Bộ Y tế thúc đẩy hợp tác quốc tế về vaccine phòng COVID-19
Bộ trưởng Bộ Y tế chúc mừng các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Liên bang Nga trong công tác nghiên cứu, phát triển, sản xuất và tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Ngày 31/3, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có cuộc trao đổi cùng Đại sứ Trung Quốc, Ấn Độ và Tham tán công sứ Liên bang Nga tại Việt Nam, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế về phòng chống dịch và những vấn đề liên quan đến vaccine phòng COVID-19.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế chúc mừng các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Liên bang Nga đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 cũng như trong công tác nghiên cứu, phát triển, sản xuất và tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Bộ trưởng Bộ Y tế cảm ơn những hỗ trợ và hợp tác của ba nước dành cho Việt Nam trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và công cuộc phòng chống dịch COVID-19 thời gian qua.
Đối với vaccine phòng COVID-19 , Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết Việt Nam đã rà soát tổng thể quy trình cấp phép vaccine do nước ngoài sản xuất trong tình trạng khẩn cấp. Bộ Y tế đã rút ngắn thời gian xem xét các thủ tục hành chính, đảm bảo cấp phép thuận lợi và nhanh nhất. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo nguyên tắc an toàn, khoa học, hiệu quả phải được đặt lên hàng đầu.
Ngài Hùng Ba – Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam (ngồi giữa). (Ảnh: PV/Vietnam )
Tại cuộc tiếp và làm việc cùng ngài Hùng Ba – Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chúc mừng Trung Quốc đến nay đã triển khai chương trình tiêm vaccine cho hơn 100 triệu người dân.
Đại sứ Trung Quốc cho hay hiện Trung Quốc đã viện trợ vaccine COVID-19 cho 69 quốc gia. Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21/NĐ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ, trong đó có các công dân Việt Nam có nhu cầu đi lại, giao thương, học tập tại Trung Quốc do nước bạn đã triển khai chính sách “ hộ chiếu vaccine,” trong đó có ưu tiên với người tiêm vaccine của Trung Quốc.
Video đang HOT
Hiện nay Công ty Vabiotech (trực thuộc Bộ Y tế) là đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm tiếp cận, trao đổi, đánh giá tổng thể nguồn lực, khả năng cung ứng vaccine COVID-19 của đối tác Trung Quốc, cũng như nhu cầu sử dụng vaccine trong nước.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết: “Chúng tôi hy vọng sớm nhận được hồ sơ đăng ký cấp phép vaccine COVID-19 của Trung Quốc. Khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ điều kiện, việc cấp phép sẽ được tiến hành nhanh chóng trong vòng 2 tuần.”
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verna (giữa). (Ảnh: PV/Vietnam )
Tiếp ngài Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verna, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và ngài Đại sứ đã trao đổi về các chương trình hợp tác y tế, đặc biệt là vấn đề về vaccine COVID-19.
Ấn Độ đang sản xuất 2 loại vaccine phòng COVID-19, một loại của hãng AstraZeneca đặt hàng (loại này không phục vụ thị trường Việt Nam) và một loại do Công ty Bharat Biotech sản xuất có tên Covaxin. Công ty Đức Minh đã nộp hồ sơ lên Bộ Y tế để xin đăng ký cấp phép cho vaccine Covaxin.
Về đề xuất của phía Việt Nam trong việc phối hợp hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine COVID-19 do Việt Nam nghiên cứu, phát triển, phía Ấn Độ cho biết sẽ trao đổi vấn đề này với các công ty nghiên cứu, phát triển, sản xuất vaccine của Ấn Độ để bàn luận về phương thức hợp tác.
Bộ trưởng Bộ Y tế đề xuất phía Ấn Độ tăng cường hỗ trợ, trao đổi với Việt Nam để giúp Việt Nam sớm chủ động sản xuất được vaccine 5 trong 1 do Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) sản xuất, đang sử dụng để tiêm trẻ em Việt Nam an toàn và hiệu quả.
Hai bên cũng bàn thảo và nhất trí tăng cường trong lĩnh vực đầu tư sản xuất công nghiệp dược tại Việt Nam.
