Bộ Y tế yêu cầu tạm ngừng dùng 8 sản phẩm sữa Lactalis
Cục An toàn thực phẩm đề nghị các tổ chức, cá nhân tạm thời ngừng tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm có tên, số lô đã được cảnh báo.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, vừa nhận được cảnh báo từ Ban Thư ký Mạng lưới Cơ quan An toàn Thực phẩm Quốc tế INFOSAN về việc một số trẻ em dưới 6 tháng tuổi tại Pháp bị nhiễm khuẩn Salmonella Agona.
Qua điều tra ban đầu, các ca bệnh có thể liên quan tới một số sản phẩm dinh dưỡng không chứa lactose (lactose-free) do Tập đoàn Lactalis, Pháp sản xuất. Cộng Hòa Pháp đã tiến hành thu hồi 600 lô sản phẩm liên quan được sản xuất từ tháng 2/2017 đến nay.
Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm thông tin hiện một số sản phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn đã được nhập khẩu về Việt Nam.
Video đang HOT
Danh sách các sản phẩm và số lô Cục An toàn thực phẩm đề nghị tạm thời ngừng tiêu thụ và sử dụng.
Do vậy, Cục An toàn thực phẩm đang rà soát và chỉ đạo kiểm nghiệm chỉ tiêu Salmonella Agona đối với các sản phẩm theo cảnh báo.
Tuy nhiên, trong thời gian chờ kết quả kiểm nghiệm, Cục An toàn thực phẩm đề nghị các tổ chức, cá nhân tạm thời ngừng tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm có tên và số lô đã được cảnh báo ở trên.
Khuẩn Salmonella gây nhiễm khuẩn đường ruột, gây ngộ độc thực phẩm và các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, co thắt dạ dày và nôn.
Theo Hà Quyên (Zing)
Phạt công ty dùng hình ảnh bác sĩ quảng cáo sản phẩm 85 triệu đồng
Ngày 31.10, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ra quyết định xử phạt Công ty Cổ phần phát triển thảo dược Việt Nam (Hà Nội) 85 triệu đồng do đã dùng bài viết và hình ảnh của một PGS.TS - bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai quảng bá thực phẩm chức năng.
Cụ thể, Công ty Cổ phần phát triển thảo dược Việt Nam (Hà Nội) đã bị xử phạt 85 triệu với lỗi: Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hamomax trên website hamomax.vn mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.
Hình ảnh bài viết đã được đăng tải trên trang web của Công ty Cổ phần phát triển thảo dược Việt Nam trước đó. Ảnh D.L
Đồng thời, công ty này cũng quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hamomax trên website dưới hình thức bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế để quảng cáo sản phẩm nêu trên.
Cục An toàn thực phẩm đã buộc Công ty Cổ phần phát triển thảo dược Việt Nam tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm nêu trên trên website, cải chính thông tin theo quy định. Hiện trang web này đã tạm ngừng hoạt động.
Trước đó, trên website của hamomax có đăng tải bài viết: "GS.TS.BS cao cấp bệnh viện Bạch Mai: Tìm ra phương pháp hạ mỡ máu cao không gây tác dụng phụ".
Nội dung bài viết nêu: "Những chia sẻ chân thực nhất của PGS.TS.BS.Đ.Q.H, Chuyên khoa Tim mạch (Công tác tại viện Tim mạch Quốc gia, hiện công tác tại bệnh viện Bạch Mai) trong điều trị mỡ máu cao cho rất nhiều bệnh nhân và của chính bản thân mình".
Trong bài viết, bác sĩ H chia sẻ: "Tôi là bác sĩ tim mạch vừa dùng Hamomax cho bệnh nhân, lại đã và đang dùng cho bản thân nên tôi sẽ chia sẻ những gì tôi thấy cần thiết. Theo tôi, Hamomax sử dụng để điều trị dự phòng sẽ rất tốt, những người đang ở độ tuổi có nguy cơ cao hình thành rối loạn chuyển hóa nên dùng bởi nó an toàn, không tác dụng phụ". Trong bài viết trên còn dẫn lời của bác sĩ H. quảng cáo cho Hamomax và sử dụng nhiều hình ảnh của bác sĩ H.
Trong khi đó, bác sĩ Đ.Q.H - người được dẫn tên trong bài viết - rất bức xúc về sự việc trên. Ông cho biết, nội dung trên chỉ là chia sẻ cá nhân của bản thân nhưng lại bị đăng tải dưới hình thức là bài quảng cáo gây hiểu lầm trong dư luận là bác sĩ đang tư vấn sản phẩm cho người dân.
Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết, theo quy định, bác sĩ, nhân viên y tế không được đứng ra quảng cáo.
Theo Danviet
Xử phạt 25 doanh nghiệp lớn vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa công bố quyết định xử phạt hành chính tổng tiền phạt gần 700 triệu đồng, đối với 25 doanh nghiệp vì vi phạm an toàn thực phẩm. Trong số các doanh nghiệp bị xử phạt có 15 Công ty vi phạm về quảng cáo, 03 công ty vi phạm về ghi nhãn, 03 Công...