Bộ Y tế triển khai công điện của Thủ tướng, duy trì khám chữa bệnh thông thường
Ngày 13/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký văn bản số 6589/BYT-KCB về việc triển khai công điện 1068/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và bảo đảm duy trì công tác khám chữa bệnh thông thường.
Test nhanh cho trẻ em phòng COVID-19. Ảnh: Mạnh Linh.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng Y tế ngành chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương lên phương án, thiết lập cơ sở điều trị, bảo đảm điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, vật tư y tế và tăng cường năng lực chuyên môn, sẵn sàng ứng phó với tình huống dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng tại địa phương (địa phương có mức độ nguy cơ cao và nguy cơ rất cao theo Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19).
Thực hiện nghiêm các biện pháp, nhằm giảm các trường hợp tử vong quy định trong công điện số 1168/CĐ-BYT ngày 7/8/2021 của Bộ Y tế về tăng cường các thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Huy động toàn bộ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước và tư nhân sẵn sàng tham gia phòng chống dịch. Phân công các bệnh viện là cơ sở chuyên tiếp nhận và điều trị COVID-19; giao nhiệm vụ cho các cơ sở còn lại phải dành tối thiểu 40% giường bệnh để thu dung, quản lý, điều trị người bệnh COVID-19 khi dịch lan rộng và trong tình huống địa phương (tỉnh, thành phố) trở thành khu vực “Nguy cơ rất cao”.
Bên cạnh việc tăng cường và tập trung nguồn lực cho công tác phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đề nghị giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm duy trì hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thông thường.
Duy trì hoạt động khám, chữa bệnh thường xuyên của tối thiểu 50% số bệnh viện tuyến tỉnh và 50% số bệnh viện tuyến quận, huyện, để thu dung điều trị các ca bệnh cấp tính theo chuyên khoa và quản lý điều trị ca bệnh mạn tính đang được quản lý tại các bệnh viện bị phong tỏa hoặc bệnh viện được huy động thành bệnh viện điều trị COVID-19.
Các cơ sở khám bệnh Nhà nước và tư nhân tuyệt đối không từ chối tiếp nhận người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng, nguy kịch tới khám và điều trị; cần nghiêm khắc xử lý các cơ sở khám, chữa bệnh nếu vi phạm.
Duy trì việc theo dõi, điều trị cho người bệnh có lịch hẹn tái khám, nhưng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị phong tỏa, cách ly y tế; nằm trong vùng thực hiện giãn cách xã hội; thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch và không tiếp nhận người bệnh được hoặc người bệnh trong khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội, cách ly y tế không tới được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo lịch tái khám.
Đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), đề nghị thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại công văn số 6373/BYT-BH ngày 6/8/2021 về việc hướng dẫn thanh toán khám chữa bệnh BHYT liên quan đến dịch COVID-19.
Đối với người bệnh không có thẻ BHYT đề nghị Sở Y tế tham khảo hướng dẫn tại công văn 6373/BYT-BH để hướng dẫn và giao trách nhiệm cho các bệnh viện trên địa bàn hỗ trợ điều trị cho bệnh viện thuộc khu vực phong tỏa, cách ly y tế; nằm trong vùng thực hiện giãn cách xã hội hoặc thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch và không tiếp nhận người bệnh được.
Kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với người mắc bệnh mạn tính đã được điều trị ổn định, thực hiện khám bệnh, kê đơn thuốc điều trị ngoại trú từ 1 – 3 tháng; đồng thời, phải đảm bảo cung cấp đủ thuốc cho người bệnh theo kê đơn thuốc cho đến lịch tái khám dự kiến tiếp theo.
Bảo đảm việc phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện; thực hiện nghiêm việc sàng lọc, phân luồng người bệnh và người ra vào bệnh viện theo quy định, kiểm soát chặt chẽ đối tượng người nhà ở lại chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
Áp dụng các nguyên tắc 5K đối với tất cả nhân viên y tế, người bệnh và người nhà. Tăng cường sàng lọc đối tượng người nghi nhiễm tại tất cả các khoa lâm sàng. Tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên và định kỳ nhân viên y tế, người bệnh trong bệnh viện, đặc biệt tại các Khoa Hồi sức cấp cứu, khoa bệnh truyền nhiễm.
Tăng cường thông khí tự nhiên hoặc cơ học tại tất cả các bệnh phòng. Bố trí khu vực cách ly tạm thời, vùng đệm tại tất cả các khoa lâm sàng để cách ly người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và người bệnh mới vào điều trị nội trú.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát và hỗ trợ việc tuân thủ các quy định, quy trình về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-COV-2 của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh trong toàn bệnh viện.
Bộ Y tế ra quy định mới, không phải tiếp xúc F0 là thành F1
Trong tình hình mới, các quy định phân loại F0, F1 của Bộ Y tế khoanh chặt hơn so với trước đây.
Bộ Y tế vừa ban Hành hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống Covid-19 để áp dụng tại các cơ sở y tế dự phòng và khám, chữa bệnh trên toàn quốc. Trong đó, hướng dẫn quy định rõ các khái niệm F0, F1, F2.
Trước đây, quy định phân loại F0, F1 được Bộ Y tế nêu trong phác đồ điều trị, tuy nhiên trong hướng dẫn mới nhất ngày 30/7, Bộ Y tế phân rõ hơn, khoanh chặt hơn các điều kiện. Cụ thể:
- Ca bệnh nghi ngờ
Là người có ít nhất 2 trong số các biểu hiện sau đây: Sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người - mệt mỏi - ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác. Trường hợp thứ 2 là người có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính với virus SARS-CoV-2 qua test nhanh.