Ngài Bublikov Vadim – Tham tán Công sứ Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam (bên trái). (Ảnh: PV/Vietnam )
Trong cuộc làm việc với ngài Bublikov Vadim – Tham tán Công sứ Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế thông báo Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách phòng chống dịch đối với vaccine phòng COVID-19 Sputnik V của Nga.
Về những đề xuất của Việt Nam liên quan đến việc cung ứng vacccine Sputnik V cho Việt Nam cũng như hợp tác với Việt Nam trong việc sản xuất Sputnik V tại Việt Nam, ngài Tham tán công sứ Nga cho biết sẵn sàng phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành của Việt Nam trong việc thực hiện các thoả thuận liên quan đến vacccine Sputnik V ./.
Vaccine phòng COVID-19 sẽ được triển khai tiêm trên quy mô rộng
Đợt tiêm chủng đầu tiên vaccine phòng COVID-19 cho các cán bộ, nhân viên thuộc lực lượng phòng chống dịch tuyến đầu đã được triển khai cho hơn 46.000 người.
Tiêm vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 cho cán bộ, nhân viên Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, đợt tiêm chủng đầu tiên vaccine phòng COVID-19 cho các cán bộ, nhân viên thuộc lực lượng phòng chống dịch tuyến đầu đã được triển khai cho hơn 46.000 người.
Trong thời gian tới, vaccine phòng COVID-19 sẽ được triển khai tiêm trên quy mô rộng hơn, cho nhiều đối tượng tiêm hơn, việc đảm bảo an toàn cho người được tiêm là vô cùng cần thiết.
Ngày 30/3, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ban hành về việc tăng cường công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Để tăng cường công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 đảm bảo an toàn, hiệu quả và đạt tỷ lệ cao, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị Sở Y tế tỉnh, thành phố rà soát, cập nhật danh sách các đối tượng để triển khai tiêm chủng theo đúng quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ; Huy động tối đa các cơ sở y tế trên địa bàn, cơ sở đào tạo về y tế để tổ chức tiêm vaccine COVID-19.
Các đơn vị y tế cần tổ chức tập huấn cho cán bộ tham gia tiêm chủng để đảm bảo thực hiện đúng quy trình tiêm chủng an toàn, theo dõi sau tiêm chủng, xử trí, cấp cứu kịp thời các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng bao gồm cả phản ứng phản vệ .
Các cơ sở tiêm chủng bố trí đầy đủ trang thiết bị, cử cán bộ đầu mối thực hiện giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng để xử lý kịp thời khi có trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng . Bộ Y tế yêu cầu các điểm tiêm chủng niêm yết số điện thoại của đơn vị để người dân liên hệ khi cần thiết.
Sở Y tế tỉnh, thành phố sử dụng hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân để thực hiện đăng ký, quản lý đối tượng, theo dõi sự cố bất lợi sau tiêm chủng, báo cáo kết quả tiêm chủng và cấp giấy chứng nhận tiêm chủng.
Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu bố trí thường trực cấp cứu xử trí tai biến nặng sau tiêm chủng tại đơn vị và tổ chức các đội hỗ trợ cho các điểm tiêm chủng, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn; Tiếp nhận, xử trí, cấp cứu kịp thời các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng khi có yêu cầu.
Đối với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương, đơn vị, bộ, ngành về việc tổ chức, thực hiện tiêm chủng an toàn và hiệu quả.
Các đơn vị liên quan rà soát, phân tích tình hình dịch bệnh COVID-19, giám sát chặt chẽ, tổng hợp kết quả tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại các địa phương và đề xuất các biện pháp nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, đảm bảo tiêm chủng an toàn, hiệu quả.../.
Quảng Ninh, Tây Ninh, Đồng Tháp sẽ triển khai tiêm vaccine Covid-19 trong tuần này Chiều 24/3, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới. Dự kiến các tỉnh Quảng Ninh, Tây Ninh, Đồng Tháp sẽ bắt đầu triển khai tiêm vaccine Covid-19 trong tuần này. Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, có 19 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh: BN2314-BN2087-BN2336-BN2270-BN2217-BN2423-BN1734-BN1692-BN1983-BN2387-BN2086-BN2052-BN2150-BN2346-BN2214-BN2223-BN2272-BN2498-BN2408. Như vậy,...