Bộ Y tế thông tin về biến thể JN.1 của virus SARS-CoV-2
Thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia ghi nhận thông tin biến thể JN.1 của virus SAR S-CoV-2 gia tăng nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu trong thời gian gần đây.
Biến thể JN.1 thuộc nhóm biến thể cần quan tâm (VOI), theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), là biến thể phụ nhánh BA.2.86 của Omicron.
Ảnh minh họa.
Hiện chưa có bằng chứng về sự tăng nặng so với các biến thể trước đó và nguy cơ sức khỏe cộng đồng vẫn được đánh giá ở mức độ thấp ở cấp độ toàn cầu.
Tuy nhiên, số mắc SARS-CoV-2 nói riêng và các bệnh đường hô hấp khác nói chung được dự báo sẽ gia tăng trong thời gian tới, nhất là ở các quốc gia đang bước vào mùa đông, có thể làm gia tăng các trường hợp phải nhập viện tại các cơ sở y tế.
Video đang HOT
Trong thời gian qua, virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi tạo ra các biến thể mới, gần nhất là biến thể JN.1. Trên cơ sở thay đổi về đặc tính của virus, mức độ lây lan, mức độ nghiêm trọng liên quan hoặc hiệu quả của vắc-xin, thuốc điều trị, chẩn đoán, các biện pháp xã hội…
WHO phân loại các biến thể của SARS-CoV-2 được phân thành 4 nhóm: Biến thể cần quan tâm; Biến thể đáng lo ngại; Biến thể được theo dõi; Biến thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại Việt Nam, tình hình Covid-19 vẫn đang được kiểm soát; số mắc ghi nhận thấp, rải rác tại một số địa phương và phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng; số nhập viện và số bệnh nhân nặng tại các cơ sở điều trị thấp.
Theo số liệu thống kê, ở tuần 50 ghi nhận 59 ca mắc Covid-19, tuần 49 ghi nhận 52 ca. Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh, hiện chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường.
Để phòng, chống các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, người dân cần tiếp tục chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như sau:
Đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người.
Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi;
Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng; thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.
Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở…và khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Dừng lưu thông sản phẩm sữa liên quan đến 2 người tử vong ở Tiền Giang
Bộ Y tế vừa đề nghị Sở Y tế tỉnh Tiền Giang khẩn trương tiến hành truy xuất nguồn gốc sản phẩm sữa nghi ngờ, kiểm tra cơ sở sản xuất và dừng việc lưu thông sản phẩm, lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, yêu cầu xác minh thông tin và xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm.
Theo Cục An toàn thực phẩm, ngày 15/10, các phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về các trường hợp tử vong và ngộ độc nhập viện cấp cứu, nghi ngờ do uống sữa tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế tỉnh Tiền Giang khẩn trương cung cấp thông tin và phối hợp với Sở Y tế Vĩnh Long để chỉ đạo bệnh viện có bệnh nhân đang điều trị, tập trung tích cực điều trị, cứu chữa cho bệnh nhân.
Cơ quan chức năng đang điều tra vụ nghi ngộ độc sữa.
Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chức năng của Sở Y tế phối hợp với cơ quan quản lý sản phẩm này ở địa phương để tiến hành truy xuất nguồn gốc sản phẩm sữa nghi ngờ, kiểm tra cơ sở sản xuất và dừng việc lưu thông sản phẩm, lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm (nếu sản phẩm nghi ngờ sản xuất, kinh doanh ở địa phương).
"Xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, đình chỉ cơ sở sản xuất sản phẩm sữa nghi ngờ ngộ độc (nếu phát hiện) và công khai kết quả điều tra trên các phương tiện thông tin đại chúng", Cục An toàn thực phẩm yêu cầu.
Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế tỉnh Tiền Giang phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc điều tra, xác định nguyên nhân và xử lý vụ việc.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn thực phẩm và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen trong lựa chọn thực phẩm, không sử dụng sản phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
'Gõ từng nhà, rà từng đối tượng' để xác định nguồn lây bệnh đậu mùa khỉ Viện Pasteur TP.HCM đề nghị Sở Y tế 22 tỉnh, thành phía nam giám sát bệnh đậu mùa khỉ trong cộng đồng, đặc biệt ở các bệnh viện, phòng khám da liễu, phòng khám bệnh phụ khoa - nam khoa... Đẩy mạnh giám sát trường hợp nghi nhiễm đậu mùa khỉ Ngày 28.9, Viện Pasteur TP.HCM cho biết đã có công văn gửi...