Bộ Y tế tìm vaccine Covid-19 cho trẻ em
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long làm việc với các đại sứ Australia, Pháp và Thụy Sĩ, nhằm tiếp cận nhiều hơn các nguồn vaccine, và nêu kế hoạch tiêm cho trẻ em.
Bộ trưởng Long cho biết một trong những ưu tiên phòng chống Covid-19 của Việt Nam là tiếp cận sớm và rộng hơn với nguồn cung cấp vaccine, mong muốn Australia, Pháp và Thụy Sĩ quan tâm giúp Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với các nguồn vaccine.
Ông Long cũng đề nghị chính phủ các nước trao đổi với Covax Facility để cơ chế này sớm cung ứng các lô vaccine tiếp theo cho Việt Nam.
“Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, Việt Nam rất cần có vaccine để tiêm cho người dân”, Bộ trưởng nói.
Bà Mobyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam, cho biết nước này dành 130 triệu AUD thông qua cơ chế Covax. Tổng giá trị hỗ trợ chương trình vaccine của Australia cho Việt Nam là 40 triệu AUD trong 3 năm để mua vaccine Covid-19; triển khai tiêm chủng và tư vấn về chuyên môn, kỹ thuật thông qua đối tác UNICEF.
“Australia đang sản xuất vaccine Covid-19, nên chúng tôi hy vọng sau nửa năm nữa có thể cung ứng vaccine trực tiếp cho Việt Nam”, bà Mobyn Mudie nói.
Bộ trưởng Long bày tỏ mong muốn mở rộng đối tượng tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em 12-18 tuổi, đề xuất khoản viện trợ 13,5 triệu trong số 40 triệu AUD sẽ dành để mua vaccine Pfizer để tiêm cho trẻ em Việt Nam.
Video đang HOT
Về việc tiêm vaccine Covid-19 cho cộng đồng người nước ngoài tại Việt Nam, ông Long chia sẻ, Việt Nam mong muốn tiêm chủng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên do khan hiếm vaccine, hiện nay ưu tiên tiêm cho người dân ở các vùng dịch, cho lực lượng tuyến đầu…
“Các đại sứ quán có thể nhập vaccine Covid-19 theo đường phi mậu dịch (nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại) để tiêm cho cộng đồng công dân nước mình. Việt Nam sẽ hỗ trợ nhập khẩu, thủ tục, quy trình và kiểm định; đồng thời nếu cần sẽ chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng miễn phí”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long làm việc với các đại sứ quán các nước Australia, Pháp và Thụy Sỹ, ngày 8/6. Ảnh: Trần Minh.
Ông Ivo Siebber, Đại sứ Thụy Sĩ, cho biết hiện tại Thuỵ Sĩ đóng góp tiền mua 3 triệu liều vaccine cho Cơ chế Covax và hỗ trợ về kỹ thuật cho các nước đang phát triển. Các công ty dược của Thụy Sĩ tại Việt Nam đều khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt là hoạt động phòng chống dịch, bao gồm cả việc tiếp cận vaccine.
Bộ trưởng Long mong muốn hai công ty dược DKSH và Zuellig Pharma đẩy nhanh cung ứng vaccine cho Việt Nam. Zuellig Pharma là đơn vị được Moderna ủy quyền đưa 5 triệu liều vaccine về Việt Nam. TP HCM muốn mua cả 5 triệu liều này.
“Chúng tôi mong vaccine của Moderna thông qua Zuellig Pharma sẽ sớm về tới TPHCM, thành phố đông dân và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dịch bệnh nhất”, ông Long nói.
Đại sứ Thụy Sĩ cam kết thúc đẩy Covax sớm cung ứng vaccine cho Việt Nam. Hai công ty trên cũng sẽ tìm cách đưa vaccine về Việt Nam nhanh nhất có thể.
Với Đại sứ Pháp Nicolas Warnery, Bộ trưởng Long mong muốn ngoài hỗ trợ qua cơ chế Covax, phía Pháp có những hỗ trợ khác về vaccine cho Việt Nam. Hiện Sanofi và một số công ty dược khác của Pháp đang nghiên cứu, thử nghiệm vaccine Covid-19 giai đoạn 3. Bộ trưởng mong muốn hai bên hợp tác trao đổi, chuyển giao công nghệ để giúp Việt Nam trong phát triển, sản xuất vaccine.
