Bộ Y tế thông tin việc ‘kem đánh răng chứa chất gây ung thư’
Trước thông tin trong kem đánh răng Colgate có chất Triclosan – loại chất có thể gây ung thư, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã đưa ra thông tin chính thức với người tiêu dùng.
Cục Quản lý dược đã xác minh thông tin này với Hiệp định Mỹ phẩm ASEAN và được biết, thông tin chất Triclosan trong các sản phẩm Colgate “có thể gây ung thư” mà Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra đang là đề tài tranh luận, chưa có kết luận chính thống. Tuy nhiên, Cục Quản lý dược vẫn đưa ra thông báo chính thức với người tiêu dùng.
Theo đó, “Triclosan” là chất được phép sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm với vai trò là chất bảo quản với hàm lượng không vượt quá 0,3% và có thể được sử dụng với mục đích khác liên quan đến tác dụng diệt khuẩn của chất này.
Kem đánh răng Colgate là nhãn hiệu khá quen thuộc với người tiêu dùng Việt.
Trong một số sản phẩm kem đánh răng do Công ty Colgate – Palmolive Việt Nam công bố cũng có chứa thành phần Triclosan với nồng độ 0,3% nằm trong giới hạn cho phép sử dụng.
Video đang HOT
Cục Quản lý Dược yêu cầu hệ thống kiểm nghiệm tiếp tục lấy mẫu kiểm tra chất lượng mỹ phẩm, trong đó tập trung kiểm tra các chất cấm và chất có giới hạn nồng độ, hàm lượng, trong đó có Triclosan. Kết quả kiểm tra được gửi tới các Sở Y tế và Cục Quản lý dược để tiến hành xử lý những trường hợp có vi phạm.
Ngày 19/8, ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ký quyết định tăng cường kiểm tra chất lượng thuốc đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh thuốc trong cả nước.
Theo đó, các doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh thuốc phải tiến hành đánh giá đầy đủ nhà cung cấp/nhà sản xuất để đảm bảo chất lượng thuốc nhập khẩu lưu hành trên thị trường. Đồng thời phải phối hợp hệ thống kiểm tra chất lượng kiểm tra 100% lô thuốc nhập khẩu từ các công ty trong danh sách các công ty dược có thuốc vi phạm chất lượng trước khi lưu hành trên thị trường.
Quyết định này được đưa ra sau khi công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc trong thời gian gần đây đã phát hiện các doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh thuốc có nhiều sai phạm như: thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thực hiện chưa đúng qui định về thông báo thu hồi thuốc kém chất lượng của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng thuốc…
Như tin tức đã đưa, trong một bản báo cáo dài 35 trang, chính FDA thừa nhận, họ lo ngại về chất hóa học triclosan có thể tiềm tàng nguy cơ gây ung thư. Nhưng phía Colgate cho rằng, triclosan chỉ nguy hiểm khi dùng với liều lượng lớn.
Tháng 01/2009, tiêu chuẩn kem đánh răng mới GB8372-2008 đã được quy định, trong đó thành phần triclosan cho phép không vượt mức 0,3% trong tổng trọng lượng tuýp kem. Trước đó, chất dùng để chống vi khuẩn này được sử dụng không giới hạn trong kem đánh răng.
Chất triclosan không được ghi rõ trên các bao bì sản phẩm kem đánh răng, chúng chỉ được tìm thấy trên vỏ các sản phẩm xà phòng chống khuẩn.
Theo_Người Đưa Tin
Người Việt chưa tin thuốc nội
Tại các bệnh viện tuyến trung ương, tỷ lệ thuốc nội được kê chỉ khoảng 12%, tuyến huyện cao nhất 62%. Lý do vì số thuốc thiết yếu chưa nhiều, niềm tin của người sử dụng với thuốc nội chưa cao, tâm lý sính ngoại...
Ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, hiện cả nước có hơn 200 nhà máy sản xuất thuốc trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành sản xuất tốt). Nhiều sản phẩm dược đã được xuất đi các nước. Doanh số thị trường dược đạt gần 3 tỷ USD, nhưng giá trị tiền thuốc nội sử dụng cả ở các bệnh viện cũng như trên thị trường tự do chỉ chiếm gần 48%.
