Bộ Y tế thanh tra toàn diện các điểm tiêm chủng văcxin
Đây là nội dung kế hoạch tăng cường công tác an toàn tiêm chủng Bộ Y tế vừa phê duyệt. Trong đó, các đơn vị từ ương đến địa phương đều phải thành lập các đoàn kiểm tra.
Theo kế hoạch này, Sở Y tế tiến hành thanh tra, kiểm tra toàn diện tất cả các điểm tiêm chủng trên địa bàn. Trường hợp cần thiết thì tái kiểm tra để xác định tiến độ khắc phục những tồn tại. Cục Y tế dự phòng cùng các đơn vị khác thành lập 2 đoàn thanh kiểm tra tại 6 tỉnh, thành trên cả nước. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur tiếp tục kiểm tra các tỉnh theo khu vực phụ trách.
Số lượng trẻ được tiêm tại mỗi buổi tiêm chủng không nên quá 50 trẻ. Ảnh: Dương Ngọc.
Về đảm bảo chất lượng, Bộ Y tế yêu cầu kiểm định văcxin trước khi sử dụng và kiểm định ngẫu nhiên trong quá trình tiêm chủng. Đối với văcxin Quinvaxem đang được bảo quản ở các tuyến, Viện Kiểm định quốc gia văcxin và sinh phẩm y tế sẽ lấy mẫu kiểm định tất cả các lô còn thời gian bảo quản trước khi đưa vào tiêm lại.
Bên cạnh đó, Bộ cũng yêu cầu các đơn vị tổ chức tập huấn cho tất cả các cán bộ tiêm chủng, kể cả đã được tập huấn, đã được cấp Giấy chứng nhận từ 3 năm trở lên (kể cả ở các bệnh viện tuyến trung ương). Các thành viên Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng văcxin, sinh phẩm y tế tỉnh, thành cũng cần được tập huấn để nâng cao năng lực đánh giá.
Video đang HOT
Tại các buổi tiêm chủng, Sở Y tế cần cử cán bộ chuyên môn đã được tập huấn về khám sàng lọc, sơ cấp cứu khi có tai biến tham gia buổi tiêm chủng. Đồng thời bố trí các đội cấp cứu lưu động tại các điểm tiêm chủng để xử trí kịp thời các trường hợp phản ứng nặng; phân công cán bộ giám sát và hỗ trợ trong buổi tiêm chủng.
Cũng theo kế hoạch này, cán bộ tiêm chủng phải tư vấn đầy đủ cho gia đình/người được tiêm chủng, chỉ tiêm khi đã giải thích đầy đủ và được sự đồng ý của họ. Trước khi tiêm, cán bộ y tế phải đưa gia đình/người được tiêm chủng kiểm tra tên văcxin, hạn sử dụng của lọ văcxin sẽ tiêm. Đồng thời hướng dẫn người nhà theo dõi tình trạng sức khỏe của người được tiêm. Khi có dấu hiệu phản ứng toàn thân hoặc phản ứng trở nên nghiêm trọng thì phải đưa ngay người được tiêm đến cơ sở y tế để được theo dõi, điều trị đến khi ổn định.
Từ đầu năm đến nay đã xảy ra một loạt các sự cố liên quan đến công tác tiêm chủng: “ăn bớt” văcxin, tai biến liên quan đến văcxin 5 trong 1 Quinvaxem, chùm ca tai biến sau tiêm văcxin viêm gan B mũi sơ sinh tại Quảng Trị… Điều này khiến nhiều phụ huynh lo sợ và không dám đưa con đi tiêm chủng.
Nam Phương
Theo VNE
Không có cơ sở khẳng định vaccine dịch vụ an toàn hơn
Như ANTĐ đã phản ánh, vì lo ngại chất lượng của vaccine tiêm chủng mở rộng nên gần đây, người dân đổ xô đưa con đi tiêm vaccine dịch vụ. Vấn đề này đã được đưa ra tại cuộc tọa đàm trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sáng 2-8 và các chuyên gia đồng loạt lên tiếng khẳng định, chất lượng vaccine dịch vụ và vaccine tiêm chủng mở rộng là như nhau.
Người dân nên tiếp tục đưa con em đi tiêm chủng, vì quyền lợi, trách nhiệm cũng như tương lai của trẻ và cả cộng đồng
Vaccine miễn phí có tốt?
Tại buổi tọa đàm, một người dân ở Đồng Nai chia sẻ: "Tôi phát khóc khi nghe mọi người bảo "Tiếc gì một chút tiền, nhỡ con làm sao lại ân hận cả đời". Rồi vaccine mà miễn phí, chất lượng có đảm bảo không, bảo quản có tốt không? Vài trăm nghìn tiêu cũng hết... và cuối cùng, tôi đã đưa con đi tiêm vaccine dịch vụ"... Rõ ràng, ngày càng nhiều người dân có tâm lý lo ngại tiêm phòng mở rộng nhiều nguy cơ tai biến hơn tiêm dịch vụ.
