Bộ Y tế: Tiêm thuốc độc là trách nhiệm của đội thi hành án
Theo Bộ Y tế, việc tiêm thuốc độc là trách nhiệm của đội thi hành án. Bộ sẽ phối hợp với bên thi hành án để thực hiện đúng quy định pháp luật trong thời gian tới.
Theo Bộ Y tế, việc tiêm thuốc độc là trách nhiệm của đội thi hành án (Ảnh minh họa)
Ngày 17/12, phát biểu tại hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo thông tư quy định về nguyên tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập được tổ chức ở TP.HCM, ông Nguyễn Trọng Khoa – Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, từ ngày triển khai (8/11) đến nay, đường dây nóng Bộ Y tế đã tiếp nhận trên 1.500 cuộc gọi vào số máy 0973306306.
Tuy nhiên, chỉ có 40%, tương đương 600 cuộc gọi, có nội dung phản ảnh đúng theo tinh thần của đường dây nóng, 60% còn lại không phù hợp.
Trong số 600 cuộc gọi phản ảnh đúng nội dung, số lượng ý kiến của người dân liên quan đến quy chế, chuyên môn chiếm tỷ lệ cao nhất 40% với 240 cuộc gọi vào đường dây nóng của Bộ Y tế. Đứng vị trí thứ nhì, người bệnh và thân nhân bức xúc về thái độ, hành vi ứng xử chưa tốt của đội ngũ nhân viên y tế, chiếm tỷ lệ 35%, tức 200 cuộc gọi. 25% còn lại liên quan đến các tiêu cực hoặc những vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính tại các cơ sở y tế.
Trả lời thắc mắc về vấn đề đội ngũ y bác sĩ có phải tham gia tiêm thuốc độc cho việc thi hành án tử hình không? Ông Khoa cho biết điều này đã được quy định rõ trong nghị định. “Trong đó xác định, cán bộ ngành y tế chỉ có chức năng đào tạo, tập huấn cho cán bộ thi hành án hoặc hỗ trợ các phương thức, cách thức xác định tĩnh mạch chứ không phải là người tham gia trực tiếp việc tiêm thuốc độc”, ông nói.
Video đang HOT
Quan điểm của Bộ Y tế cũng rất rõ ràng, việc tiêm thuốc độc là trách nhiệm của đội thi hành án. Bộ sẽ phối hợp với bên thi hành án để thực hiện đúng quy định pháp luật trong thời gian tới.
Theo Khampha
Vụ BS bị ép làm "đao phủ": Bộ Y tế từng phản ứng
Luật Thi hành án hình sự quy định điều dưỡng viên và bác sĩ không phải là thành viên của hội đồng thi hành án tử hình nên họ có quyền từ chối thực hiện công việc không thuộc chức năng, thậm chí là trái với y đức.
BS L.C.T đã làm việc trở lại nhưng vẫn ám ảnh sau khi tham gia đoàn thi hành án tử hình bằng thuốc độc
Liên quan đến vụ Bác sĩ bị ép làm "đao phủ", trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động vào sáng 15/12, ông Nguyễn Hữu Phúc, Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Yên, cho biết cơ quan này có tiến hành kiểm sát việc thi hành án tử hình đối với phạm nhân Nguyễn Thành Khâu tại tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, VKSND tỉnh Phú Yên không đi cùng trong đoàn của hội đồng thi hành án tử hình.
"Vụ việc cụ thể tôi không rõ. Các anh hỏi chủ tịch hội đồng thi hành án tử hình của tỉnh sẽ rõ hơn" - ông Phúc nói.
Bác sĩ chỉ hỗ trợ
Ông Nguyễn Phi Đô - Phó Chánh án TAND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi hành án tử hình tỉnh Phú Yên - cho rằng khi ông đi tập huấn về việc thi hành án tử hình bằng thuốc độc, cơ quan công an khẳng định việc hỗ trợ xác định tĩnh mạch đối với bác sĩ là đưa kim tiêm vào tĩnh mạch phạm nhân rồi để đội thi hành án bơm thuốc độc thi hành án tử hình. "Tôi đã hỏi rõ chuyện này và khi tôi đi học tập ở các tỉnh thì mọi nơi cũng làm như vậy"- ông Đô khẳng định.
Nhiều bác sĩ khẳng định dù tiếp xúc với việc điều trị hằng ngày nhưng họ chưa sẵn sàng tâm lý cho việc tiêm thuốc độc cho phạm nhân (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Cũng theo chủ tịch Hội đồng Thi hành án tử hình tỉnh Phú Yên, sở dĩ cần bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch vì các tử tù bị giam lâu, tĩnh mạch của họ lặn sâu vào trong, khó xác định. Ông Đô cũng nói trước đây, khi soạn dự thảo quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc để trình Chính phủ, ban soạn thảo có đề nghị bác sĩ phải tham gia hội đồng thi hành án tử hình để trực tiếp tiêm thuốc độc cho phạm nhân. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Bộ Y tế phản ứng gay gắt, cho rằng như thế là vi phạm y đức, ngành y tế chỉ cứu người. Từ phản ứng này nên trong quy định, bác sĩ chỉ hỗ trợ xác định tĩnh mạch phạm nhân khi cần thiết.
