Bộ Y tế về Đồng Nai “thị sát” dịch bệnh sốt xuất huyết
Từ đầu năm đến nay tỉnh Đồng Nai phát hiện hơn 1.000 ổ dịch sốt xuất huyết với 5.800 ca, tăng mạnh so với năm ngoái, 98% ổ dịch đã được xử lý.
Liên quan đến tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh, có chiều hướng phức tạp, trong ngày 18/7, Đoàn công tác của Bộ Y tế đã có mặt tại tỉnh Đồng Nai để nắm bắt tình hình sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh này.
Phun xịt khử trùng tại phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai
Tại buổi làm việc, đại diện Sở Y tế Đồng Nai cho biết từ đầu năm đến nay tỉnh phát hiện hơn 1.000 ổ dịch sốt xuất huyết với 5.800 ca, tăng mạnh so với năm ngoái, 98% ổ dịch đã được xử lý. Trong đó hiện nay TP Biên Hòa là đơn vị có nhiều người mắc sốt xuất huyết nhất tỉnh với hơn 2.000 bệnh nhân.
Theo ông Nguyễn Đức Khoa, Phó Trưởng phòng kiểm soát bệnh truyền nhiễm Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), do biến đổi khí hậu, thời tiết nắng nóng kéo dài xen lẫn các đợt mưa khiến các véc tơ gây bệnh sốt xuất huyết sinh sôi toàn cầu.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, tình hình sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp và ghi nhận số ca mắc tăng cao tại nhiều quốc gia. Riêng tại Việt Nam, số ca mắc sốt xuất huyết tăng 3,2 lần so với cùng kỳ 2018 (gần 100.000 ca). Đặc biệt, trong 5 tuần trở lại đây, sốt xuất huyết tại 34 tỉnh, thành phố của các khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam tăng mạnh.
Bộ Y tế nhận định, ở những tháng sau nữa, tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục gia tăng do đây mới chỉ bước vào mùa dịch bệnh. Vì vậy cần phải tăng cường các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh, huy động tất cả các ban ngành đoàn thể, người dân cũng tham gia cuộc chiến chống sốt xuất huyết.
Hạn chế dịch bệnh lây lan
Theo ông Huỳnh Cao Hải, Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, cho biết, Đồng Nai là địa phương dân số đông, địa bàn rộng, tập trung nhiều công nhân lao động sinh sống ở các khu nhà trọ. Đặc biệt, công nhân sau khi đi làm về chỉ tập trung ăn uống, nghỉ ngơi, ít có thời gian sinh hoạt giải trí, tiếp cận với thông tin đại chúng. Ngành y tế Đồng Nai đã thực hiện nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh như duy trì hàng tuần, mỗi tuần dành 1 buổi tổng vệ sinh các khu nhà trọ lụp xụp, diệt muỗi, lăng quăng,…
Ông Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh nhấn mạnh, nhiệm vụ trong thời gian tới cho Đồng Nai và khu vực phía Nam là giám sát tốt cả véc tơ bọ gậy, lăng quăng và muỗi. Nếu thấy chỉ số tăng thì phải xử lý ngay, đồng thời, giám sát chặt chẽ các ca bệnh sốt xuất huyết. Việc phát hiện ca bệnh sớm vừa để xử lý ổ dịch không để lan ra cộng đồng, vừa để chăm sóc tốt hơn cho bệnh nhân, giảm tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.
Cùng ngày Đoàn công tác của Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát thực tế tình hình phòng chống sốt xuất huyết tại phường Trảng Dài (TP.Biên Hòa, Đồng Nai). Tại đây, Đoàn đã phối hợp với địa phương tổ chức phát tờ rơi, hướng dẫn cho người dân ký cam kết loại trừ lăng quăng, diệt muỗi,…
Theo nguoiduatin
Chuyên gia y tế lên tiếng về đề xuất... 'cái lu chống ngập'
Trước ý kiến mỗi nhà nên trang bị lu nước chống ngập của đại biểu Phan Thị Hồng Xuân, nhiều chuyên gia cho rằng việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết.
Theo đó, bên lề kỳ họp lần thứ 15 HĐND TP HCM khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021, PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Dân tộc học - Nhân học TPHCM đã đề xuất phương án dùng lu đựng nước để chống ngập.
Ý kiến của đại biểu này đã nhận được nhiều phản ứng trên mạng xã hội. Phần lớn mọi người đều cho rằng đây là phương án không khả thi.
Trao đổi với Tiền Phong sáng 13/7, PGS TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng bản thân ông không đồng ý với đề xuất này vì việc dùng lu trữ nước mưa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, đẻ trứng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (áo tím) trong một buổi thị sát tại điểm nóng sốt xuất huyết trên địa bàn TPHCM.
"Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Muỗi trưởng thành thường đẻ trứng ở bất kỳ dụng cụ chứa nước nào có thể tích trữ nước đến 7 ngày đều có thể là nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Do đó, việc trữ nước trong lu chống ngập chưa biết đã khả thi chưa nhưng lại vô tình tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi, gây bệnh sốt xuất huyết", Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết.
Bắt đầu từ tháng 6, khi thời tiết bước vào mùa mưa cũng là lúc bệnh sốt xuất huyết gia tăng nhanh tại khu vực phía Nam. TP Hồ Chí Minh đang là địa phương có số ca mắc cao nhất cả nước, các chuyên gia dự báo, nếu không có các giải pháp quyết liệt, kịp thời, mùa dịch sốt xuất huyết năm nay sẽ diễn biến rất phức tạp.
YẾN NHI
Theo PLO
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn về điều trị sốt xuất huyết Tính tới nay, cả nước đã có 87.806 ca sốt xuất huyết, trong đó có 6 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2018, số mắc tăng 3,1 lần và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên. Vì thế, ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã ký công văn khẩn yêu...