Đại sứ Pháp đề xuất nhập khẩu vaccine Johnson&Johnson và triển khai tiêm vaccine này cho cộng đồng người Pháp tại Việt Nam, ưu tiên trước hết cho nhóm người trên 55 tuổi.
Ông Long cho biết ủng hộ nhập khẩu vaccine theo hình thức phi mậu dịch của phía Pháp. Hiện một số tổ chức quốc tế và quốc gia đã nhập khẩu theo cách thức này với thủ tục đơn giản. Bộ Y tế cũng tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp nhập vaccine, sử dụng nguồn vaccine này để tiêm cho người lao động trong các doanh nghiệp Pháp đầu tư ở Việt Nam.
Hiện quy trình nhập khẩu, thủ tục hành chính đã được cắt giảm tối đa. Trong thời gian từ 5-10 ngày, các đề nghị sẽ được xem xét phê duyệt vaccine trong tình trạng cấp bách.
Tin tức covid-19 mới nhất hôm nay 31-5: Mở rộng vùng cách ly, truy vết F1 của 5 ca COVID-19 trong gia đình ở Bình Dương
Từ 0h ngày 31/5, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương đã triển khai mở rộng khu vực cách ly y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Sáng 31/5, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương cho biết, sau khi ghi nhận 5 ca mắc trong một gia đình tại khu phố Bình Quới B, phường Bình Chuẩn (BN7067, BN7068 và 3 người thân), địa phương đã mở rộng vùng cách ly y tế để dập ổ dịch này.
BN7067 và BN7068 (nữ sinh viên Học viện cán bộ TP.HCM và trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM) trước khi bị cách ly tập trung vì có liên quan đến ca mắc COVID-19 ở TP.HCM đã về thăm gia đình tại khu phố Bình Quới B, phường Bình Chuẩn.
Thuận An chuẩn bị mở rộng truy vết F1 liên quan đến các ca mắc trong một gia đình ở Bình Chuẩn.
Nhận được tin báo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, ngành Y tế Bình Dương rà soát, xác định có 8 người là F1 của hai bệnh nhân này. Kết quả xét nghiệm 3 người gồm mẹ, chị gái và em trai dương tính với virus SARS-CoV-2. Thành phố Thuận An tiếp tục truy vết được 82 trường hợp từ F2, xét nghiệm sơ bộ có kết quả âm tính.
Qua mở rộng điều tra dịch tễ, cơ quan y tế Thuận An tiếp tục xác định thêm các mốc dịch tễ quan trọng để tiếp tục mở rộng phạm vi truy vết đối với các trường hợp F1, F2 tiếp theo. Trong đó có 2 mốc dịch tễ đáng chú ý là từ 8-9h sáng 23/5, người mẹ (F0) có đi bầu cử tại Tổ bầu cử số 7, phường Bình Chuẩn và đi làm tại Chi nhánh nước Thuận An.
Từ 0h ngày 31/5, TP. Thuận An đã triển khai mở rộng khu vực cách ly y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Theo lãnh đạo UBND TP. Thuận An, thời điểm từ 8-9h có khoảng 300 cử tri ở Tổ bầu cử số 7 đi bỏ phiếu, cùng 21 người là thành viên trong tổ bầu cử. Các thành viên trong Tổ bầu cử số 7 đã được đưa đến khu cách ly tập trung và đang tiếp tục mở rộng truy vết F1, F2 tham gia bỏ phiếu thời điểm từ 8-9h. Còn 31 công nhân viên Chi nhánh nước Thuận An đã được cách ly tại nơi làm việc và được lấy mẫu gộp xét nghiệm.
Hiện, TP. Thuận An đang tính toán và đề xuất việc giãn cách ở mức độ phù hợp với tình hình địa phương; đồng thời nhanh chóng kiểm soát các cửa ngõ giáp ranh TPHCM, khu vực cầu Phú Long, tạm dừng hoạt động tại các bến khách ngang sông Sài Gòn./.
Có ca dương tính COVID-19, khu Mả Lạng lại bị phong tỏa Vừa có thêm một ca dương tính với COVID-19 ở khu Mả Lạng, quận 1, TP.HCM - khu vực từng xuất hiện ca nhiễm COVID-19 là nhân viên bốc xếp làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất và từng bị phong tỏa chiều 26 Tết Tân Sửu 2021. Lực lượng chức năng lập rào chắn tại hẻm 245 sau khi có ca...