Bộ Y tế thông tin chính thức về ca Covid-19 đầu tiên tử vong
Bộ Y tế đã có thông tin chính thức về ca bệnh Covid-19 tử vong đầu tiên tại Việt Nam là bệnh nhân 428.
Bộ Y tế có thông tin chính thức về bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tử vong tại Việt Nam . ẢNH TRẦN CƯỜNG
Theo đó, Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, cho hay bệnh nhân 428, nam, 70 tuổi, ở tại Phường Minh An, TP.Hội An, Quảng Nam.
Bệnh nhân có tiền sử suy thận mạn, đã chạy thận nhân tạo 2 lần/tuần trên 10 năm, tăng HA – suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Ngày 9.7, bệnh nhân thấy tức ngực, mệt, nên nhập viện tại Bệnh viện Đà Nẵng với chẩn đoán: bệnh thận giai đoạn cuối, thận nhân tạo, tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim giai đoạn cuối, viêm phổi. Bệnh nhân được nhập viện điều trị tại khoa Nội – Tiết niệu, Bệnh viện Đà Nẵng.
Ngày 26.7, bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, được điều trị tích cực tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Tới 5 giờ 30 ngày 30.7, bệnh nhân xuất hiện suy hô hấp tiến hành đặt ống nội khí quản, thở máy VCV, được tiến hành lọc máu tĩnh mạch – tĩnh mạch liên tục.
7 giờ 30 ngày 30.7, bệnh nhân xuất hiện nhịp tim rời rạc chậm dần, xuất hiện ngừng tim, tiến hành cấp cứu ngừng tim 5 phút có tim trở lại. Bệnh nhân được điều trị lọc máu tĩnh mạch liên tục.
21 giờ 45 ngày 30.7, bệnh nhân được vận chuyển đến Bệnh viện T.Ư Huế, trên đường vận chuyển mang theo monitor theo dõi và các thiết bị hồi sức cấp cứu đầy đủ.
Tới 0 giờ 25 ngày 31.7, bệnh nhân nhập Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện T.Ư Huế trong tình trạng rất nặng, tiên lượng tử vong rất cao.
Sau đó 5 phút, bệnh nhân xuất hiện nhịp tim chậm được cấp cứu và chỉ định thở máy tại ICU. Sau 5 phút mất mạch, được cấp cứu hồi sức thì mạch xuất hiện và huyết áp tăng trở lại 190 – 200 mmHg, 30 phút sau huyết áp xuống 140 – 110. 70 mmHg.
Rạng sáng 31.7, bệnh nhân xuất hiện ngừng tim, được cấp cứu tại chỗ, nhưng đã tử vong lúc 5 giờ 30 ngày 31.7.
Việt Nam có ca Covid-19 đầu tiên tử vong, là bệnh nhân 428
Tiểu ban Điều trị đánh giá đây là trường hợp bệnh nhân rất nặng, cao tuổi, nhiều bệnh lý nền nặng, đã được hội chẩn nhiều lần của Tiểu ban Điều trị và các chuyên gia đầu ngành về hồi sức cấp cứu, tim mạch, truyền nhiễm; được Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện T.Ư Huế điều trị, hồi sức tích cực, cấp cứu liên tục, nhưng đã tử vong.
Theo Tiểu ban Điều trị, nguyên nhân tử vong của bệnh nhân 428 là nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân có bệnh lý nền tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, suy thận mạn giai đoạn cuối, biến chứng suy hô hấp do suy tim và Covid-19.
Nhiều bệnh nhân Covid-19 diễn biến rất nặng
Ngăn chặn tình trạng thu gom thuốc kháng sinh phòng chống dịch COVID-19
Trước hiện tượng thu gom thuốc kháng sinh và các thuốc liên quan đến phòng chống dịch COVID-19 có dấu hiệu gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu các cơ quan chức năng, các cơ sở y tế tăng cường thanh kiểm tra và xử lý nghiêm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường trao đổi công tác phòng chống dịch COVID-19.
Đây là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác y tế năm 2020 và phòng chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế tổ chức ngày 25/2 tại Hà Nội.
Theo Cục Quản lý dược, trên thị trường đang có tình trạng thu gom thuốc kháng sinh và các thuốc phục vụ phòng dịch COVID-19. Thống kê cho thấy, các loại thuốc trúng thầu từ Hàn Quốc là khoảng 750 triệu USD/năm (khoảng 15.000 tỷ đồng), đây là con số không nhỏ. Trong khi đó, dự báo, nếu dịch COVID-19 tiếp tục phức tạp, Hàn Quốc sẽ hạn chế xuất khẩu, thiếu đi nguồn cung thuốc lớn cho thị trường Việt Nam.
"Vì vậy, các cơ sở kinh doanh, sản xuất thuốc trong nước cần theo dõi tình hình, kịp thời tìm kiếm các nguồn cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc khác nếu hạn chế nguồn từ Hàn Quốc, tránh tình trạng thiếu các thuốc đã trúng thầu, đảm bảo nguồn cung ứng cho các cơ sở khám chữa bệnh", Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho hay.
Bộ Y tế cũng đề nghị các bệnh viện, cơ sở y tế có giường bệnh cập nhật kịp thời hướng dẫn, chẩn đoán điều trị dịch COVID-19 của Bộ Y tế để khẩn trương mua sắm, bổ sung thêm thuốc phục vụ phòng dịch. Các bệnh viện cũng phải chủ động dự trữ cơ số thuốc trong các tình huống cấp độ dịch bệnh, rà soát các thuốc trúng thầu tại cơ sở, đặc biệt là các thuốc phục vụ điều trị, hỗ trợ phòng dịch COVID-19.
Bộ Y tế đang tích cực dự phòng gấp các trang thiết bị phục vụ cho phòng dịch COVID-19 như: Khẩu trang, trang phục phòng chống dịch, thuốc khử trùng CloraminB, máy thở, máy X - Quang di động, máy khử trùng không khí... để sẵn sàng cung cấp khi được huy động.
Tin, ảnh: Tạ Nguyên
Theo Báo Tin tức
Đà Nẵng có thêm phương án đưa đoàn du khách Hàn Quốc về nước Lúc 11h30, tất cả các phương án đã được thông báo đến đoàn khách Hàn Quốc nhưng họ vẫn chưa có quyết định cuối cùng. Sáng 25/2, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các sở ngành và bệnh viện để bàn phương án cách ly đối với đoàn khách Hàn Quốc. Một...