Bộ Y tế: Thông tin ‘xử phạt người độc thân’ là sai sự thật
Bộ Y tế khẳng định thông tin đề nghị thí điểm “ xử phạt người độc thân” được chia sẻ trên mạng xã hội là bịa đặt, sai sự thật, gây hiểu lầm, hoang mang trong dư luận.
Ngày 27/8, theo thông cáo từ Bộ Y tế, mạng xã hội gần đây đăng tải một số nội dung thông tin về việc Bộ trưởng Y tế đưa ra ý kiến, đề nghị thí điểm “xử phạt người độc thân”. Tuy nhiên, Bộ Y tế khẳng định đây là thông tin “bịa đặt, sai sự thật, gây hiểu lầm, hoang mang trong dư luận”.
Giải thích cụ thể về vấn đề này, Bộ Y tế cho biết ngày 13/8, Bộ trưởng Y tế đã có Công văn số 4737/BYT-VPB1 về việc trả lời kiến nghị của cử tri TPHCM trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, trong đó có nội dung cử tri đề nghị “có biện pháp cụ thể để nâng tỷ lệ sinh ở các vùng đô thị…”.
Nội dung văn bản cho biết nhằm duy trì vững chắc mức sinh thay thế, đảm bảo tốc độ gia tăng dân số và duy trì cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động hợp lý góp phần vào sự phát triển dân số bền vững, ngày 28/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030.
Trong đó, những địa phương đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp cần tập trung ưu tiên thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp nhằm vận động, hỗ trợ, khuyến khích người dân sinh đủ 2 con… Bộ Y tế khẳng định: “Không có nội dung xử phạt người độc thân”.
Mức sinh ở thành thị đã xuống thấp hơn mức sinh thay thế trong khoảng 20 năm qua. Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê
Thực tế, trong văn bản của Chính phủ nêu rõ tại những địa phương đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp, cần tập trung ưu tiên thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp nhằm vận động, hỗ trợ, khuyến khích người dân sinh đủ 2 con.
Video đang HOT
Cụ thể, điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ 2 con như bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3 trở lên.
Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động của các chính sách về lao động, việc làm, nhà ở; phúc lợi xã hội; giáo dục; y tế;… đến việc sinh ít con. Chính quyền địa phương nghiên cứu, ban hành các biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con. Một số nội dung hỗ trợ, khuyến khích cần thí điểm cũng được đưa ra như hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em…
Việt Nam đạt mức sinh thay thế từ năm 2006, tuy nhiên “chưa thực sự bền vững”, xuất hiện xu thế mức sinh thấp. Năm 2023, tổng tỷ suất sinh (TFR) ở Việt Nam là 1,96 con/phụ nữ, mức giảm thấp nhất và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.
“Xu hướng mức sinh thấp và xuống rất thấp tập trung ở một số đô thị”, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết trong văn bản trả lời kiến nghị của cử tri TPHCM.
Theo bà Lan, 21/63 tỉnh, thành có mức sinh thấp, chiếm gần 40% dân số cả nước; hầu hết nằm ở vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam, đô thị hóa cao, tăng trưởng kinh tế nhanh. Đông Nam bộ là vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Việt Nam nhưng lại có mức sinh thấp nhất cả nước, bình quân mỗi phụ nữ sinh 1,47 con. Riêng tại TPHCM, nơi gửi ý kiến kiến nghị, TFR năm 2023 là 1,32 con/phụ nữ, thấp nhất Việt Nam.
“Mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội”, người đứng đầu ngành y tế nhận định.
Người phát cháo từ thiện tố cáo Bệnh viện K: Sẵn sàng làm việc với cơ quan chức năng
Chị T. khẳng định không bịa đặt việc bệnh nhân ung thư phải 'đút lót' 200.000 đồng mỗi lần đi xạ trị ở Bệnh viện K cơ sở 2 (Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội).
Người phụ nữ này sẵn sàng làm việc với cơ quan chức năng.
Trao đổi với báo VietNamNet, chị Đ.T.T (tạm trú tại Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, chị sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật về video chia sẻ thông tin "bệnh nhân đưa 200.000 đồng để được xạ trị sớm" ở Bệnh viện K.
Người phụ nữ này khẳng định đến nay chưa nhận được thông tin từ cơ quan chức năng cũng như Bệnh viện K mời tới làm việc về vấn đề trên.
