Bộ Y tế triển khai nhiều biện pháp cấp bách phòng bệnh chân tay miệng
Sau những cố gắng không mệt mỏi của Bộ Y tế và toàn bộ hệ thống y tế cả nước, dịch sởi đã chững lại, không hoành hành trên diện rộng nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ thì với những diễn biến phức tạp của thời tiết, những dịch bệnh mùa hè lại đang trỗi dậy.
Điều trị bệnh nhi mắc bệnh chân tay miệng tại BV Nhiệt đới TP HCM
Trong những ngày qua, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết và đặc biệt bệnh tay chân miệng (TCM) tăng cao. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, bệnh nhân mắc bệnh TCM trong tháng 4 gấp hai lần so với tháng 3 (từ 257 ca bệnh lên đến 478 ca), chủ yếu là bệnh nhi. Trong vòng 10 ngày tính từ ngày 1 đến 11-5-2014, bệnh viện đã có 194 trẻ phải nhập viện. Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho biết, đầu năm đến nay TPHCM đã có 3.373 ca TCM phải nhập viện, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2013.
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, nhận định “bệnh đang bước vào giai đoạn đỉnh dịch đầu tiên của năm 2014″. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, qua 4 tháng đầu năm số ca TCM nhập viện là hơn 2.000 ca, cao hơn cả số ca sởi nhập viện. Hiện bệnh sởi và thủy đậu vẫn chưa giảm, trong khi đó TCM đang tăng nhanh, sốt xuất huyết cũng sẽ tăng vào tháng 5, tháng 6. Tại Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết và chân TCM tăng cao. Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh TCM và sốt xuất huyết xảy ra tại hầu hết tại các tỉnh và thành phố, tuy số người mắc bệnh ở mức thấp hơn so với năm 2013, song tại một số tỉnh, thành phố có số người mắc bệnh cao hơn và có nguy cơ dịch bùng phát. Đến nay cả nước đã ghi nhận 17.410 trường hợp mắc bệnh TCM, trong đó đã có hai người bệnh tử vong; 7.931 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó 4 người bệnh tử vong.
Thủ tướng Chính phủ đã có công điện khẩn
Trước những nguy cơ mới, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện hỏa tốc số 585/ CĐ – TTg ngày 6-5-2014 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch tay TCM và sốt xuất huyết. Theo công điện, nhằm chủ động ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và để hạn chế đến mức thấp nhất số người mắc bệnh và tử vong, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế tập trung chỉ đạo việc cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh TCM, sốt xuất huyết tại các cơ sở y tế, phân loại cách ly nhằm ngăn ngừa lây chéo trong bệnh viện.
Video đang HOT
Ngày 14-5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nghe báo cáo của Bộ Y tế, ý kiến phát biểu của đại diện Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông tại buổi họp về tình hình dịch bệnh TCM, sốt xuất huyết, sởi, dịch mới nổi và các biện pháp phòng, chống. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế thực hiện nghiêm chỉ đạo trong Công điện của Thủ tướng về phòng, chống dịch sởi, TCM và sốt xuất huyết.
Hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong
Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt là CTM và sốt xuất huyết. Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện phân tuyến điều trị tại các bệnh viện, hạn chế việc chuyển tuyến các bệnh nhân trong khả năng điều trị nhằm giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Thực hiện nghiêm việc cách ly, phân loại bệnh nhân, áp dụng các biện pháp chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện; hướng dẫn người nhà bệnh nhân áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm tại các cơ sở y tế để chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Đồng thời, tổ chức các đội cấp cứu lưu động để hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới khi có yêu cầu, chủ động cử cán bộ có kinh nghiệm trực tiếp hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh để giảm việc chuyển tuyến góp phần giảm quá tải bệnh viện ở các bệnh viện tuyến Trung ương.
Các Sở Y tế cần tăng cường các hoạt động giám sát nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, kịp thời khoanh vùng, xử lý ổ dịch, xác định đối tượng và các yếu tố, khu vực nguy cơ để đưa ra các biện pháp phòng chống dịch phù hợp, không để dịch bùng phát trong cộng đồng.
Về phía người dân cần chú ý đến vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy tại các vật dụng chứa nước trong nhà và khu vực xung quanh. Được biết, ngày 17-5 Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè cho các tỉnh phía Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế dự phòng chủ trì. Lãnh đạo Bộ Y tế cũng tổ chức kiểm tra hàng loạt bệnh viện để tăng cường năng lực điều trị bệnh nhân. Hy vọng với sự nỗ lực mới, những dịch bệnh nguy hiểm mới sẽ được ngăn chặn kịp thời.
Đã có 4 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết
Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay cả nước ghi nhận hơn 8.100 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), tại 41 tỉnh/thành phố, trong đó đã có 4 tử vong, có 18 tỉnh/thành phố đã ghi nhận trên 100 trường hợp mắc SXH, tập trung tại một số tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An.
Tiến sĩ Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương đánh giá, dù thời điểm hiện tại, số ca mắc, tử vong vì SXH không cao như cùng kỳ năm ngoái, nhưng các yếu tố gây ra bệnh vẫn diễn biến phức tạp và gia tăng ở nhiều khu vực. Hơn nữa, SXH thường bùng phát theo chu kỳ lặp lại, cứ khoảng 3-5 năm bệnh lại có một giai đoạn tăng cao số ca mắc nên năm nay, các chuyên gia rất lo ngại cho khả năng bùng phát lại của bệnh SXH. Chủng vi rút gây bệnh SXH cũng có sự thay đổi về chu kỳ sinh thái, tập quán, xuất hiện gene kháng hóa chất diệt nên tiếp tục song hành và gây bệnh. Hơn nữa, vi rút gây bệnh SXH không có miễn dịch chéo (cùng lúc một người có thể mắc nhiều tuýp vi rút gây bệnh) và không có miễn dịch suốt đời, đã mắc SXH vẫn có thể mắc lại, tập quán sinh hoạt, vệ sinh môi trường còn nhiều tồn tại… là những yếu tố nguy cơ bùng phát dịch SXH trong năm 2014.