Theo một bác sĩ nhiều năm công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên, việc xác định tĩnh mạch ở tay đối với một phạm nhân là hết sức đơn giản. "Với một người bình thường, chỉ cần tập huấn sơ bộ cũng có thể biết chính xác tĩnh mạch ở đâu, không cần phải y, bác sĩ, càng không cần phải đưa kim tiêm vào tĩnh mạch mới gọi là xác định tĩnh mạch"- vị bác sĩ này nói.
Có quyền từ chối
Luật sư Nguyễn Khả Thành, Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Khả Thành (tỉnh Phú Yên), dẫn điều 8 của Nghị định 82-2011 của Chính phủ quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Ở khoản 4 của điều này quy định: "Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm. Trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo chủ tịch hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch. Cán bộ trực tiếp thi hành án chịu trách nhiệm đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định".
"Vậy thì việc xác định tĩnh mạch và tiêm kim vào tĩnh mạch phạm nhân là việc của cán bộ thi hành án, không phải bác sĩ. Trường hợp cần đến bác sĩ hỗ trợ cũng chỉ giúp xác định tĩnh mạch, không thể bắt họ đưa kim tiêm vào tĩnh mạch phạm nhân"- luật sư Thành khẳng định.
Đồng quan điểm với luật sư Thành, luật sư Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa, cho rằng việc xác định tĩnh mạch và tiêm kim vào tĩnh mạch phạm nhân không phải nhiệm vụ của bác sĩ. Điều dưỡng viên và bác sĩ có quyền từ chối công việc này.
Luật sư Hà còn khẳng định Luật Thi hành án hình sự hiện hành quy định điều dưỡng viên và bác sĩ không phải là thành viên của hội đồng thi hành án tử hình. Vì vậy, bác sĩ và điều dưỡng viên hoàn toàn có quyền từ chối thực hiện công việc không thuộc chức năng, thậm chí là trái với y đức.
"Việc bác sĩ và điều dưỡng viên không được giải thích rõ ràng bằng công văn hoặc quyết định về nhiệm vụ của mình nên có phản ứng và sốc khi phải làm công việc này là lẽ đương nhiên. Chúng ta cần tôn trọng quyền năng, y đức của bác sĩ, điều dưỡng viên. Không ai có quyền buộc điều dưỡng viên, bác sĩ phải làm công việc này. Việc từ chối đó hoàn toàn không vi phạm pháp luật vì đó là công việc của cơ quan thi hành án hình sự"- luật sư Hà khẳng định và nói rõ thêm là cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm xác định tĩnh mạch và tiêm thuốc đối với tử tù.
Bộ Y tế: Không thể chấp nhận! Ngày 15/12, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, đại diện Bộ Y tế cũng khẳng định theo quy định tại điều 19 của Nghị định Quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, nhân viên y tế chỉ có trách nhiệm hỗ trợ cán bộ thi hành án xác định tĩnh mạch trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của chủ tịch hội đồng thi hành án tử hình. Bộ Y tế có trách nhiệm cung cấp đủ số lượng và hướng dẫn bảo quản sử dụng các loại thuốc theo quy định để phục vụ thi hành án tử hình. Các cơ quan nghiệp vụ, bệnh viện, cơ sở đào tạo y tế cũng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự của Bộ Công an, cơ quan thi hành án hình sự của Bộ Quốc phòng đào tạo, tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật chuyên ngành y tế có liên quan đến việc thi hành án tử hình cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ thi hành án tử hình. Cũng theo Bộ Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên cần có văn bản gửi Bộ Y tế phản ánh sự việc để bộ có ý kiến với cơ quan công an. Đại diện Bộ Y tế khẳng định nếu việc tiêm thuốc độc tử hình do nhân viên y tế thực hiện thụ động là tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch tử tù thì đây là việc không thể chấp nhận được bởi trách nhiệm của nhân viên y tế là chăm sóc sức khỏe người dân và cứu chữa người bệnh. D.Thu
Theo Hồng Ánh
Bác sĩ bị ép làm "đao phủ" Được lệnh điều động đi cấp cứu, hỗ trợ sức khỏe nhưng khi đến nơi, các y, bác sĩ bị buộc phải tiêm kim vào tĩnh mạch phạm nhân để thi hành án tử hình. Cuộc họp giao ban sáng 13/12 của Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Phú Yên trở nên căng thẳng khi nhiều bác sĩ (BS) bức xúc việc BV...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chiêu "lùa gà, bắt cả đàn" của chủ sàn tiền ảo

