Bộ Y tế yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng
Tại cuộc họp đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 với 4 địa phương gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Long An và Bình Dương sáng 6-9, Cục Y tế dự phòng cho biết đến nay Bộ Y tế đã phân bổ 30 đợt vắc xin COVID-19 với tổng số 32,8 triệu liều.
Chị Đồng Thị Thảo (27 tuổi) tiêm vắc xin AstraZeneca (mũi 2) tại Viện Y dược học dân tộc, quận Phú Nhuận, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐịNH
Riêng TP.HCM, Đồng Nai, Long An và Bình Dương được phân bổ gần 15 triệu liều, chiếm 45% vắc xin cả nước.
Trong đó, TP.HCM, Bình Dương và Long An đã được cấp số lượng vắc xin đủ bao phủ 100% mũi 1 cho những người từ 18 tuổi trở lên. Riêng Đồng Nai đã cấp đủ 80% để tiêm cho mũi 1.
4 địa phương đã tiêm được khoảng 65%
Đến ngày 5-9, 4 địa phương trên đã tiếp nhận gần 13,8 triệu liều và đã tiêm hơn 9 triệu liều (đạt khoảng 65%).
Hà Nội cũng đã được phân bổ khoảng 5,3 triệu liều vắc xin, đến 5-9 tiêm được trên 2,3 triệu mũi, trong đó có gần 2,1 triệu người được tiêm 1 mũi và gần 230.000 người được tiêm đủ 2 mũi, tổng số đã được tiêm bằng gần 34% dân số trong độ tuổi tiêm chủng (từ 18 tuổi trở lên).
Cục Y tế dự phòng cho biết TP.HCM đã tiêm được hơn 6,1 triệu liều vắc xin (trong đó 5,8 triệu người đã tiêm mũi 1, số còn lại tiêm đủ 2 mũi). Tỉ lệ sử dụng vắc xin đạt 69,1% so với số đã tiếp nhận và đạt 67,2% so với số được phân bổ.
Đồng Nai đã tiêm gần 826.000 liều trên tổng số gần 1,8 triệu liều được phân bổ (thực nhận gần 1,5 triệu liều), tỉ lệ sử dụng đạt 56,5% so với số đã tiếp nhận và 45,9% so với số được phân bổ.
Video đang HOT
Long An đã tiêm 917.000 liều trong tổng số hơn 1,6 triệu liều được phân bổ (thực nhận hơn 1,3 triệu). Tỉ lệ sử dụng đạt 69% so với số đã tiếp nhận và 55,5% so với số được phân bổ, trong đó 100% người dân thuộc vùng đỏ đã được tiêm.
Bình Dương đã tiêm hơn 1 triệu liều, tỉ lệ sử dụng đạt 52,3% so với số đã tiếp nhận và 45,6% so với số được phân bổ.
Vì sao tỉ lệ sử dụng vắc xin còn thấp?
Theo đại diện Cục Y tế dự phòng, điều này một phần do lượng vắc xin của các địa phương tiếp nhận lớn. Quyết định phân bổ vắc xin gần đây nhất mới được ban hành hôm 30-8. Trong một tuần qua, các địa phương đã tăng tốc tiếp nhận và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng.
Tại Bình Dương, giám đốc Sở Y tế Bình Dương cho biết 2 ngày tới đây sẽ hoàn tất tiêm số 750.000 liều vắc xin Sinopharm mới tiếp nhận. Sau đó, tỉnh sẽ tiêm hết 300.000 liều AstraZeneca và Pfizer.
Bình Dương ưu tiên tiêm mũi 1 cho người dân, phấn đấu đến ngày 10-9, 100% dân số trên 18 tuổi ở tỉnh được tiêm vắc xin.
Lý do thứ 2, theo Cục Y tế dự phòng, là để đảm bảo vắc xin đủ để tiêm mũi 2 cho người dân, các tỉnh, thành cũng lưu kho hoặc chưa tiếp nhận hết lượng vắc xin phân bổ. Do đó, tỉ lệ vắc xin đã được sử dụng trên tổng vắc xin tiếp nhận/phân bổ bị kéo giảm.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết các địa phương có kế hoạch tổng thể nhưng lại chưa có kế hoạch chi tiết theo từng quận, huyện. Vấn đề báo cáo, nhập dữ liệu chưa kịp thời, chưa tính toán đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế nên số liệu thực tế đã tiêm và số cập nhật lên hệ thống bị chênh.
Đây là nguyên nhân khiến việc đánh giá kết quả sử dụng vắc xin ở những địa phương này còn thấp so với yêu cầu.
Thực tế, qua quá trình báo cáo, kiểm điểm, tổng số vắc xin đã tiêm ở 4 địa phương này nâng lên hơn 9,8 triệu liều, cao hơn gần 1 triệu liều so với con số cập nhật dữ liệu lên Bộ Y tế, đạt 72% số vắc xin đã tiếp nhận.
Bộ Y tế cũng yêu cầu đến 15-9, 5 tỉnh thành Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai sẽ phải hoàn tất tiêm mũi 1 cho toàn bộ người từ 18 tuổi trở lên.