GS.TS Nguyễn Đình Bảng, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm Vaccine và Sinh phẩm y tế cho biết, một số bà mẹ đã đưa con đến tiêm dịch vụ, đó là sự lựa chọn tự nguyện và chúng ta không có lý do gì để trách các bà mẹ đó. "Thế nhưng, nếu nói rằng vaccine tiêm dịch vụ ít tai biến hơn vaccine tiêm chủng mở rộng, thì tôi thấy chưa có cơ sở. Để có thể so sánh được vaccine tiêm dịch vụ và tiêm chủng mở rộng, loại vaccine nào gây ra ít hoặc nhiều biến chứng hơn vaccine kia, cần điều tra trên phương pháp khoa học. Trên thực tế chưa có nghiên cứu nào kết luận việc vaccine dịch vụ ít biến chứng hơn vaccine tiêm chủng mở rộng" - GS.TS Nguyễn Đình Bảng nhấn mạnh.
PGS.TS Đỗ Sỹ Hiển, nguyên Chủ nhiệm Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia phân tích: vaccine vô bào (dùng chủ yếu trong tiêm dịch vụ) và vaccine ho gà toàn tế bào (dùng trong tiêm chủng mở rộng) khác nhau về công nghệ sản xuất. Vaccine vô bào làm từ thành phần kháng nguyên chiết xuất từ tế bào vi khuẩn chứ không phải cả tế bào, do đó ít gây ra nhiều loại phản ứng hơn. GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng cho biết, về tính an toàn của vaccine thì vaccine vô bào an toàn hơn theo nghĩa ít phản ứng phụ tại chỗ hơn chứ không phải an toàn hơn nghĩa là ít phản ứng nặng trầm trọng xảy ra hơn. GS.TS Nguyễn Trần Hiển khẳng định: "Tiêm chủng mở rộng miễn phí hoàn toàn, trong khi tiêm dịch vụ phải mất tiền, còn chất lượng vaccine là như nhau".
Thanh tra toàn diện công tác tiêm chủng
Sau hàng loạt sai phạm trong công tác tiêm chủng vừa được Bộ Y tế công bố, người dân đang hết sức hoang mang, lo lắng. Trả lời những câu hỏi liên quan từ phía người dân, tại buổi tọa đàm, GS.TS Nguyễn Trần Hiển cho biết, qua thanh kiểm tra tại một số địa phương và phát hiện nhiều tồn tại, sai phạm, Bộ Y tế nhận thấy cần phải tăng cường hơn nữa việc thanh, kiểm tra công tác tiêm chủng ở các tuyến. Tới đây, Bộ Y tế đề nghị sẽ thanh tra toàn diện công tác tiêm chủng mở rộng về cả phạm vi và nội dung, ở tất cả các tỉnh, thành trên cả nước.
Cụ thể, sẽ thanh kiểm tra toàn bộ các quy trình liên quan tới tiêm chủng an toàn, về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống sổ sách, bảo quản vaccine cũng như vấn đề tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và cấp phát vaccine ở các tuyến... Bên cạnh đó, Cục Quản lý Dược cũng tăng cường việc xét soát hồ sơ cấp phép đăng ký, tiến hành kiểm tra kết hợp với Thanh tra Bộ Y tế và quản lý việc xuất nhập khẩu, tạm dừng thậm chí đình chỉ vaccine nếu cần thiết. Ở tuyến khu vực và tỉnh, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Paster đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn cán bộ, giám sát kiểm tra triển khai quy trình tiêm chủng an toàn.
Cũng liên quan đến vấn đề này, GS.TS Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, không riêng gì ở Việt Nam mà ở tất cả các nước sau khi có sự cố tai biến sau tiêm vaccine thì tỷ lệ tiêm chủng đều giảm nhanh. Vì thế, ngành y tế mong muốn người dân vẫn tiếp tục đưa con em đi tiêm chủng, vì quyền lợi, trách nhiệm cũng như tương lai của trẻ và cả cộng đồng. Về phía ngành y tế sẽ có trách nhiệm cao nhất trong việc tăng cường đảm bảo an toàn tiêm chủng.
Duy Tiến
Theo ANTD
Trẻ tử vong sau tiêm: Ai chịu trách nhiệm? "Nếu xác định trẻ tử vong do nhầm thuốc, cả Bộ trưởng Y tế và Chủ tịch UBND tỉnh tại nơi đó sẽ có phần trách nhiệm". GS.TS. Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết tại buổi tọa đàm trực tuyến "Tiêm chủng mở rộng: Những vấn đề cần giải đáp" do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức sáng...