Nam bảo vệ nghĩa trang ở Bình Dương bị sát hại

Nữ nhân viên ngân hàng chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng của khách

15 cựu quan chức tỉnh Vĩnh Phúc bị truy tố vì dính líu tới Hậu 'pháo'

Truy xét hành tung hai nhóm thanh niên ném đá hỗn chiến trong đêm

Lên mạng đặt mua sổ đỏ giả đem thế chấp để lừa đảo

Công an xã khống chế đối tượng dùng dao uy hiếp người đi đường

Khởi tố, bắt tạm giam tài xế xe đầu kéo tông 2 người tử vong

Bắt quả tang 9 đối tượng khai thác trái phép cát trên sông Hậu

Phát hiện thi thể đối tượng sát hại người phụ nữ ở Vĩnh Phúc

Người phụ nữ dùng 'chiêu độc' để chiếm đoạt tiền tỷ của hàng trăm bị hại

Chiêu trò trục lợi qua công ty "ma"
Có thể bạn quan tâm

Độc đáo nhà phố 3 tầng có mặt tiền uốn lượn từ hàng nghìn viên gạch kính
Sáng tạo
10:12:19 02/05/2025
Vì sao một câu cảm ơn của bạn với ChatGPT cũng tiêu tốn cả chục triệu USD và tác động của nó đến môi trường khủng khiếp thế nào?
Lạ vui
10:10:59 02/05/2025
Sinh viên Đại học vỗ lễ cựu chiến binh lên tiếng xin lỗi, khoe gia đình có công
Netizen
10:04:23 02/05/2025
Bảng giá xe Vespa tháng 5/2025: Thấp nhất 67,9 triệu đồng
Xe máy
09:54:53 02/05/2025
Khám phá Mazda EZ-60 vừa xuất hiện tại Triển lãm ô tô Thượng Hải 2025
Ôtô
09:53:06 02/05/2025
Để công sức chăm sóc da không 'đổ sông, đổ bể', cần lưu ý mẹo hay này
Làm đẹp
09:07:55 02/05/2025
Xe 40 chỗ nhồi nhét 67 khách bị phạt gần 200 triệu đồng
Tin nổi bật
08:48:21 02/05/2025
Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?
Sức khỏe
08:39:48 02/05/2025
FBI treo giải 10 triệu USD truy lùng nhóm tin tặc nguy hiểm
Thế giới
08:39:30 02/05/2025
Cảnh báo hàng triệu thiết bị Apple AirPlay có nguy cơ bị tấn công
Thế giới số
08:34:25 02/05/2025