Bộ Y tế thanh tra toàn diện Công ty Tân Hiệp Phát
Bộ Y tế sẽ tiến hành đợt thanh tra kéo dài 30 ngày đối với Công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát, Bình Dương. Trước đó, Sở Y tế tỉnh cũng đã thanh tra nhưng chưa phát hiện vi phạm.
Ông Đặng Văn Chính, Chánh thanh tra Bộ Y tế cho biết vừa có quyết định thành lập đoàn thanh tra toàn diện đối với Công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát, Bình Dương, trước thông tin liên quan đến chất lượng các sản phẩm nước giải khát của doanh nghiệp. Đoàn sẽ kiểm tra hệ thống đảm bảo an toàn thực phẩm; các vi phạm nếu có sẽ xử lý theo đúng quy định, tùy theo mức độ.
Dây chuyền sản xuất nước ngọt tại Công ty Tân Hiệp Phát. Ảnh: Nguyệt Triều.
Đợt thanh tra này kéo dài 30 ngày do ông Nguyễn Văn Nhiên, Phó chánh thanh Bộ Y tế làm trưởng đoàn. “Việc kiểm tra này Sở Y tế Bình Dương đã tiến hành tuy nhiên người dân có vẻ chưa yên tâm với kết quả. Vì thế, Bộ Y tế quyết định lập đoàn thanh tra toàn diện Công ty Tân Hiệp Phát”, ông Chính nói.
Trước đó, một người tiêu dùng bị khởi tố vì muốn trao đổi chai nước có ruồi bên trong với đại diện Tân Hiệp Phát để lấy 500 triệu đồng. Sau đó, nhiều người tiêu dùng khác cũng cung cấp cho báo chí các chai nước có côn trùng hoặc vật thể lạ xuất xứ từ công ty này.
Video đang HOT
Vì thế, Sở Y tế Bình Dương đã tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành đối với công ty theo yêu cầu của Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế. Cơ quan này kết luận chưa phát hiện vi phạm nào dẫn đến nguy cơ sản phẩm của công ty bị vật thể lạ, côn trùng xâm nhập. Tuy nhiên, đoàn kiểm tra không lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm.
Nam Phương
Theo VNE
TP HCM thanh tra toàn diện việc trợ giá xe buýt
Để chấn chỉnh hoạt động quản lý, truy thu những khoản tiền thất thoát, UBND TP HCM vừa yêu cầu thanh tra toàn diện việc trợ giá xe buýt.
Theo Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân, hằng năm thành phố chi khoản tiền lớn để trợ giá cho hoạt động vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt. Tuy nhiên, công tác quản lý nguồn vốn này còn lỏng lẻo, nhiều sai phạm, kể cả làm hồ sơ quyết toán khống. Từ năm 2011 đến 2014 vẫn chưa quyết toán được.
Mỗi năm TP HCM chi hơn 1.000 tỷ đồng để trợ giá cho xe buýt. Ảnh:H.C.
Lãnh đạo TP HCM đánh giá kết quả thanh tra của Sở Giao thông về các sai phạm trong trợ giá xe buýt chỉ dừng lại ở việc phát hiện sai phạm của các đơn vị vận tải và Trung tâm Quản lý - điều hành vận tải hành khách công cộng thành phố, chưa đánh giá hết những mặt hạn chế, thiếu hiệu quả. Thậm chí "bỏ quên" nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng liên quan.
Vì vậy, người đứng đầu chính quyền TP HCM chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra liên ngành, rà soát toàn diện các mặt quản lý đối với việc trợ giá xe buýt. "Phải bảo đảm xử lý triệt để các tồn đọng, chấn chỉnh hoạt động quản lý, ngăn chặn và truy thu những khoản tiền đã bị thất thoát, tiêu cực. Từ đó rút ra những bài học lớn trong quản lý dẫn đến lãng phí, thiệt hại mà không ai, cơ quan nào chịu trách nhiệm", ông Quân yêu cầu.
Sở Giao thông bị yêu cầu kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan; đồng thời chấn chỉnh việc tổ chức đưa rước học sinh, công nhân để bảo đảm đúng quy định.
Chủ tịch UBND thành phố cũng yêu cầu Giám đốc Sở Giao thông phối hợp với Sở Giáo dục xây dựng lại kế hoạch trợ giá cho hoạt động đưa rước học sinh - sinh viên trong năm học 2014-2015, đồng thời giao trách nhiệm cho ban giám hiệu các trường để quản lý chặt chẽ chi phí trợ giá.
Trước đó, sau khi thanh tra công tác trợ giá hoạt động xe buýt tại Trung tâm Quản lý - điều hành vận tải hành khách công cộng, Giám đốc Sở Giao thông và Đảng ủy Sở này thừa nhận việc điều hành trợ giá xe buýt từ ngân sách nhà nước còn nhiều thiếu sót, sai phạm diễn ra liên tục nhiều năm.
Sở này đánh giá, từ năm 2011 đến nay, sai phạm trong hoạt động trợ giá đưa rước học sinh là nghiêm trọng. Trung tâm đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý để các doanh nghiệp ký hợp đồng vận chuyển tự "vẽ" lượng hành khách được trợ giá. Trong đó, trung tâm đã thanh toán tiền đưa rước công nhân cho Công ty TNHH MTV xe khách Sài Gòn chi phí nhiên liệu phát sinh trùng với chi phí nhiên liệu đã được công ty này thỏa thuận với các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đưa rước công nhân, gây thiệt hại ngân sách hơn 3,7 tỷ đồng.
Qua kiểm tra, thanh tra cũng phát hiện tại trường tiểu học Trần Hưng Đạo (quận 1) và trường THCS Ngô Tất Tố (quận Phú Nhuận) có dấu hiệu kê khống số lần vận chuyển học sinh để quyết toán. Nghiêm trọng hơn, HTX Phương Lâm có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi giả mạo chữ ký, con dấu của tiểu học Bàu Sen để lập hồ sơ khống, chiếm đoạt tiền trợ giá đưa rước học sinh năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, gây thiệt hại hơn 214 triệu đồng.
TP HCM hiện có hơn 3.000 đầu xe buýt hoạt động trên 200 tuyến (110 tuyến có trợ giá) đáp ứng được khoảng 10,7% nhu cầu đi lại của người dân. Mỗi năm ngân sách thành phố chi hơn 1.000 tỷ đồng để trợ giá cho loại vận tải công cộng này, riêng năm 2013 là khoảng 1.300 tỷ đồng.
Liên quan đến sai phạm tại Trung tâm quản lý và vận tải hành khách công cộng gây thiệt hại gần 4 tỷ đồng, 5 cán bộ Sở Giao thông Vận tải bị kỷ luật về mặt Đảng theo kết luận của Thường trực Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.
Trung Sơn
Theo VNE
Liên tiếp bị tố chai nước có dị vật, Pepsico im lặng bất thường Trong khi người tiêu dùng mòn mỏi trông chờ một lời giải đáp về dị vật có trong chai nước nhãn hiệu Sting, dây thun trong chai Pepsi thì đại diện Pepsico lại lặng thinh, không nói một lời. Chỉ trong vòng một tuần, Công ty nước giải khát Pepsico Việt Nam liên tục nhận được phản ánh có dị vật trong chai...