Theo ANTD
Tự ý điều trị tay chân miệng có thể mất mạng
Thời điểm này, số bệnh nhân mắc tay chân miệng phải nhập viện ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang có xu hướng gia tăng. Đáng lo ngại là rất nhiều trẻ trước khi nhập viện đã được gia đình tự ý điều trị bằng thuốc hạ sốt hoặc truyền dịch ở nhà, hoặc được điều trị chưa đúng ở tuyến dưới.
Cần đưa trẻ có dấu hiệu mắc tay chân miệng đến bệnh viện điều trị
tránh những biến chứng nguy hiểm
Nguy hiểm không kém sởi
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 17.410 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tập trung đông nhất ở khu vực phía Nam. Riêng tại TP.HCM, hiện đã ghi nhận hơn 3.300 ca mắc, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2013. Tại khu vực phía Bắc, bệnh nhân tay chân miệng được ghi nhận đến thời điểm này vẫn đang thấp hơn cùng kỳ năm ngoái nhưng số mắc mới đang có xu hướng gia tăng nhanh. Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng phân tích, bệnh tay chân miệng đang bùng phát mạnh ở miền Nam là do thời tiết nắng nóng, mưa - nắng thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Trong khi đó, miền Bắc cũng bắt đầu bước vào mùa nắng nóng, mưa nhiều nên dự báo số mắc tay chân miệng chắc chắn sẽ tăng cao trong thời gian tới.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện trung bình mỗi ngày có khoảng 20-25 ca mắc tay chân miệng vào khám, điều trị. PGS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tuy số vào viện khám thời điểm này chưa nhiều song không thể chủ quan vì tay chân miệng là bệnh rất dễ lây, dễ bùng phát thành dịch và nhất là chưa có vaccine phòng ngừa. Hơn nữa, mặc dù là bệnh tương đối ít biến chứng vào tim, phổi nhưng với những diễn biến phức tạp của các dịch bệnh như hiện nay, mức độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng là không hề kém bệnh sởi.
Tương tự, tại khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai, thời điểm này trung bình mỗi ngày có khoảng 5-7 ca mắc tay chân miệng đến khám. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi cho biết, hầu hết bệnh nhân tay chân miệng đến khám thời gian qua có biểu hiện bệnh nhẹ và được cho điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp do nhầm lẫn với bệnh lý khác, tự ý điều trị tại nhà, nhập viện muộn, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Thận trọng trong điều trị
Đánh giá về mức độ nguy hiểm của việc tự ý điều trị bệnh tay chân miệng, bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh tay chân miệng có biểu hiện ban đầu giống với nhiều bệnh sốt phát ban do virus khác nên rất dễ nhầm lẫn, dẫn đến sự chủ quan hoặc tự ý điều trị không đúng. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương thời gian qua tiếp nhận không ít trường hợp mắc tay chân miệng, trước khi nhập viện đã tự ý dùng kháng sinh, thuốc hạ sốt. Nếu đúng là tay chân miệng thì việc dùng thuốc hạ sốt có tác dụng nhưng nếu mắc sốt xuất huyết mà nhầm lẫn với tay chân miệng, uống một số loại thuốc hạ sốt có thể gây chảy máu niêm mạc, xuất huyết đường tiêu hóa.
Đặc biệt, khoảng 70-80% bệnh nhân tay chân miệng nhập viện trong giai đoạn muộn hoặc được chuyển từ tuyến dưới lên đã được tiêm kháng sinh, truyền dịch trước đó. Bác sĩ Đỗ Thiện Hải cho biết, đây là một quan niệm khá phổ biến trong điều trị tay chân miệng nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Lý do vì việc truyền dịch cần phải có chỉ định cụ thể về loại dịch, tốc độ truyền, cũng như phải thận trọng đánh giá hết các triệu chứng của trẻ có thể gặp phải trong quá trình truyền dịch. Nếu truyền dịch một cách tùy tiện, hoặc truyền không đúng chỉ định thì nguy cơ rủi ro rất cao, có thể dẫn đến viêm phổi, phù phổi, suy tim do sự dư thừa dịch gây ra.
Không nên lạm dụng truyền dịch
Trên thực tế, ở các bệnh viện tuyến dưới vẫn còn tình trạng bác sĩ cả nể, thấy bệnh nhân sốt ruột xin truyền dịch thì cũng cho truyền dịch. Bác sĩ Đỗ Thiện Hải cảnh báo, mọi người, nhất là y bác sĩ chỉ truyền dịch cho bệnh nhi mắc tay chân miệng khi trẻ nôn nhiều, sốt cao kéo dài 2 ngày, ăn kém, mất nước.
Theo ANTD
TP.HCM: Bệnh tay chân miệng đang tăng nhanh Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết, từ đầu năm đến nay TP.HCM đã có 3.373 ca tay chân miệng (TCM) phải nhập viện, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2013. Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, nhận định bệnh đang bước vào giai đoạn đỉnh dịch đầu tiên của năm...