Chị Đ.T.T (tạm trú tại Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) tố cáo nhân viên y tế Bệnh viện K có hành vi tiêu cực. Ảnh: T.D.
Ngày 20/8, qua báo chí, chị T. mới biết lãnh đạo Bệnh viện K khẳng định những thông tin chị chia sẻ trên mạng là vu khống, bịa đặt. Người phụ nữ này cho hay: "Chỉ cần lãnh đạo ngành sâu sát, đi thực tế sẽ rõ mọi việc. Nếu cần bằng chứng, tôi có clip ghi lại phản ánh của bệnh nhân".
Theo chị T, đến nay clip của chị có hơn 50.000 lượt bình luận, trong đó nhiều bình luận chia sẻ từng phải "lót tay" bác sĩ Bệnh viện K.
"Tôi lên tiếng mong muốn bệnh viện lắng nghe. Tôi không kinh doanh về y tế, sức khỏe để cạnh tranh, hạ uy tín bệnh viện. Tôi chỉ muốn hướng tới điều tốt đẹp. Có bệnh nhân ung thư từ quê lên, họ xếp hàng 1-2 giờ, chờ đợi xin từng suất ăn từ thiện. Có người 2-3 ngày trước còn nhận suất ăn nhưng hôm nay họ đã không còn", người phụ nữ này chia sẻ.
Chị T. tiếp tục khẳng định bản thân sẵn sàng làm việc với cơ quan chức năng. Hiện tại, người phụ nữ này bị gãy chân và nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Trì (Hà Nội).
Công an huyện Thanh Trì cho hay đã nhận được đơn của chị Đ.T.T. tố cáo bảo vệ của Bệnh viện K cơ sở 2 (Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) hành hung khiến chị gãy xương mác chân trái. Công an đang vào cuộc điều tra, xác minh nội dung đơn. Sáng 20/8, đại diện công an huyện đã đến lấy lời khai của chị liên quan vụ việc này.
Những ngày qua, mạng xã hội xuất hiện video với nội dung "người bệnh phải đưa 200.000 đồng cho bác sĩ Bệnh viện K để được xạ trị sớm, không phải chờ đợi thời gian dài".
Ngày 20/8, bệnh viện đã có thông tin phản hồi, khẳng định nội dung nêu trong video là bịa đặt, vu khống, mang tính bôi nhọ, cố tình xúc phạm hình ảnh, uy tín của đơn vị.
Trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo Bệnh viện K (Hà Nội) cho biết quan điểm của đơn vị là không bao che tiêu cực. Tuy nhiên, người chia sẻ vụ việc là chị Đ.T.T không đưa rõ bằng chứng, chỉ nghe người bệnh kể lại.
"Chúng tôi rất đau đầu vì bệnh viện mang tiếng nên muốn giải quyết ngay. Hiện tại, không có bằng chứng nên không xử lý được. Nếu thông tin chính xác, cụ thể, bệnh viện sẽ làm nghiêm theo quy định", vị lãnh đạo khẳng định.
Ngoài ra, Tiến sĩ Phùng Thị Huyền, Phụ trách phòng Quản lý Chất lượng của Bệnh viện K, cho biết hằng năm, đơn vị đều có kế hoạch kiểm tra chất lượng để phục vụ người bệnh tốt hơn. Từ tháng 4, bệnh viện có 2 đoàn kiểm tra cơ sở Tam Hiệp và Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) lấy ý kiến người bệnh về thái độ phục vụ của nhân viên y tế bao gồm cả vấn đề nhũng nhiễu, vòi vĩnh.
Tổng kết sơ bộ, Phòng Quản lý chất lượng không ghi nhận phản ánh nào về việc phải kẹp tiền vào sổ y bạ hay phong bì "lót tay" bác sĩ.
Tài xế đi ngược chiều trên cao tốc bị tước giấy phép lái xe 2 tháng Ngoài bị tước giấy phép lái xe 2 tháng, tài xế đi ngược chiều trên cao tốc TPHCM - Trung Lương còn bị phạt hành chính 5 triệu đồng. Ngày 21/8, Thiếu tá Nguyễn Văn Hưởng, Đội trưởng Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ (TTKSGT ĐB) số 7 (Phòng 6, Cục CSGT, Bộ Công an) cho biết, đã lập biên...