Đây là yêu cầu khó thực hiện với một số tỉnh thành trong số này, bởi thời gian chỉ còn hơn một tuần nhưng số lượng mũi tiêm (như ở Hà Nội) lên đến hàng triệu mũi, trong khi ngày 5-9 Hà Nội chỉ tiêm được chưa đầy 100.000 mũi.
Địa phương tổ chức tiếp nhận vắc xin trong vòng 24 giờ
Đối với việc tiếp nhận vắc xin, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu Viện Pasteur TP.HCM chủ động thông báo cho các địa phương trong vòng 24 giờ từ khi có quyết định phân bổ của Bộ Y tế. Ngay khi nhận thông báo này, các địa phương phải chủ động liên hệ, tổ chức tiếp nhận trong 24 giờ kế tiếp.
TP.HCM: Người trì hoãn tiêm hoặc cần thận trọng khi tiêm chủng sẽ được tiêm vắc xin ra sao?
Ngày 9-8, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã có văn bản gửi các cơ sở tiêm chủng về việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người thuộc nhóm trì hoãn tiêm hoặc cần thận trọng tiêm chủng.
Các đơn vị cần tạo điều kiện để người dân được tiêm ngay tại chỗ.
Tiêm vắc xin Pfizer cho người trên 65 tuổi tại Viện Y dược học dân tộc, quận Phú Nhuận, TP.HCM ngày 8-8 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo Sở Y tế TP.HCM, trong quá trình tổ chức tiêm chủng đã ghi nhận nhiều trường hợp đến các điểm tiêm chủng, qua khám sàng lọc phát hiện có lý do phải trì hoãn tiêm hoặc cần chuyển vào bệnh viện nhưng không được hướng dẫn, theo dõi và hẹn lịch tiêm tiếp theo.
Sở Y tế đề nghị lãnh đạo bệnh viện, trung tâm y tế, các cơ sở tiêm chủng chỉ đạo các đội tiêm, nhân viên y tế phụ trách khám sàng lọc phải xác định đúng nhóm phải trì hoãn tiêm, giải thích rõ cho người đi tiêm về nguyên nhân trì hoãn tiêm.
Đối với những lý do trì hoãn ngắn ngày (đang dùng thuốc, đang mắc bệnh cấp tính...), đội tiêm hướng dẫn cho người đến tiêm có thể trở lại điểm tiêm để đánh giá, nếu tình trạng sức khỏe ổn định hoặc không còn lý do trì hoãn thì thực hiện tiêm vắc xin.
Đối với những người thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng, đã có quy định có thể được tiêm tại tất cả các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động, không bắt tiêm tại bệnh viện, cơ sở điều trị.
Do đó, các đơn vị tăng cường đánh giá kỹ tình trạng sức khỏe của người đến tiêm, xử trí chuyên môn để tạo điều kiện cho người dân được tiêm ngay tại chỗ.
Đối với người có bất thường về mạch, huyết áp, tùy theo năng lực và phạm vi chuyên môn của bác sĩ khám sàng lọc, điều kiện thực tế của điểm tiêm, có thể xử trí theo phác đồ điều trị, nếu ổn định được các chỉ số trong giới hạn cho phép thì thực hiện tiêm vắc xin.
Đối với những trường hợp tiêm tại điểm tiêm ngoài bệnh viện, nếu đội tiêm đánh giá bắt buộc chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện thì thực hiện chuyển tuyến cho người cần tiêm đến bệnh viện phù hợp, thuận tiện cho việc đi lại của người dân.
Đồng thời phải giải thích rõ cho người dân lý do chuyển tuyến tiêm chủng và thông tin về bệnh viện sẽ được chuyển; cung cấp cho người dân một bản phiếu sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, lưu ý ghi rõ tên bệnh viện chuyển đến và lý do chuyển tiêm chủng để làm căn cứ cho người dân đến tiêm tại bệnh viện.
Sở Y tế lưu ý các bệnh viện tích cực tiếp nhận người được chuyển tuyến và thực hiện tiêm vắc xin. Nếu ghi nhận việc chuyển tuyến không hợp lý, bệnh viện vẫn thực hiện tiêm vắc xin cho người dân, đồng thời chủ động phản hồi với trung tâm y tế nơi có người được chuyển để rút kinh nghiệm với đội tiêm.
UBND TP Thủ Đức và các quận huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền về tác dụng, lợi ích của việc sử dụng vắc xin, những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, những trường hợp phải trì hoãn tiêm hoặc thận trọng tiêm chủng để người dân có thêm thông tin.
HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19
Từ ngày 8-7, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19. Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.
Các câu hỏi sẽ được báo Tuổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định... đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ để dập dịch.
Nhiều người dân TP.HCM vui mừng được tiêm vắc xin COVID-19 Chiều 21-7, gần 40 người dân sống trên địa bàn quận Phú Nhuận (TP.HCM) được tiêm vắc xin tại Viện Y dược học dân tộc. Đây là những người có bệnh nền bị hoãn tiêm đợt 4, người sống trong khu vực phong tỏa, tình nguyện viên... Chiều 21-7, tiêm gần 40 liều vắc xin AstraZeneca cho cán bộ, người dân đang sinh...