhiều chuyên khoa, Hội Y học TP.HCM và dự kiến hội thảo khoa học giải mã căn bệnh hoại tử xương hàm sẽ diễn ra vào ngày 21/7.
Bình Dương lên kế hoạch tiêm vaccine cho 180.000 trẻ 12-17 tuổi
Tỉnh Bình Dương dự kiến tổ chức tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho 180.000 trẻ từ 12-17 tuổi vào cuối tháng 10.
Ngày 29/10, Phó UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà đã ký văn bản hỏa tốc về việc triển khai kế hoạch tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.
Theo kế hoạch, sẽ có khoảng 180.000 trẻ được tiêm vaccine ngừa Covid-19 từ ngày 31/10 tại các trường học, cơ sở bảo trợ.
Riêng đối với các trẻ không đến trường sẽ được tiêm tại Trung tâm Y tế tuyến huyện hoặc xã (nếu đủ điều kiện tổ chức tiêm).
Có khoảng 180.000 trẻ ở Bình Dương được tiêm vaccine ngừa Covid-19 từ ngày 31/10 (Ảnh minh họa).
Dự kiến đợt này Bình Dương sẽ tiêm 360.000 liều vaccine được Bộ Y tế phê duyệt. Trong đó, có khoảng 28.655 trẻ em không đến trường.
Tỉnh yêu cầu các địa phương lập danh sách chi tiết từ trường học, đơn vị đúng theo đối tượng tiêm vaccine, gửi về Sở Y tế.
Ngày 28/7, Sở Y tế Bình Dương đã ban hành kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 đợt 8 và cho phép các địa phương triển khai tiêm cho trẻ dưới 18 tuổi bằng vaccine Pfizer.
Sau đó, Bộ Y tế chưa đồng ý với đề xuất của Sở Y tế tỉnh Bình Dương nên tỉnh đã tạm ngưng việc tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.
Đáng chú ý, dù Bộ Y tế không đồng ý nhưng một số địa phương đã "vượt rào", vẫn tiêm vaccine cho trẻ là con em của lực lượng tuyến đầu chống dịch. Sở Y tế Bình Dương cũng không nắm rõ số lượng cụ thể.
Theo Sở Y tế Bình Dương, những em trên địa bàn tỉnh đã được tiêm vaccine Covid-19 từ đợt trước đến nay sức khỏe vẫn bình thường, không có biến chứng.
Ngày 27/10, TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi. Quận 1 và huyện Củ Chi được chọn là nơi thí điểm trước khi nhân rộng sang các nơi khác.
Tiêm vắc xin cho trẻ em: Bộ Y tế cần là tổng chỉ huy Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thị Mai Hoa - phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội - cho rằng rất cần thiết và cấp thiết phải đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho trẻ em để chuẩn bị sẵn sàng cho các em đi học trở lại. Bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Ảnh: N.AN...