Theo ông Nguyễn Thành Lâm, Trưởng phòng Quản lý giá, Cục Quản lý Dược, hiện tỷ lệ thuốc nội được kê ở các bệnh viện tuyến trung ương chỉ khoảng 12%, ở tuyến tỉnh là 34% còn tuyến huyện khoảng 62%. Các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước đã sản xuất được hầu hết mặt hàng thuốc theo phân nhóm dược lý nhưng xét về việc đáp ứng được nhu cầu sử dụng thuốc thiết yếu thì chưa đạt. Đây là một khó khăn trong việc nâng tỷ lệ thuốc nội vào bệnh viện.
Tâm lý người dân khi đi mua thuốc vẫn thích chọn thuốc ngoại hơn thuốc nội. Ảnh:H.H.
Luật Đấu thầu vừa được Quốc hội thông qua có một mục riêng về đấu thầu thuốc, trong đó, có quy định giao Bộ Y tế ban hành danh mục những thuốc nào trong nước sản xuất đã đáp ứng nhu cầu thì không được nhập thuốc ngoại. Theo ông Lâm, quy định này nhằm ưu tiên, tạo điều kiện cho thuốc nội vào bệnh viện nhưng việc ban hành không hề đơn giản. Nó chỉ có thể thực hiện được khi các doanh nghiệp đảm bảo được nguồn thuốc, chất lượng thuốc và các bác sĩ cũng tin tưởng chất lượng thuốc đó.
Chung quan điểm này, tiến sĩ Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, để một ngày nào đó các bác sĩ đều kê đơn thuốc nội cho chính người thân của mình thì quan trọng nhất là sản phẩm phải có chất lượng. Điều này phụ thuộc vào vai trò của nhà sản xuất.
"Cơ chế đấu thầu thuốc không cản trở nhưng niềm tin của người sử dụng với thuốc Việt chưa cao. Những mặt hàng của mình còn đang hạn chế nên nếu muốn đứng trên thị trường thì doanh nghiệp phải chứng minh được thuốc của mình chất lượng tốt, hiệu quả điều trị tốt, ít tai biến", tiến sĩ Hải nói.
Theo ông, có nhiều nguyên nhân khiến thuốc nội khó vào tuyến trung ương như: tuyên truyền chưa sâu rộng; tâm lý sính ngoại, có những thuốc tương đương sản xuất trong nước rất tốt nhưng vẫn dùng thuốc ngoại. Ngoài ra, kinh phí để quảng bá, giới thiệu thuốc vẫn còn hạn chế nên người dân ít biết đến.
Phát biểu tại lễ ra mắt chương trình truyền thông Con đường thuốc Việt diễn ra ngày 20/12 tại Hà Nội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, luật Dược sửa đổi sắp tới cũng như các thông tư đấu thầu thuốc, quy trình đăng ký thuốc, quy chế kê đơn... sẽ được biên soạn theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho thuốc nội. Dù vậy, để người dân lựa chọn thuốc sản xuất trong nước, các nhà sản xuất cần nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm...
"Quan trọng là phải chứng minh thuốc nội sản xuất có chất lượng cao, hình thức đẹp không thua kém gì thuốc ngoại trong khi giá thành lại rẻ, phù hợp với phần lớn người dân Việt Nam, nhất là cộng đồng dân cư nghèo sống ở nông thôn, vùng sâu/xa. Mỗi năm Bộ Y tế sẽ bình chọn và tôn vinh 100 sản phẩm thuốc Việt tốt về chất lượng, đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn trong sử dụng", Bộ trưởng Tiến nói.
Theo VNE
Siết chặt đấu thầu, giá thuốc giảm 35% Cục quản lý Dược Bộ Y tế cho biết, theo dữ liệu thống kê kết quả trúng thầu của các Sở Y tế và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ, các quy định mới về đấu thầu mua thuốc đã giúp giảm 35,33% giá thuốc trúng thầu. Kết quả khảo sát trong năm 2013-2014, giá thuốc trúng thầu 1.654...