Trong khi tại phác đồ chẩn đoán và điều trị lần 6 của Bộ Y tế cập nhật vào ngày 14/7 vừa qua, khái niệm ca bệnh nghi ngờ mở rộng hơn. Trong đó quy định người bệnh chỉ cần có sốt kèm (hoặc) viêm đường hô hấp cấp tính không lý giải được nguyên nhân. Hoặc các trường hợp có bất kỳ một triệu chứng hô hấp nào và có tiền sử đến/qua/ở/về từ vùng dịch tễ, ổ dịch. Người tiếp xúc với ca bệnh nghi ngờ hoặc F0 đã được xác định mắc Covid-19 trong 14 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.
Người dân sống trong khu vực phong tỏa do liên quan ca F0 tại TP.HCM. Ảnh: Hoàng Giám.
- Ca bệnh F0 xác định
Là trường hợp có kết quả xét nghiệm rRT-PCR dương tính tại các cơ sở xét nghiệm khẳng định đã được Bộ Y tế cấp phép. Trước đây, trong phác đồ cập nhật lần 5 ban hành ngày 26/4, Bộ Y tế từng quy định F0 bao gồm cả trường hợp nghi ngờ và trường hợp có xét nghiệm rRT-PCR dương tính. Tuy nhiên, phác đồ lần 6 đã bỏ nội dung đầu.
- Trường hợp F1
Là người có tiếp xúc gần trong vòng 2 m hoặc trong cùng không gian kín tại nơi lưu trú, làm việc, cùng phân xưởng, học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí... hoặc trong cùng khoang trên phương tiện vận chuyển với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0. Trường hợp F1 được phân thành 2 cấp bậc gồm:
Nếu tiếp xúc với F0 có triệu chứng: Một người chỉ trở thành F1 khi tiếp xúc trong vòng 3 ngày trước khi F0 khởi phát triệu chứng cho đến khi được cách ly y tế. Tiếp xúc trước đó trên 4 ngày đều không được tính. Thời điểm F0 khởi phát bệnh được tính là ngày bắt đầu có triệu chứng bất thường về sức khoẻ theo các dấu hiệu phía trên.
Nếu tiếp xúc với F0 không triệu chứng, chia thành 2 trường hợp. Nếu F0 đã xác định được nguồn lây, một người chỉ trở thành F1 khi tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian từ khi F0 tiếp xúc lần đầu với nguồn lây đến khi được cách ly y tế.
Ví dụ: A. có kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 và chuyển cách ly ngày 1/8. Qua truy vết, A. tiếp xúc với nguồn lây từ ngày 25/7. Một người được xác định là F1 của A. nếu tiếp xúc với A. trong các ngày từ 25/7-1/8.
F0 được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 2 ở TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu.
Nếu F0 chưa xác định được nguồn lây: F1 là người tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian 14 ngày trước khi F0 được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định dương tính cho đến khi F0 được cách ly y tế.
Một số nhóm người tiếp xúc gần thường gặp gồm:
- Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà, cùng phòng.
- Người trực tiếp chăm sóc, đến thăm hoặc người điều trị cùng phòng với ca bệnh xác định.
- Người cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc.
- Người cùng nhóm có tiếp xúc với ca bệnh: nhóm du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp, lớp học, cùng nhóm sinh hoạt tôn giáo, cùng nhóm sinh hoạt các câu lạc bộ, trên cùng một phương tiện giao thông...
- Trường hợp F2
Là người tiếp xúc gần trong vòng 2 m với F1 trong khoảng thời gian từ khi F1 có khả năng lây nhiễm từ ca bệnh (F0) cho đến khi F1 được cách ly y tế.
Trong phác đồ lần 6, Bộ Y tế xác định F1 trên phạm vi rộng hơn, bao gồm tất cả người tiếp xúc gần tại các cơ sở y tế, bao gồm:
Trực tiếp chăm sóc người bệnh Covid-19
Làm việc cùng nhân viên y tế mắc Covid-19
Tới thăm người bệnh hoặc ở cùng phòng bệnh có người bệnh mắc Covid-19.
Ngoài trường hợp tiếp xúc gần ca F0 xác định, F1 cũng được tính ngay cả khi tiếp gần dưới 2 m với trường hợp nghi nhiễm; sống cùng nhà với trường hợp bệnh nghi ngờ; làm việc cùng nhóm hoặc cùng phòng với ca bệnh nghi ngờ.
Theo đánh giá, những quy định mới của Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương phân loại ca bệnh nghi ngờ, F1 trong bối cảnh hầu hết khu cách ly đều đang quá tải như hiện nay.
10 khuyến cáo cho F1, F0 thực hiện cách ly tại nhà. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khuyến cáo khi được xác định là người mắc Covid-19 hoặc tiếp xúc gần, người dân phải có trách nhiệm với sức khỏe của chính mình và cộng đồng.
Tâm dịch ở TP HCM khi tổng ca nhiễm nCoV nhiều nhất nước Số ca dương tính ở TP HCM đang nhiều nhất cả nước, vượt mốc 6.000 trong một tháng rưỡi bùng phát dịch, cao hơn Bắc Giang. Số ca nhiễm nCoV tại TP HCM đã tăng gần 1.100 ca, từ 4.938 lên 6.034 tính từ sáng 3/7 đến chiều 4/7, theo công bố của Bộ Y tế. Phần lớn ca nhiễm đã được truy...